• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-26 07:17:43') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-26 07:17:43') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 219 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Sợ lộ các tài sản phi pháp, Bắc Kinh ngăn trở dự thảo G20 ?

JAPAN-CHINA-CURRENCIES



REUTERS/Truth Leem/Files



Trung Quốc hôm nay 13/11/2014 bác bỏ lời tố cáo của tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế) là đã ngăn trở một hiệp ước chống tham nhũng liên quan đến tính minh bạch của các doanh nghiệp và việc đăng ký kinh doanh, tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này tại Brisbane.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi lên nắm quyền năm 2012 đã tung ra chiến dịch chống tham nhũng quy mô, đánh vào cả những quan chức cao cấp như cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang).

 Mới đây ông cũng đã được sự ủng hộ của các nước APEC vừa họp lại tuần qua tại Bắc Kinh trong việc triển khai « mạng lưới các cơ quan chống tham nhũng và thực thi luật pháp » (ACT-NET).

Nhưng Transparency International khẳng định Trung Quốc đã bác bỏ một dự thảo hiệp định về sở hữu xác thực các doanh nghiệp và lợi tức thực sự do Úc, nước chủ nhà thượng đỉnh G20 đưa ra.

Hiệp định này chủ yếu nhằm thông qua các quy định chung nghiêm ngặt hơn trong việc kê khai đăng ký kinh doanh, chống lại các công ty bình phong thường được dựng lên để che giấu các hoạt động phi pháp và tham nhũng.

Hôm nay khi được chất vấn về cáo buộc trên, một quan chức cao cấp Trung Quốc đã chối phăng.
Vụ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Zhang Jun khẳng định :

« Trung Quốc không hề ngăn cản các thảo luận này. G20 là G20, chứ không phải là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc không có quyền phủ quyết. Không có nước nào có thể phủ quyết và mọi thương lượng đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận ».

Theo ông, « nói chung » Bắc Kinh đồng ý với việc hợp tác quốc tế trên chủ đề lợi tức thật, « nhưng về đăng ký doanh nghiệp thì các nước có những thủ tục và cách tiến hành khác nhau. Chúng ta phải thích ứng các quy định quốc gia để có được những tiến bộ đáng kể ».

Cho dù rầm rộ chống tham nhũng, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc luôn ngần ngại về vấn đề minh bạch tài chính của các định chế, sợ các khối tài sản khổng lồ của giới tai to mặt lớn sẽ bị tiết lộ.
Và Bắc Kinh sẵn sàng ra tay mỗi khi báo chí ngoại quốc tò mò quan tâm.

Các nhà báo của tờ New York Times hồi năm 2012 đã bị rút giấy phép hoạt động tại Trung Quốc, sau khi công bố bài điều tra rất chi tiết về tài sản của những người thân Thủ tướng lúc đó là Ôn Gia Bảo.

Cùng năm ấy, hãng tin Bloomberg cũng chịu chung số phận khi đụng chạm đến gia đình Tập Cận Bình.
 Từ đó đến nay, trang web của hai cơ quan báo chí trên đã bị chặn tại Trung Quốc.


Switch mode views: