• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-09 07:26:32') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-09 07:26:32') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 217 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Bắc Triều Tiên đổi giờ để ‘lên lớp’ Hàn Quốc

KOREA-NORTH

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại một hội nghị của ban lãnh đạo đảng Lao động, ảnh của Thông tấn xã KCNA cung cấp ngày 18/02/2015.
Reuters

Hôm nay, 15/08/2015, Bắc Triều Tiên đổi giờ, lùi lại nửa tiếng so với giờ cũ, theo múi giờ mới gọi là « giờ Bình Nhưỡng ».

Theo giới phân tích, bị lép vế mặt kinh tế so với người anh em thù địch miền Nam, khi quyết định thay đổi múi giờ vào đúng ngày kỷ niệm 70 năm bán đảo Triều Tiên thoát khỏi ách đô hộ của Nhật Bản, chế độ Bình Nhưỡng muốn khẳng định tính vượt trội của mình trên bình diện ý thức hệ.

Như thế kể từ hôm nay, 15/08/2015, sẽ có chênh lệch nửa tiếng đồng hồ giữa Bình Nhưỡng và Seoul, hai thủ đô trên bán đảo Triều Tiên chỉ cách nhau không đầy 200 cây số, và ở hai kinh tuyến rất sát nhau.

Trong những năm 50, Hàn Quốc cũng đã quyết định sủa đổi lại giờ, theo giờ trước lúc bị Nhật đô hộ, nhưng 5 năm sau thì lại đổi lại theo múi giờ Tokyo để tiện quan hệ với Nhật và đồng minh quân sự Hoa Kỳ.

Khi loan báo quyết định đổi giờ, chế độ Bình Nhưỡng đã khẳng định rằng họ muốn xóa bỏ một tình trạng nhục nhã do Nhật Bản gây ra từ năm 1912, khi trong tư cách là nước đang đô hộ Triều Tiên, Nhật Bản đã áp đặt trên bán đảo múi giờ của mình, tức là giờ của Tokyo.

70 năm sau khi bán đảo Triều Tiên thoát ách đô hộ, sự thù hằn đối với Nhật vẫn kéo dài, và được hệ thống tuyên truyền tinh vi của chế độ Bình Nhưỡng nuôi dưỡng, luôn luôn cho là « bè lũ đế quốc Nhật Bản xấu xa » đã « tước đoạt giờ chuẩn của người Triều Tiên trong lúc chà đạp lên lãnh thổ của họ một cách không thương tiếc ».

Khi Bắc Triều Tiên vừa loan báo quyết định đổi giờ, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã cho đấy là một quyết định « đáng tiếc » vì tạo thêm một cản trở cho việc thống nhất hai miền.

Bên cạnh đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho là việc đổi giờ đó cũng gây khó khăn cho hoạt động của trung tâm công nghiệp Kaesong, nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nơi có hàng trăm công ty Hàn Quốc hoạt động.

Theo Thông tín viên RFI tại Seoul, phải công nhận đây là thêm một yếu tố gây phiền phức trong một danh sách ngày càng dài những điểm khác biệt giữa hai nước Nam và Bắc Triều Tiên, trong đó có những dị biệt không nhỏ như việc miền Bắc không dùng Dương lịch, mà dùng lịch đặc biệt, với năm 1 là năm sinh của ông Kim Nhật Thành vào năm 1912.

Tuy nhiên cũng phải nói là giờ mới của Bắc Triều Tiên sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến trao đổi thương mại của Bình Nhưỡng với các láng giềng khác, chẳng hạn Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng có nhiều nước khác mà giờ lệch đi nửa tiếng như Ấn Độ, Miến Điện hay Venezuela.

Tóm lại, đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, việc đổi múi giờ giúp ông khẳng định thế vượt trội của Bình Nhưỡng về mặt ý thức hệ đối với Seoul.
Bình Nhưỡng đã bác bỏ các chỉ trích của Hàn Quốc và tố cáo ngược lại là Seoul đã chứng tỏ thái độ « luồn cúi đối với Nhật Bản ».

Giờ mới cho phép Bình Nhưỡng xem Seoul, vốn vẫn giữ giờ Tokyo, như một chư hầu của kẻ thù Nhật Bản.
Bắc Triều Tiên như thế trở nên người đại diện chính đáng duy nhất của tinh thần độc lập của Triều Tiên. Đây cũng là yếu tố then chốt trong tuyên truyền của Bình Nhưỡng.

Bắc Triều Tiên theo chế độ độc tài và đang trong tình trạng kinh tế bệ rạc, thua xa Hàn Quốc giàu có và dân chủ.

Đối với lãnh đạo miền Bắc Kim Jong Un, vũ khí mà ông nắm trong tay là vũ khí ý thức hệ.
Điều đó giải thích phần nào việc sử dụng giờ giấc để khẳng định một tính chính đáng ngày càng bấp bênh.

Switch mode views: