• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-28 12:30:13') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-28 12:30:13') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 217 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

LHQ đòi Miến Điện sớm có quy chế công dân cho người Rohingya

 
rakhine
 
 
Người Hồi giáo Rohingya tại Miến Điện vẫn bị chính quyền vô thừa nhận.
REUTERS/Soe Zeya Tun
 
 
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, 24/04/2015 đã kêu gọi chính quyền Miến Điện giải quyết vấn đề quy chế công dân cho người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine, miền Tây nước này.
 
 Theo Liên Hiệp Quốc, đây là vấn đề cần giải quyết trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.
 
 Phát biểu trước một cuộc họp của các quốc gia thuộc « Nhóm đối tác về Myanmar », ông Ban Ki Moon tuyên bố : « Cộng đồng quốc tế vẫn còn quan ngại sâu sắc về tình hình ở Rakhine ».
 
 Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc : « Tình hình ổn định lâu dài ở bang Rakhine sẽ không thể có được nếu không giải quyết toàn diện các vấn đề về quy chế và quyền công dân của các cộng đồng Hồi giáo ».
 
Hiện nay, tại Miến Điện trong số 1,1 triệu người Rohingya tại Miến Điện, đa số thuộc diện vô quốc tịch, vẫn có gần 140.000 người phải tản cư đi nơi khác sau các vụ đụng độ chết người với Phật tử ở bang Rakhine vào năm 2012.
 
Theo giới bảo vệ nhân quyền, người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện đang đứng trước nhiều nguy cơ như bị bức hiếp, phải chịu các hạn chế về kết hôn, đăng ký khai sinh… và nhiều hành vi vi phạm nhân quyền khác.
 
Đối với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tình hình xã hội tại Miến Điện nói chung, chứ không riêng gì tại bang Rakhine, đang bộc lộ những dấu hiệu đáng ngại liên quan đến việc yếu tố sắc tộc và tôn giáo bị lạm dụng trong thời gian chuẩn bị bầu cử.
 
Một ví dụ được ông Ban Ki Moon nêu bật là tranh cãi liên tục về luật chủng tộc và tôn giáo, cũng như sự chậm trễ trong việc hợp thức tình trạng của người có thẻ trắng, khiến người ta lo ngại trước khả năng chính sách phân biệt đối xử đã được thể chế hóa.
 
Vào tháng Hai vừa qua, Quốc hội Miến Điện đã thông qua quyết định cấp tạm thời loại « thẻ trắng », chủ yếu cho người Rohingya, để họ có thể bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp, mở đường cho việc tham gia vào một cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm.
 
Tuy nhiên, nhiều thành phần Phật tử đã cực lực phản đối kế hoạch đó, viện cớ rằng thẻ trắng sẽ được cấp cho những người nhập cư bất hợp pháp. 
Ngay sau đó, chính phủ Miến Điện đã quyết định thu hồi loại thẻ trắng này.
 
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nêu vấn đề thẻ trắng với Tổng thống Miến Điện Thein Sein, cho rằng nếu không giải quyết dứt khoát vấn đề quy chế công dân của người Rohingya, Miến Điện sẽ thường xuyên bị chỉ trích.
 
 
Switch mode views: