• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-01 18:17:51') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-01 18:17:51') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 217 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Mỹ - Hàn ký hiệp định hợp tác mới về nguyên tử

 
f-southnukes
 
 
Một trung tâm phản ứng hạt nhân tại Ulsan, Hàn Quốc.
REUTERS
 
 
Hàn Quốc và Hoa Kỳ hôm nay 22/04/2015 đã đạt thỏa thuận về một hiệp định hợp tác mới trong lãnh vực hạt nhân dân sự. 
Tuy nhiên, hiệp định này không cho phép Seoul được tái sử dụng nhiên liệu như mong muốn.
 
Dù vậy Seoul cũng hoan nghênh hiệp định đã thay thế văn bản năm 1974, cho rằng sẽ là cơ sở để cải thiện việc quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng, và tạo điều kiện cho xuất khẩu của Hàn Quốc.
 
Hiệp định trên đây đạt được sau bốn năm rưỡi thương lượng gay go. 
Điểm bất đồng chính là Seoul muốn tăng cường năng lực làm giàu uranium và tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng, nói rằng năng lực tồn trữ nhiên liệu của mình sẽ đạt đến giới hạn tối đa vào năm 2016. 
Trong khi đó Washington luôn phản đối việc này, vì có thể bị vận dụng để sản xuất nhiên liệu nguyên tử dùng cho mục đích quân sự.
 
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc không nói rõ về nội dung hiệp định, nhưng trong thông cáo đã nêu ra khả năng « nghiên cứu » vấn đề tái xử lý trong tương lai, và cánh cửa vẫn để ngỏ. 
 
Phía Hoa Kỳ tuyên bố hiệp định đã tái khẳng định « cam kết của hai nước » trong việc « coi chính sách không phát triển vũ khí hạt nhân là nền tảng của sự hợp tác trong lãnh vực nguyên tử ».
 
Hàn Quốc vốn là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, và các nhà phân tích cho rằng sự dè dặt của Mỹ không phải do nghi ngại về ý định hạt nhân dân sự của Seoul, nhưng do lo sợ tác động lên quá trình thương lượng với các nước khác. 
 
Washington cũng lo ngại ảnh hưởng đến các nỗ lực nhằm buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình nguyên tử.
Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng hạt nhân đứng thứ năm trên thế giới, khoảng 30% nhu cầu hàng năm của nước này lệ thuộc vào 23 lò phản ứng nguyên tử. 
 
Seoul hy vọng sẽ trở thành một trong số những nước hàng đầu xuất khẩu các nhà máy điện hạt nhân, từ khi thắng gói thầu trị giá 20 tỉ đô la năm 2009, nhằm xây dựng các lò phản ứng cho các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
 
 
 
Switch mode views: