• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-04 06:04:48') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-04 06:04:48') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 216 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Obama-Castro : Một cú bắt tay mang tính chất tiên tri ?

Castro-Obama


Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Raúl Castro nhân tang lễ của ông Nelson Mandela - REUTERS /Kai Pfaffenbach


Cái bắt tay được cho là lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vào hôm qua, 10/12/2013, bên lề lễ tang của ông Nelson Mandela - biểu tượng của tinh thần hòa giải - phải chăng đã dự báo một sự xích lại gần nhau giữa hai nước đang là thù địch ?

Câu hỏi này đang được rất nhiều nhà phân tích nêu lên, với hai quan điểm lạc quan và bi quan đối chọi nhau.

Trước hết, không quá đáng lúc nào khi đánh giá là « lịch sử » cú bắt tay vào hôm qua giữa hai ông Obama và Castro.
 Lý do rất đơn giản : Đây là lần đầu tiên từ nửa thế kỷ nay – cụ thể là kể ngày Cách mạng Cuba thành công năm 1959 đến nay - mà một Tổng thống Mỹ công khai bắt tay nhân vật lãnh đạo cao nhất của nước Cuba, vẫn bị Hoa Kỳ xem là kẻ thù cần cấm vận.

Theo hình ảnh do đài truyền hình Nam Phi phát đi, người ta thấy ông Obama còn nói một vài lời với đồng nhiệm Cuba.

Vào năm 2000, một người tiền nhiệm của ông Obama là Bill Clinton được cho là đã từng bắt tay cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro tại New York, bên lề cuộc họp của Liên Hiệp Quốc – điều đã bị ông Castro cải chính, cho rằng hai bên chỉ « chào nhau » mà thôi.

Tuy nhiên, cú bắt tay đó rất kín đáo, không được truyền hình rộng rãi trên thế giới như trong trường hợp hai ông Obama và Raul Castro vào hôm qua.

Dù Nhà Trắng đã ra tuyên bố chính thức, cho rằng sự kiện Tổng thống Mỹ bắt tay chủ tịch Cuba chỉ là một cử chỉ ngoại giao bình thường, không hề được « lên kế hoạch » từ trước, rất nhiều nhà quan sát đã nhìn thấy đây là bước khởi đầu cho một tiến trình sưởi ấm quan hệ giữa hai bên.

Trang web chính thức của Cuba - Cubadebate.cu - trong lời chú thích cho bức ảnh chụp hai nhà lãnh đạo tại lễ tang cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela – đã mau mắn tỏ ý rất lạc quan :
 « Obama chào Raul : Hy vọng rằng đây là bước khởi đầu của tiến trình kết thúc các hành vi xâm lược của Mỹ đối với Cuba ».

Trả lời hãng tin Pháp AFP, chuyên gia phân tích chính trị người Cuba Esteban Morales cũng ghi nhận :
 « Sự kiện đó mang tính biểu tượng vô cùng cao, và không nên bỏ lỡ cơ hội này. Bước tiếp theo giờ đây là bắt đầu nói chuyện với nhau ».

Đối với chuyên gia này : « Những gì vừa diễn ra là tín hiệu cho thấy hai nước sẵn sàng đàm phán với nhau ».

Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhận định lạc quan như trên.

Phát biểu với AFP, chuyên gia người Cuba Arturo Perez- Levy, thuộc trường Đại học Denver (Hoa Kỳ) lưu ý : « Đừng phóng đại một cú bắt tay đơn giản ».

Nhà nghiên cứu này nhắc lại là hơn một chục năm trước đây, hai ông Bill Clinton và Fidel Castro đã từng « chào nhau » vào năm 2000 tại New York. Thế nhưng sau đó không hề có một xích lại gần nhau giữa hai nước.

Từ ngày cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1961 đến nay, hai nước luôn luôn duy trì một quan hệ thù địch dai dẳng.

 Từ năm 1962, Washington áp đặt một chính sách cấm vận tài chính và thương mại ngày càng ngặt nghèo trên chế độ La Habana.

Cùng với Sudan, Iran và Syria, Cuba nằm trong danh sách các nước hỗ trợ khủng bố do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hàng năm.

Từ 15 năm nay, Cuba liên tục lên án Hoa Kỳ về việc đã kết án tù dài hạn 5 người Cuba, bị Mỹ buộc tội làm gián điệp, trong lúc Cuba lại xem họ là những « anh hùng của cuộc chiến chống khủng bố. ».

 Về phần mình, Washington đã yêu cầu La Habana trả tự do « vô điều kiện » cho một người làm việc hợp đồng cho Bộ Ngoại giao Mỹ, đã bị Cuba kết án 15 năm tù vào năm 2011 về tội đưa thiết bị truyền hình thông tin qua vệ tinh vào Cuba một cách bất hợp pháp.

Trong bối cảnh kể trên, giới quan sát đều công nhận là từ ngày lên lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã có nhiều cố gắng trong chiều hướng cải thiện quan hệ với Cuba.

Người Mỹ gốc Cuba hiện được về nước du lịch một cách dễ dàng hơn và nhất là các ràng buộc trong việc chuyển tiền về Cuba đã được nới lỏng đáng kể, biến kiều hối trở thành nguồn cung ứng ngoại tệ đứng hàng thứ hai tại Cuba, với khoảng 2,5 tỷ đô la mỗi năm.

Bên cạnh đó, trong những tuần lễ gần đây, hành pháp Mỹ đã liên tiếp có những tuyên bố theo hướng sẵn sàng sửa đổi chính sách đối với Cuba.

Nói chuyện với cộng đồng chống Castro tại Miami (tiểu bang Florida) hôm 09/11 vừa qua, Tổng thống Obama đã cho rằng Hoa Kỳ cần phải xem xét lại chính sách của mình đối với Cuba, cho dù vẫn duy trì mục tiêu hỗ trợ tự do trên đảo.

Ông nói : « Hãy nhớ rằng khi (Fidel) Castro lên nắm quyền, tôi vừa mới được sinh ra. Thật là ngớ ngẩn khi cho rằng các biện pháp thực hiện vào năm 1961 vẫn còn hiệu quả ngày hôm nay, trong thời đại internet và Google… Chúng ta cần cập nhật chính sách của mình. ».

Đối với ông Obama, Hoa Kỳ cần phải có một chính sách mới mang tính chất « sáng tạo » và « được suy nghĩ thấu đáo ».

Một tuần sau đó, đến lượt Ngoại trưởng John Kerry ca ngợi « một số thay đổi » ở Cuba, cho dù nhấn mạnh rằng chế độ Cộng sản Cuba vẫn còn là « một ngoại lệ » trong cảnh quan dân chủ của toàn vùng châu Mỹ La Tinh.



Switch mode views: