• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-29 01:18:27') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-29 01:18:27') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 187 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Peru thắng kiện Chilê đòi lại lãnh hải trước Tòa án Quốc tế

CHILE-PERU-COURT



Tổng thống Ollanta Humala và chính phủ Peru hoan nghênh phán quyế của Toà án quốc tế La Haye - REUTERS /E. Castro-Mendivil


Trong phán quyết tuyên đọc vào hôm qua, 27/01/2014, Tòa án Công lý Quốc tế, trụ sở tại La Haye (Hà Lan) đã xét rằng Peru có lý trong vụ tranh chấp lãnh hải ở vùng giáp giới giữa hai nước.

 Bản án đã quyết định dành cho Peru một khu vực có nguồn hải sản dồi dào, cho đến nay nằm dưới chủ quyền của Chilê.

Tranh chấp giữa hai nước vùng Nam Mỹ này bắt nguồn từ khi kết thúc cuộc chiến tranh gọi là Thái Bình Dương vào năm 1884 giữa ba nước Chilê, Peru và Bolivia.
Khi ấy nước chiến thắng là Chilê đã vẽ lại bản đồ có lợi cho họ, qua đó chiếm lấy một số vùng của hai nước thua trận.

Trong thời gian gần đây, Peru đã tìm cách đàm phán để đòi lại các vùng lãnh hải được cho là thuộc chủ quyền của họ.
Chilê không chấp nhận và cách nay 6 năm hai nước đã đồng ý để cho Tòa án Quốc tế La Haye phân xử.

Theo phán quyết hôm qua, như vậy là Peru thu hồi được khoảng 22.000 cây số vuông vùng biển nằm cách bờ biển từ 80 đến 200 hải lý, còn Chilê thì được giữa lại chủ quyền trên vùng biển từ bờ ra đến mức 80 hải lý.

Cả hai nước đều chấp nhận phán quyết của tòa, nhưng với mức độ vui buồn khác nhau.

Tổng thống Chilê Sebastian Pinera đã bày tỏ thái độ lấy làm tiếc về sự mất mát quyền lợi trên biển của nước ông, trong lúc đồng nhiệm Peru Ollanta Humala đã hoan nghênh quyết định này.

Sau Peru, đến lượt Bolivia nước bại trận thứ hai trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương chờ đợi phán quyết của Tòa án Quốc tế.

Bolivia cũng đã kiện Chilê tại định chế này để đòi quyền có một ngõ thông ra biển vốn đã bị Chilê chiếm lấy vào năm 1884.



Switch mode views: