• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-08 18:56:05') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-08 18:56:05') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 187 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19-08-2016

  Aung San Suu Kyi sử dụng lá bài Trung Quốc

mien-trung 2

Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh ngày 18/08/2016.
REUTERS

Bắc Kinh trong nhiêu thập niên ủng hộ chế độ độc tài quân sự và chưa bao giờ kính trọng « mệnh phụ Rangun ».

Biết thế, nhưng bà Aung San Suu Kyi, với tư cách cố vấn nhà nước tối cao, thực tế là lãnh đạo quốc gia, đã chọn Trung Quốc để viếng thăm đầu tiên.

Theo Les Echos số ra ngày 19/08, cựu tù nhân đối lập chính trị Miến Điện muốn chứng tỏ là bà xem trọng quan hệ với Bắc Kinh. Thứ nhất, vì Trung Quốc cung cấp đến 50% nguồn đầu tư quốc tế và thứ hai Miến Điện cần Trung Quốc ủng hộ để hoà giải với các sắc tộc thiểu số.

Do vậy, chuyến viếng thăm bắt đầu từ ngày 18/08 có thể xem là « cuộc rà mìn ».

Dự án đập thủy điện và sức ép của Trung Quốc

Nhiều hồ sơ, đặc biệt là dự án đập thủy điện Myitsone, trên dòng sông Irrawaddy, gây xung khắc giữa hai nước. Trung Quốc kiên quyết thực hiện dự án này vì 90% năng lượng điện tạo ra để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Vấn đề là khi muốn xây đập thủy điện Myitsone theo mô hình đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử của Trung Quốc, Bắc Kinh không ngờ gặp phải sự chống đối mãnh liệt, mà đầu tiên là từ bà Aung San Suu Kyi.

Hồ chứa nước, nằm gần khu vực dễ bị động đất, sẽ nhấn chìm hơn hàng trăm làng mạc và nhiều di tích lịch sử trong một chu vi 760 km2, không kể thiệt hại có thể gây ra cho các cánh đồng lúa lân cận. Trong trường hợp bể đập, lũ lụt đe dọa sinh mạng của hàng triệu dân và các thành phố lớn trong bang Kachin.

Les Echos dự báo là áp lực của Bắc Kinh sẽ rất mạnh, vì biết Aung San Suu Kyi cần Trung Quốc từ kinh tế đến an ninh nội trị.

Cũng cùng nhận định này, Le Monde giải thích thêm : Cho dù đã dân chủ hóa, chế độ mới ở Miến Điện vẫn xem Trung Quốc là một đối tác quan trọng không thể thiếu.

Sự kiện bà Aung San Suu Kyi đến Trung Quốc trước khi sang Hoa Kỳ vào tháng chín, xác định người nắm thực quyền tại Miến Điện thực tâm thi hành chính sách hòa giải dân tộc với các sắc dân thiểu số để chấm dứt nội chiến triền miên và cần trợ giúp của Bắc Kinh để dự án này thành công.

Màn số một là hội nghị Panglong vào ngày 31/08 mà Trung Quốc đã tận lực vận động cho các tổ chức võ trang hoạt động dọc theo biên giới với Trung Quốc được mời tham dự.

Bắc kinh còn thuyết phục được lực lượng Quân đội Thống nhất bang Wa, với 20.000 quân võ trang, gửi đại biểu dự hội.

Bà Aung San Suu Kyi đến Bắc Kinh để cám ơn chính quyền Tập Cận Bình, theo phân tích của chuyên gia Trung Quốc học Tôn Vân (Yun Sun, viện nghiên cứu Stimson, Washington), trên Le Monde.

Về phía Trung Quốc, duy trì quan hệ tốt với chính quyền dân sự Miến Điện là chiến thuật thủ thế vì bị cạnh tranh rất gay go. Bắc Kinh không muốn « một đại cường khác » tranh giành ảnh hưởng.

Một động cơ khác thúc đẩy bà Aung San Suu Kyi sang Bắc Kinh là tạo cơ hội cho Trung Quốc với tư cách là một nhà đầu tư quan trọng nhưng phải biết tôn trọng môi trường theo chuẩn mực của chế độ mới.

Biết sẽ bị Bắc Kinh gây sức ép về dự án đập thủy điện bị dân Miến Điện chống đối, chính phủ Miến Điện thành lập một ủy ban nghiên cứu lại hồ sơ này và sẽ cho biết ý kiến vào ngày 11/11. Rất có thể Trung Quốc sẽ phải bồi thường tài chính nhiều hơn và với những dự án xây đập nhỏ hơn.

Cơ sở y tế và trẻ em : mục tiêu bom đạn

Bệnh viện, mục tiêu hủy diệt của chiến tranh. Hamza Ben Laden Con trai út của Ben Laden, gương mặt mới của Al Qaida. Omran, 5 tuổi, mình mẩy đầy máu và cát bụi, sống sót sau một trận oanh kích tại Aleppo gây xúc động mạnh trên mạng xã hội.

Đó là những hình ảnh của chiến tranh đổ nát ở Trung Đông trên báo Pháp.

Đồng điệu với các trang mạng, các nhật báo Pháp hôm nay từ Libération, La Croix cho đến Les Echos đều dành những trang quan trọng đăng bức ảnh cậu bé Omran, 5 tuổi, người Syria, vừa được một toán thiện nguyện cứu ra được từ một toà nhà ở Aleppo bị máy bay oanh kích tan nát.

Bức ảnh này, theo Les Echos, nói lên hết những bất hạnh của trẻ em Syria mà chiến tranh truy đuổi đến tận trong nhà.

Libération nhận định « tấm thân nhỏ bé đẩm máu và cát bụi » này gợi nhớ đến cậu bé Aylan, bị chết đuối trên đường vượt biển năm 2015, nhưng may mắn hơn được cứu sống.

Nhưng cũng như hình ảnh bé Aylan, bức ảnh bé Omran thoát chết sau đợt oanh kích đã gây một làn sóng phản ứng trên mạng xã hội và nhắc nhở công luận rằng cuộc chiến Syria đã làm 290.000 nạn nhân tử vong mà phần đông là thường dân.

Sau tiếng kêu báo động của Liên Hiên Hiệp Quốc, chính quyền Nga vào ngày hôm qua, thứ năm 18/08 tuyên bố là sẽ ngưng oanh kích Aleppo, « vì lý do nhân đạo, vào tuần tới ».

Về phần La Croix, sau khi đưa tin tại Syria và Yemen, các hành động tấn công vào bệnh viện, chà đạp nhân quyền một cách tự do mà không bị trừng phạt, nhật báo công giáo, giành bài xã luận « Đứa bé Aleppo và những người cứu hộ » để làm nổi bật hai hình ảnh.

Hình ảnh hai đứa bé Syria, một đứa chết trên đường vượt biển và đứa kia được một toán hoạt động nhân đạo lôi ra từ hoang tàn đổ nát đặt lên xe cứu thương cùng với những đứa nhỏ khác đồng cảnh ngộ.

Đoạn phim này, làm người xem không khỏi thương cảm cho nạn nhân chiến cuộc Syria và cùng lúc thán phục các nhà họat động nhân đạo.

Hôm nay, 19/08 cũng là ngày Liên Hiệp Quốc vinh danh viện trợ nhân đạo và dành năm nay cám ơn những tổ chức và thành viên thiện nguyện trên thế giới.

Le Figaro chú ý đến tin Hamza Ben Laden, con trai út của Ben Laden kêu gọi thánh chiến lật đổ chế độ vương quyền Ả Rập Xê Út. Ẩn náo ở một nơi bí mật, Hamza Ben Laden, có lẽ vào khoảng 26 tuổi, tung đoạn băng thúc giục lập ra một thế hệ thánh chiến mới, chọn Yemen làm địa bàn họat động, lật đổ hoàng gia Saudia thân Hoa Kỳ.

Theo Le Figaro, đứa con nhỏ nhất của trùm khủng bố Al Qaida, khi muốn biến Yemen thành Afghanistan thứ hai, rõ ràng đi theo bước chân cha . Trong thập niên 1990, khi « khởi nghiệp » thành lập Al Qaida, ông Ben Laden cũng bắt đầu bằng lời lên án hoàng gia Ả Rập Xê Út theo Mỹ.

Donald Trump muốn thua hay chăng ?

Về thời sự Hoa Kỳ, Le Figaro đặt câu hỏi liệu ứng cử viên Donald Trump khi làm « đảo lộn » ban vận động tranh cử, trong vòng một tháng thay người hai lần, có thật sự muốn chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng hay không ? Trong khi La Croix tin rằng Trump chỉ biết làm theo ý Trump.

Theo nhật báo cánh hữu, khi cải tổ ban vận động tranh cử, chỉ định hai người trách nhiệm điều hành và Steve Bannon và Kellyanne Conway đứng đầu « Team Trump », ông Donald Trump đã gửi một thông điệp đi ngược lại mong chờ của đảng Cộng Hòa.

Đó là bớt những khiêu khích, bớt những lời đao to búa lớn mà hệ quả đã làm cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa sa lầy trong công luận.

Thế nhưng, nhà tỷ phú địa ốc tuyên bố : Tôi là tôi. Tôi không muốn thay đổi gì cả.

Với một ứng cử viên như thế, với một « tổng giám đốc » Steve Bannon mị dân và cực bảo thủ nổi tiếng, câu hỏi đặt ra là làm cách nào Donald Trump chiến thắng Hillary Clinton, đối thủ có trong tay một ủy ban đạo binh vận động đầy kinh nghiệm 700 người ?

Nhật báo La Croix, mượn lời phân tích của 70 nhân vật của đảng Cộng Hòa ký chung bức thư ngỏ xác định : khả năng của Donald Trump là gây chia rẽ.

Cuối cùng, liên quan đến Brazil, nhật báo Les Echos có vẽ ủng hộ chính quyền lâm thời với hai nhận định : kinh tế do quyền tổng thống Michel Temer lãnh đạo có dấu hiệu sáng sủa với dự báo tăng trưởng 1,6% vào năm 2017, cao hơn dự báo ban đầu là 1,2%.

Brazil cũng thở phào vì Thế vận hội đựoc xem là « đầy hiểm nguy », bị đe dọa khủng bố trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và suy thoái kinh tế, đã diễn ra một cách êm đẹp cho dù có một vài trắc trở.


Switch mode views: