• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-06 23:17:35') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-06 23:17:35') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 185 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Máy bay mất tích : Trung Quốc đả kích Malaysia phí phạm công sức quốc tế

malaysia-confpresse-mintransport


Cuộc họp báo của Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein (G) ngày 16/03/2014
Reuters


Đã từng chỉ trích Malaysia về cách xử lý kém cỏi vụ chiếc phi cơ của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích, Trung Quốc vào hôm nay 16/03/2014 như đã bật đèn xanh cho báo chí lớn tiếng đả kích Kuala Lumpur một cách nặng nề.

Malaysia bị cáo buộc bưng bít thông tin làm hao phí công sức và tiền bạc của các nước đã sốt sắng tham gia công tác tìm kiếm.

Trong một bài bình luận với một giọng điệu cực kỳ gay gắt, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đả kích các thông tin « quá muộn màng » về chiếc máy bay bị mất tích vừa được chính quyền Malaysia tiết lộ vào hôm qua, 15/03 : « Rõ ràng là việc công bố các thông tin cần thiết như vậy đã muộn màng quá sức », buộc thân nhân các hành khách trên chuyến bay MH370 phải chịu dựng bẩy ngày « thảm khốc ».

Đối với Tân Hoa Xã, việc loan báo thông tin một cách chậm trễ của chính quyền Malaysia hoặc là một hành động vi phạm nghĩa vụ của mình, hoặc là một sự miễn cưỡng trong việc chia sẻ thông tin một cách kịp thời.
Cả hai trường hợp đó, theo Tân Hoa Xã, đều « không thể chấp nhận được », và Malaysia sẽ « không thể lẩn tránh trách nhiệm ».

Cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh rằng chính vì không có, hoặc thiếu các thông tin được tiết lộ muộn màng trên đây và nhiều « công sức to lớn đã bị lãng phí », vì công việc tìm kiếm đã tập trung vào một khu vực không có chiếc máy bay.

Xin nhắc lại là mãi đến hôm qua, Chính quyền Kuala Lumpur mới chính thức xác nhận là việc các hệ thống thông tin liên lạc trên chiếc Boeing 777 bị mất tích bị vô hiệu hóa, và phi cơ đột ngột đổi hướng bay, là dấu hiệu « phù hợp với hành động cố ý của một người nào đó » trên máy bay.

Ngoài Tân Hoa Xã, các tờ báo khác tại Trung Quốc cũng ùa vào đả kích Malaysia, như tờ Thời báo Bắc Kinh đã mỉa mai như sau về các tuyên bố hôm qua của Kuala Lumpur : « Điều đó cho thấy là công việc tìm kiếm trong tám ngày chỉ là công cốc, hoàn toàn vô ích (...) và tất cả các giả thuyết mà chính quyền Malaysia ra sức bác bỏ trong những ngày trước đó rốt cuộc đều chính xác ».

Không chỉ có Trung Quốc, mà nhiều chuyên gia ngoại quốc cũng tự hỏi là tại sao chính quyền Malaysia lại để cho các nước khác triển khai các phương tiện tìm kiếm hùng hậu trong khu vực Biển Đông trong một thời gian dài như vậy.

Một câu hỏi khác là làm sao mà sự kiện chiếc phi cơ của hãng Malaysia Airlines thay đổi hướng bay lại thoát khỏi sự quan sát của hệ thống phòng thủ Malaysia, tại sao Kuala Lumpur lại phải mất đến nhiều ngày trời mới « chứng thực » được hình ảnh radar mà chính họ đã có.

Câu hỏi thứ ba là tại sao Malaysia lại không biết là các hệ thống truyền thông tin khác nhau trên chiếc máy bay đã bị tắt đi vào các thời điểm khác nhau.


Switch mode views: