• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-11 02:53:40') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-11 02:53:40') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 185 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

COP21 : Hàng chục ngàn người ở nhiều nước biểu tình chống biến đổi khí hậu, trừ chủ nhà Paris

COP21 eiffel

Vệ binh Cộng hòa Pháp tuần tra dưới chân tháp Eiffel, Paris ngày 28/11/2015.
REUTERS/Eric Gaillard

Hàng ngàn người trên thế giới hôm nay 28/11/2015 xuống đường đòi phải có những biện pháp mạnh mẽ chống hiện tượng biến đổi khí hậu, nhân hội nghị COP 21 tại Paris với sự hiện diện của 150 nguyên thủ các nước.

 Tuy nhiên nước chủ nhà lại cấm biểu tình và triển khai các biện pháp an ninh cao độ, trong bối cảnh mới xảy ra các vụ khủng bố đẫm máu tại thủ đô Pháp.

Từ Manila đến New Delhi, Tokyo, Luân Đôn sang San Paulo, Mexico, New York, khoảng năm mươi cuộc xuống đường vì khí hậu rầm rộ diễn ra vào cuối tuần này.
Ngoại trừ tại Paris, nơi biểu tình bị cấm do tình trạng khẩn cấp được ban bố sau các vụ khủng bố đẫm máu chưa từng thấy xảy ra tại Paris hôm 13/11 làm 130 người chết và 350 người bị thương.

Nước Úc mở màn cho các cuộc tuần hành vì môi trường vào hôm qua, với hàng chục ngàn người xuống đường tại Melbourne « vì một thế giới sạch và công bằng ».
Hôm nay khoảng 5.000 người tham gia biểu tình tại Brisbane, trong đó có nhiều thổ dân và cư dân các đảo ở Thái Bình Dương thường xuyên bị nước dâng do biến đổi khí hậu.
Hàng ngàn người khác cũng xuống đường ở New Zealand, Auckland, Wellington.
Úc vốn là một trong các quốc gia phát khí thải nhiều nhất, do có nhiều hầm mỏ và lệ thuộc vào than đá.

Tại thủ đô Philippines, quốc gia hàng năm bị bão tố, khoảng 3.000 người gồm tu sĩ, sinh viên, các nhà đấu tranh đã xuống đường kêu gọi giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
 Ở Tokyo, khoảng 300 người tập trung kêu gọi sử dụng năng lượng tái tạo.
Một nhà tổ chức cho rằng : « Nước Nhật phải đứng ở tuyến đầu, vì ít có quốc gia nào lại bị một thảm họa to lớn như tai nạn nhà máy nguyên tử Fukushima ».

Tại Bangladesh, nước thường xuyên bị bão và nạn sa mạc hóa đe dọa, trên 5.000 người tuần hành vì khí hậu ở khoảng ba mươi địa điểm.

Số người tham gia hội nghị khí hậu COP21 tổ chức tại Bourget phía bắc Paris đông đảo chưa từng thấy : lên đến 40.000 người gồm 10.000 đại biểu của 195 nước, 14.000 đại diện xã hội dân sự và chuyên gia, 3.000 nhà báo và hàng ngàn khách tham quan.
Mục tiêu của cộng đồng quốc tế là giới hạn mức trái đất bị hâm nóng ở 2°C, một trong những thách thức lớn của thế kỷ 21.

Ngay sau hôm bị khủng bố kinh hoàng, Pháp thông báo vẫn duy trì hội nghị khí hậu lớn nhất từ trước đến nay.
Với sự hiện diện của 150 vị nguyên thủ trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…, lực lượng an ninh 6.300 người đã được huy động tại thủ đô Paris.

Lưu thông xe cộ bị cấm hoặc hạn chế ở nhiều nơi, và dân chúng được kêu gọi hạn chế sử dụng giao thông công cộng.

Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định không muốn « biến hội nghị khí hậu thành hội nghị quốc tế chống khủng bố ».
Tuy nhiên theo ông Hollande, hai chủ đề này vẫn gắn liền với nhau : « Con người là kẻ thù lớn nhất của con người, cả về khủng bố lẫn khí hậu ».

 

Switch mode views: