• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-08 05:04:34') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-08 05:04:34') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 185 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-04-2014

 Ukraina : Ván bài lật ngửa của Matxcơva

UKRAINE-LUHANSK

Người biểu tình thân Nga lập chiến lũy và chiếm trụ sở cơ quan an ninh tại Luhansk, miền đông Ukraina, ngày 10/04/2014


Pháp thông báo cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm 50 tỷ euro và cuộc họp bốn bên tại Genève để giải quyết khủng hoảng Ukraina là hai chủ đề chính của các tờ báo Paris trong ngày.

Les Echos báo trước thất bại của Genève. Le Figaro trong bài báo mang tựa đề « Ukraina : tại Genève, Matxcơva lật ngửa ván bài » phác họa toàn cảnh của Ukraina hôm nay.

Theo Le Figaro, tình hình Ukraina ngày càng nẫu nát. Chính quyền Kiev và quân đội Ukraina bị chỉ trích bất lực trong việc tái lập ổn định ở các tỉnh thành miền đông, nơi phe thân Nga đang hoành hành.

Quyền tổng thống Tourchinov trong tư thế của một nhà làm xiếc đi dây. Ngoại trưởng Nga đến Genève ở thế thượng phong với một giái pháp cho Ukraina : Thành lập một liên bang Ukraina.

Tại Genève, Ngoại trưởng Nga đơn thương độc mã nhưng ông Lavrov lại trong thế mạnh.

Trước mặt ông là Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, là đạị diện của ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu bà Catherine Ashton, là Ngoại trưởng lâm thời Ukraina, Andrei Dechtchitsa.

Như bình luận của một chuyên gia Nga được Le Figaro trích dẫn, trong mắt Matxcơva, Kiev chỉ « núp sau lưng Washington » để nói chuyện với Nga. Còn Liên Hiệp Châu Âu thì chỉ đưa ra những tuyên bố cho vừa lòng dân. Bruxelles không « lợi hại » bằng Washington.

Libération nói tới chiến lược của Nga tại cuộc họp Genève hôm này, một hình thức « Chia để trị » trước một nước láng giềng sát cạnh đang hướng về phương Tây.

Trong bài viết mang tựa đề « Những tính toán khó lường trước được Putin » báo Le Monde cho rằng, Nga khó có thể thôn tính miền đông Ukraina như kịch bản đã từng áp dụng với Crimée do vậy, giải pháp mà ông Lavrov trình bày với các đồng sự Mỹ, Châu Âu và Ukraina là một lộ trình để thành lập liên bang Ukraina.

Mục tiêu sau cùng của Matxcơva là làm suy yếu chính quyền Kiev, phá hoại cuộc bầu cử tổng thống dự trù diễn ra vào cuối tháng 5/2014.

Điện Kremli sẽ theo đuổi mục tiêu đó cho tới khi nào mà chính quyền ở Kiev phải ngoan ngoãn nghe lời Matxcơva. Bởi vì nếu Ukraina bầu ra một vị tổng thống được tất cả mọi người và quốc tế công nhận, kế hoạch thành lập một Liên bang Á - Âu chung quanh Matxcơva của tổng thống Putin coi như thất bại.

Nga không dễ « xé lẻ » Ukraina

Vào lúc quốc tế lo ngại kịch bản Ukraina bị tan rã, hay ít ra là đang cận kề một cuộc nội chiến, trên nhật báo Le Monde, chuyên gia Isabelle Facon, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) đưa ra một quan điểm khác : Putin không dễ xé lẻ Ukraina.

Tác giả bài báo không phủ nhận Ukraina đang đứng bên trên một lò thuốc súng và nêu lên những rủi ro - từ kinh tế đến chính trị - đang đe dọa quê hương Nicolas Gogol, tác giả cuốn « Những linh hồn chết ».

Chuyên gia về chiến lược của Pháp, nhìn nhận những lúng túng của chính phủ lâm thời Ukraina, còn Matxcơva thì lợi dụng những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của người Ukraina, dùng những thủ đoạn chính trị chia rẽ chính những người cùng sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất. Thế nhưng theo bà Facon, « Ukraina không dễ vỡ như người ta lầm tưởng » :

Thứ nhất, Ukraina có thể « hàn gắn » những bất động nội bộ giữa các sắc dân, giữa những cộng đồng nói tiếng Nga với phần còn lại, giữa các phe phái chính trị. Tác giả cho là Matxcơva đã thổi phồng những khác biệt đó để gây chia rẽ, để phục vụ cho các mục đích chính trị của Nga.

Thứ hai là tới nay, trong hàng ngũ những người Ukraina thân Nga, không phải ai cũng muốn sáp nhập vào với nước Nga.

Người thì muốn hướng tới một liên bang Ukraina, kẻ thì chỉ muốn các tỉnh thành ở miền đông được thêm quyền tự trị. Một số khác thì đơn giản là muốn được tiếp tục sử dụng tiếng Nga, hay muốn Kiev bảo đảm là trong một chế độ mới hậu Ianoukovitch, những quyền lợi về kinh tế của họ không bị sứt mẻ.

Mẫu số chung duy nhất của những người này là họ thận trọng trước một chính quyền nảy sinh từ phong trào phản kháng Maidan.

Tác giả bài phân tích nhấn mạnh : Đại đa số người dân, dù ở miền đông hay miền nam, đều ý thức rất rõ rằng trước hết, họ là người Ukraina. Do vậy, viễn cảnh Ukraina bên bờ nội chiến, cho tới thời điểm này hãy còn xa vời.

Thái độ thận trọng của Kiev trước những người chiếm đóng trụ sở chính quyền ở Donetsk hay Lougansk, Slaviansk, tuy bị một thành phần công luận Ukraina chỉ trích, nhưng điều đó thể hiện sự kiềm chế tất yếu.

Vẫn theo bà Facon, không có yếu tố nào cho phép kết luận rằng Nga có thể « xé nhỏ » Ukraina thành từng mảnh và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Matxcơva muốn Ukraina bị tan rã.

Chủ nhân điện Kremli chủ yếu muốn chính quyền Kiev trong tương lai vẫn phải chịu ảnh hưởng của Nga, nghe theo Nga và nhất là không ngả về phía Âu - Mỹ, không gia nhập khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Bản thân nước Nga thừa biết rằng, sẽ phải trả giá đắt cả về mặt quân sự lẫn chính trị nếu như Matxcơva muốn diễn lại vở tuồng như ở Crimée hồi tháng 3/2014.

Algéri : Bầu cử tổng thống để làm gì ?

Bên cạnh các bài phân tích dài về Ukraina, các báo Pháp trong ngày dành nhiều chỗ để « mổ xẻ » cuộc bầu cử Algéri.

La Croix nói tới một cuộc bầu cử « Không ảo tưởng » do việc phe nhóm của tổng thống Bouteflika không có hề có ý định « nhả bớt » một ly quyền lực nào.

Đằng sau một ông tổng thống đã gần đất xa trời, những phe nhóm trong bóng tối vẫn tiếp tục giật dây, thao túng quyền lực.

L'Humanité đặt câu hỏi : « Bầu cử, thế rồi sao nữa ? » Libération trả lời : « Gần như chắc chắn là tổng thống Bouteflika sẽ tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ thứ tư, viễn cảnh chính quyền Alger đàn áp đối lập và các thành phần trong xã hội dân sự là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra ». Les Echos thì nói tới một đất nước bị tê liệt, các nguồn tài nguyên chính là dầu, khí đang bị cạn kiệt chủ yếu do thiếu đầu tư.

Bắc Kinh cố chứng minh vẫn làm chủ tình hình kinh tế Trung Quốc

Nhìn sang châu Á, phụ trang kinh tế của tờ Le Monde tập trung vào tăng trưởng Trung Quốc đang bị chựng lại.

Nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy bị khó khăn lây khi ông khổng lồ Trung Quốc « bị cảm lạnh ».

Báo kinh tế Les Echos lưu ý độc giả « Bắc Kinh đang che đậy tình hình, tránh để xảy ra một cuộc khủng hoảng niềm tin ».

Từ tăng trường đến đầu tư, các chỉ số kinh tế của Trung Quốc đang rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc chỉ tăng 7,4 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất từ một năm rưỡi nay.

« Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lại dậm chân tại chỗ » tựa một bài báo dài trên Le Monde và tờ báo lưu ý, khác với những lần trước, kỳ này Bắc Kinh sẽ không bơm thêm tiền để kích cầu, mà sẽ tiếp tục ghìm giá đồng nhân dân tệ để tiếp sức cho khu vực xuất khẩu.

Nhưng đáng chú ý hơn là bài viết thứ nhì trên cùng một trang báo xoáy vào liên hệ « sống còn » giữa các nước đang trỗi dậy với sự vững mạnh hay không của kinh tế Trung Quốc.

Đơn giản do nền kinh tế thứ 2 trên thế giới là « yếu tố quyết định » cho sự thịnh vượng (hay không) của các nước đang lên trong suốt 15 năm qua.

Theo thẩm định của IMF chỉ cần GDP của Trung Quốc tăng thêm 1 % là cũng đủ để đem lại đến 10 % tăng trưởng cho 16 nước đang phát triển.

Để so sánh, đà kéo theo đó của kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/3 so với của Mỹ.

Nhưng phải nhìn nhận là vào lúc các nước công nghiệp phát triển đang gặp khó khăn, thì nhu cầu tiêu thụ của hơn 1,2 tỷ người dân Trung Quốc không phải là nhỏ.

Châu Mỹ La Tinh, châu Phi thịnh vượng nhờ rút ruột bán nguyên, nhiên liệu cho xưởng gia công lớn nhất địa cầu.

Điều gì sẽ xảy tới cho các châu lục này khi Trung Quốc không còn tiêu thụ dầu, khí hay kim loại, xi-măng, nhiều như trước nữa ?

Pháp : Liều thuốc đắng của ông lang y Manuel Valls

Trở lại thời sự Pháp, « liều thuốc đắng », « viên thuốc khó nuốt trôi » là những cụm từ báo chí Paris dùng để nói về các biện pháp cắt giảm chi tiêu được thủ tướng Manuel Valls thông báo sơ khởi sau cuộc họp hội đồng bộ trưởng hôm 16/04/2014.

« Không chính xác, nhưng lại là những biện pháp quá đau đớn » cho người dân khi mà các khoản chi tiêu xã hội đều bị « khóa » lại.

Tờ Libération thiên tả nhận xét như trên về một số các biện pháp nhằm tiết kiệm 50 tỷ euro trong ngân sách nhà nước cho 3 năm sắp tới.

Nhật báo Le Parisien chơi chữ : « Thủ tướng Valls bắt chúng ta ăn kiêng » để giảm cân, « Manuel Valls, siết chặt các khoản chi tiêu xã hội », tựa của tờ báo kinh tế Les Echos.

Ở trang trong tờ báo ghi nhận « thủ tướng Pháp, mạnh tay cắt giảm chi tiêu công cộng » và đó là « Gáo nước lạnh đối với nhiều dân biểu trong đảng cầm quyền ».

Trong lúc báo cộng sản L'Humanité châm biếm gọi chính phủ của thủ tướng Valls là một « Nội các chiến đấu … chống lại những công bằng xã hội » thì tờ Le Figaro thiên hữu cho rằng « Valls cắt giảm chi tiêu chưa đủ liều ».

Người đọc có cảm tưởng Le Figaro hài lòng khi thấy « Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ không thấm vào đâu nhưng cũng đủ để cho đảng Xã hội cầm quyền thịnh nộ ».
Ở trang trong tờ báo mổ sẻ : nhà nước Pháp cần tiết kiệm 50 tỷ euro vậy mà thủ tướng Valls chỉ thông báo các biện pháp cắt giảm rất hời hợt ».

Nhật Bản mở cửa đón người lao động nước ngoài

Trong lĩnh vực xã hội, Libération chú ý đến hiện tuợng lần đầu tiên, Nhật Bản mở rộng cửa đón nhận 200.000 người lao động nhập cư : một chuyện lạ tại một đất nước nổi tiếng là khép kín với người ngoại quốc.

Sau khi khuyến khích phụ nữ đi làm, đóng góp nhiều hơn cho xã hội, Nhật Bản chuẩn bị tuyển nhân viên ngoại quốc vào làm việc trên xứ hoa anh đào để góp phần xây dựng một đất nước đang trên đà bị lão hóa, số dân cư ngày càng ít đi.

Hiện tại, 41 % các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thiếu nhân công, trong khi đó 1/3 nhân viên tuổi đã ngoài 55. Điều đó có nghĩa là trong tương lai không xa số này sẽ phải về hưu.

Cần biết rằng, chỉ để xây dựng các cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho Thế vận hội 2020, Nhật Bản cần tuyển dụng thêm 25.000 công nhân xây dựng, 50.000 cho ngành du lịch và lưu thông.

Nhìn đến dịch vụ trợ giúp, chăm sóc người già, nước Nhật của thủ tướng Abe trong thập niên tới sẽ thiếu đến 1 triệu đôi tay.
Việc Tokyo đề ra mục tiêu mở cửa đón người lao động nước ngoài khiến các nhà xã hội học ngạc nhiên, do tới nay Nhật Bản là một trong những quốc gia khép kín nhất.

Tỷ lệ người ngoại quốc sống tại Nhật Bản chỉ là 1,7% thay vì 5,8% như ở Pháp chẳng hạn hay 8,7% tại Đức và hơn 7% ở vương quốc Anh.


Switch mode views: