• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-02 18:14:45') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-02 18:14:45') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 254 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Trung Quốc : Khi phe thân Mao thao túng một tạp chí lịch sử uy tín

china-politics-magazine

Ông Vương Ngạn Quân, cựu Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu) phát biểu với truyền thông trước tòa án ở Bắc Kinh, ngày 16/08/2016.
REUTERS/Thomas Peter

Tại Trung Quốc, được Tập Cận Bình khuyến khích, phe bảo thủ thân Mao đang ngóc đầu trở lại, nhất là trong lãnh vực văn hóa tư tưởng.

Trong bài "Tạp chí lịch sử Trung Quốc chào đón những ngòi bút cứng rắn", nhật báo Mỹ The New York Times ngày 17/08/2016 đã nêu ví dụ về cuộc đấu không cân sức của ban biên tập cũ trong một tạp chí lịch sử theo xu hướng cải cách, chống lại giàn lãnh đạo mới cực kỳ bảo thủ.

Trong gần 25 năm qua, tạp chí lịch sử Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu) đã được giới theo khuynh hướng cải tổ ôn hòa Trung Quốc ưa chuộng, nhưng lại bị những kẻ sùng bái Mao Trạch Đông ghét cay ghét đắng, cho đấy là hang ổ của thành phần chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc và Đảng Cộng sản.

Tuy nhiên trong một dấu hiệu cho thấy là gió đã quay ngoặt chiều trên phương diện tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình, các quan chức mới nắm lại quyền điều hành tờ báo gần đây, đã chào mời những tay bút theo xu hướng thân Mao và dân tộc chủ nghĩa vốn đã tẩy chay tờ báo trong một thời gian dài.

 Nhiều nhà bình luận nổi tiếng theo khuynh hướng cứng rắn, đã có cuộc gặp với những người điều hành mới của tạp chí lịch sử này hôm thứ Hai 15/08/2016 vừa qua.

Theo nhận định của Ngô Vĩ (Wu Wei), một người được giữ lại với tư cách giám đốc điều hành và vẫn muốn đấu tranh cho tính độc lập của tạp chí, thì các ông chủ mới của tờ Viêm Hoàng Xuân Thu, một trong những ấn phẩm hiếm hoi có quan điểm tự do chính trị còn sót lại tại Trung Quốc, có vẻ muốn thay đổi tạp chí, biến nó thành công cụ trung thành, ra sức bảo vệ đường lối chính thống của đảng.

Ông Ngô Vĩ ghi nhận : "Cuộc tiếp xúc cho thấy là họ muốn thu nhận những cây bút hoàn toàn đi ngược lại với những gì mà tạp chí chủ trương... Họ muốn biến Viêm Hoàng Xuân Thu thành một tờ báo chỉ biết ca ngợi, nói về những điểm tích cực mà không đụng đến những điểm tiêu cực".

Các tạp chí Trung Quốc phải có cơ quan bảo trợ được chính phủ đồng ý, và tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu được Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Trung Quốc giám sát từ năm 2014, thay vào chỗ của một hiệp hội gần gụi hơn với những mục tiêu tự do của tạp chí.

 Vào tháng 7, Viện Hàn Lâm trên thông báo sẽ thành lập một giàn biên tập mới, một động thái bị ban biên tập của tạp chí xem là vi phạm hợp đồng.

Ai là những thành phần mới được đưa vào ?

Một trong những cây bút bảo thủ Mao được mời tham gia cuộc gặp gỡ hôm 15/08, là Quách Tùng Dân (Guo Songmin).
Người này đã ca ngợi sự thay đổi đường hướng của tạp chí bằng cách trích lời Mao.

Trên mạng Vi Bác, ông ta đã ghi : « Cảm giác khi tham dự bàn tròn này của các nhà viết văn có phần tuyệt vời, khiến tôi chợt nghĩ đến một câu thơ của Mao Chủ Tịch ‘Tiêu sắt thu phong kim hựu thị, hoán liễu nhân gian - Nay gió thu vẫn hiu hắt, nhưng thế giới đã đổi thay’. Đây là một câu trong bài thơ (Lãng đào sa – Bắc Đới Hà) của Mao Trạch Đông viết năm 1954..

Tư Mã Nam (Sima Nan), một tay bút nổi tiếng về việc bảo vệ Mao và đảng Cộng Sản cho biết ông cũng được mời nhưng không đến vì tưởng đó là một trò đùa. Trả lời phỏng vấn, ông nói :
 "Tôi nhận được thư mời rất trễ và cũng không quen người liên hệ với tôi. Tôi nghĩ đó là một trò đùa vì tôi chưa bao giờ viết bài cho tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu. Sao họ có thể mời tôi chứ ? Không thể nào !"

Trong những cây bút khác tham gia cuộc gặp gỡ có Đái Húc (Dai Xu), một cựu sĩ quan không quân đã từng thúc giục Trung Quốc sẵn sàng khởi chiến để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông cũng như nơi khác.

Một người khác là Lý Bắc Phương (Li Beifang) thì cho rằng những viên chức về hưu đã che chở cho tạp chí này trước đây phải bị trừng phạt, trong đó có nhà sáng lập tạp chí và vừa bị sa thải là ông Đỗ Đạo Chánh (Du Daozheng) và Lý Duệ (Li Rui), cựu thư ký của Mao, người đã từng cổ vũ cho vấn đề dân chủ hóa.

Cũng trên mạng Vi Bác, Lý Bắc Phương viết : "Các vấn đề chính trị cần có giải pháp chính trị. Phải khai trừ những người phạm kỷ luật như Đỗ Đạo Chánh và Lý Duệ ra khỏi đảng, cắt hưu bổng của họ”.

Viêm Hoàng Xuân Thu biến thành tạp chí thân Mao

"Viêm Hoàng Xuân Thu" là một tên gọi thi vị mà nghĩa nôm na đơn giản là "Biên niên Trung Quốc".
 Tờ nguyệt san này đã thường thách thức guồng máy kiểm duyệt bằng cách đăng những bài nghiên cứu về những sai lầm thời Mao và đồng thời kêu gọi mở cửa chính trị.

Nhưng cuộc gặp gỡ giữa ban lãnh đạo mới của tạp chí và những cây bút theo quan điểm thân Mao mang ý nghĩa là tờ Viêm Hoàng Xuân Thu có thể trở thành một diễn đàn cho giọng điệu dân tộc chủ nghĩa mang hơi hướm Maoít rất được chuộng và có ảnh hưởng gia tăng trong thời đại Tập Cận Bình, theo như phân tích của ông Hồng Chấn Khoái (Hong Zhenkuai), một chủ bút trước đây của tạp chí lịch sử.

 Theo ông : "Đó là một khả năng thực sự. Mời những người này tham gia cuộc gặp là để mời họ đóng góp. Thái độ của ban lãnh đạo mới rất rõ".

Nhưng những biên tập viên mới của tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu có thể đi xa đến đâu trong lãnh vực ý thức hệ thì báo The New York Times cho là cần phải chờ xem.
Họ vẫn còn đang bị vướng trong trận chiến với giới biên tập và xuất bản cũ, hoặc đã bị thay thế hoặc đã tách biệt với ban biên tập mới.

Các biên tập quan niệm cải cách này của tờ Viêm Hoàng Xuân Thu cho là những người mới đã chiếm quyền một cách bất chính. Họ cố đưa vấn đề ra trước tòa án, nhưng không có thẩm phán nào đồng ý nghe vấn đề một cách chính thức. Họ lại đưa đơn kiện một lần nữa một hôm sau (16/08/2016), nhưng tòa án cho là phải đợi ít ra một tuần để xem có thể nhận đơn kiện trong vụ này hay không.

Biến tự kiểm duyệt thành thói quen của người cầm bút

Theo The New York Times, guồng máy kiểm duyệt ở Trung Quốc có thể rất nhanh nhẹn và quyết đoán, nhưng đôi khi cũng rất kiên trì, đi từng bước một để khuất phục tờ Viêm Hoàng Xuân Thu.
 Đây có thể là một ví dụ cho những tờ báo khác dám thắc mắc về đường lối chính thống của đảng.

Năm 2002, Perry Link, giáo sư Đại học California Riverside, đã ví kiểm duyệt ở Trung Quốc như một con rắn ẩn mình trong một chân đèn, hành động qua những đe dọa gián tiếp để khuyến khích sự tự kiểm duyệt.

Qua thư điện tử, giáo sư Link cho rằng có vẻ như là "các nguyên lý ngày nay cũng giống như vào năm 2002, nhưng khác biệt lớn nhất chỉ là vấn đề tự kiểm duyệt giờ đây đã trở thành chuyện bình thường".
Trong chiều hướng đó, ông nghĩ rằng "tình hình xấu hơn năm 2002. Vì bây giờ cả một thế hệ trẻ hơn đã chấp nhận là những vùng cấm kỵ đó là bình thường."

Viêm Hoàng Xuân Thu trong nhiều năm trời đã trở thành tờ báo của những quan chức Đảng đã về hưu, vốn hy vọng là đất nước sẽ cởi mở về chính trị.

Thế nhưng, trong tháng Tám này, một số mới của tạp chí đã ra mắt công chúng, số đầu tiên dưới quyền kiểm soát của giàn biên tập mới. Đó là một sản phẩm vô vị, mất hẳn những lập luận sắc bén vốn thu hút độc giả trước đây.

Ông Ngô Vĩ, nhà biên tập kiên cường nhận xét :"Họ không muốn đóng cửa tờ báo, mà chỉ muốn thay đổi bản chất của nó... Chúng tôi chỉ còn cách cầu viện tới luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng dư biết là tại Trung Quốc, cơ may thắng kiện của chúng tôi rất thấp. Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng".

Dù chính quyền Trung Quốc chưa công khai lên tiếng về cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát tờ Viêm Hoàng Xuân Thu, nhưng Đái Húc, viên cựu sĩ quan Không Quân không chút nghi ngờ là sự thay đổi sẽ được thực hiện đúng theo lệnh chính thức.

Trên mạng Vi Bác, nhân vật này đã tán dương việc đó :"Các ban bộ có liên quan đã thanh lọc cả gốc lẫn ngọn của tạp chí đó... Cho dù hơi muộn, nhưng điều đó vẫn đáng hoan nghênh".

Switch mode views: