• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-02 17:34:26') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-02 17:34:26') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 254 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Chính quyền quân sự Thái chưa tỏ thiện chí hòa bình ở miền Nam


THAILAND-PRIMEMINISTER
Tướng Prayuth Chan-ocha vẫn chưa mở lại hòa đàm với các nhóm phiến quân - REUTERS /Chaiwat Subprasom


Hai ngày sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014, một loạt các vụ khủng bố bằng bom đã khiến nhiều người chết và bị thương ở Pattani, miền Nam Thái Lan.

Có vẻ như quân phiến loạn ở vùng này muốn nhắc nhở chính quyền quân sự Bangkok về thực tế của cuộc xung đột, mà từ năm 2004 cho đến nay, đã khiến hơn 6.100 người chết, gồm cả người Phật giáo lẫn Hồi giáo.

Trong một vùng mà từ nhiều năm qua sống trong tình trạng khẩn cấp, bất cứ nghi can nào cũng có thể bị giam đến hơn 5 tuần cho dù không bị buộc tội gì.
 Đây là điều mà các tổ chức bảo vệ nhân quyền vẫn lên án, thế nhưng chính quyền quân sự Thái Lan vẫn duy trì cách hành xử này.

Từ ngày 22/05/2014 cho đến nay, vẫn có rất nhiều người bị bắt giữ ở vùng này, như thừa nhận của phát ngôn viên bộ chỉ huy đơn vị đặc trách an ninh nội địa của quân đội Thái Lan với hãng tin AFP.

Lãnh đạo chế độ quân phiệt, tướng Prayuth Chan-O-Cha đã từng tuyên bố muốn tái lập hòa bình ở miền Nam Thái Lan, khởi động lại các cuộc hòa đàm với các nhóm phiến quân. Nhưng cho tới nay, chưa có nhóm nào tỏ ý muốn trở lại bàn đàm phán.

Vùng có đa số dân Hồi giáo này trước đây thuộc Malaysia, nhưng đã bị sát nhập vào Thái Lan vào đầu thế kỷ XX.
Tại đây, chính quyền của Thái Lan, mà đa số dân theo Phật giáo, đã thi hành chính sách đồng hóa người bản địa Hồi giáo bằng những hình thức cưỡng ép hoặc mua chuộc.

Từ nhiều năm qua, các nhóm phiến quân vẫn chiến đấu với mục tiêu giành quyền tự trị cho miền Nam Hồi giáo.
Vào năm 2003, chính quyền quân sự Thái Lan đã tiến hành nhiều đợt thương lượng với một số đại diện phiến quân Hồi giáo, nhưng các cuộc đàm phán này đã thất bại.

Hôm thứ sáu vừa qua, tướng Prayuth vừa cho biết là Malaysia đã chấp nhận tiếp tục đóng vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình ở miền Nam Thái Lan. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền ở vùng này không tin lời của lãnh đạo chế độ quân sự ở Bangkok.

Thành viên một hiệp hội chuyên trợ giúp pháp lý cho những người bị câu lưu ở miền Nam cho hãng tin AFP biết dân làng tại đây tiếp tục bị sách nhiễu và bắt bớ, cho thấy tình hình nhân quyền càng thêm tồi tệ, khiến không còn mấy ai tin vào thiện chí hòa bình của chính quyền quân sự.

Mới đây, ngày 20/08 vừa qua, một thiếu niên 14 tuổi đã thiệt mạng vì bị một binh lính Thái Lan bắn nhầm.
 Thủ phạm đã tìm cách che giấu tội ác bằng cách đặt vào tay nạn nhân một khẩu súng.

 Chính quyền Thái Lan lúc đó đã làm rùm beng về vụ truy tố binh lính nói trên, có lẻ nhằm chứng tỏ là kể từ nay họ sẽ không dung thứ những hành động như vậy.

Nhưng AFP đưa ra ví dụ một sinh viên bị cảnh sát bắt ngày 26/07 vừa qua vì bị nghi đặt một quả bom tự tạo ở Pattani, thủ phủ của một trong ba tỉnh miền Nam Thái Lan. Anh không hiểu vì sao mình lại nằm trong danh sách các nghi can.
Gần hai tuần sau, sinh viên này được thả ra mà chẳng hề bị buộc tội và cũng chẳng được cảnh sát xin lỗi.


Switch mode views: