• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-11 03:49:04') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-11 03:49:04') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 297 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tiếng Pháp có "lỗi thời" hay không ?

Tieng Phap hoi thao

"Phiên tòa" xử tiếng Pháp. Hội thảo về tiếng Pháp do Viện Pháp tổ chức tại Palais de Tokyo, ngày 18/07/2018.RFI / Tiếng Việt

Tiếng Pháp ra hầu tòa ngày 18/07/2018 vì bị cáo buộc « lỗi thời ».

 Đây là cách đề cập thảo luận đầy sáng tạo, dựa theo ý tưởng của tạp chí Usbek & Rica, trong ngày gặp gỡ đầu tiên của Viện Pháp.

Phiên tòa (nhập vai một ngày) vì các thế hệ tương lai có đủ chủ tọa, biện lý, luật sư bào chữa cho bị cáo, thư ký tòa án, bốn nhân chứng là những người trực tiếp làm việc trong môi trường Pháp ngữ, bồi thẩm đoàn được chọn ngẫu nhiên trong số khách tham dự và dĩ nhiên « bị cáo » là tiếng Pháp, hay đúng hơn là khả năng của tập thể trong việc cải tiến và đẩy mạnh phổ biến tiếng Pháp.

Tiếng Pháp có lỗi thời hay không ? (La langue française est-elle has been ?)

Câu hỏi được đưa ra thảo luận mang đầy tính khiêu khích. Khiêu khích ngay trong từ « lỗi thời » đến cách sử dụng tiếng Anh « has been » trong câu hỏi.
Đây là chủ ý của ban tổ chức, của những người tham gia « phiên tòa ».
 Chính cách thảo luận độc đáo này đã gây bất ngờ cho hội trường với vài trăm nhân viên, tùy viên văn hóa của Pháp tại các nước trên thế giới quy tụ về Paris.

Bỏ qua cách thảo luận truyền thống thường đơn điệu, thiếu năng động, chính những người trong bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định « Tiếng Pháp có phải là ngôn ngữ lỗi thời hay không ».
Bị cáo tiếng Pháp ra về mà không bị kết án nhưng với điều kiện tiếng Pháp phải được mở rộng hơn, tiếng Pháp phải trở thành công cụ sáng tạo, trao đổi, qua đó để truyền tải hình ảnh của nước Pháp.

Với bà Marie-Christine Saragosse, tổng giám đốc tập đoàn truyền thông France Médias Monde (FMM, gồm France 24, RFI và MCD) nhập vai « nhân chứng » trong phiên xét xử tiếng Pháp, ngôn ngữ của Molière vẫn được nói rộng rãi trên khắp thế giới :

« Với tôi, tiếng Pháp chưa bao giờ chống lại những ngôn ngữ khác. Và tiếng Pháp còn là ngôn ngữ của nhiều người châu Phi, vùng Québec, của nhiều người Canada khác. Tiếng Pháp còn là ngôn ngữ của người Bỉ, người Thụy Sĩ. Và cần nói thêm là một phần bốn người nói tiếng Pháp sống ở thế giới Ả Rập ».

Khi trả lời RFI tiếng Việt, bà rất lạc quan về tương lai của tiếng Pháp tại châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam :
« Tôi mới đến Việt Nam (tháng 05/2018) và tôi thấy là Việt Nam có ý muốn nối lại với tiếng Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ.

Ngoài ra, phải nhắc đến việc tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm Việt Nam vào tháng 01/2019.
Tôi đến Việt Nam vì chúng tôi vừa mới phát sóng kênh truyền hình France 24 tiếng Anh ở Việt Nam.

Ngay lập tức, chính quyền Việt Nam nói là họ cũng muốn có kênh France 24 tiếng Pháp.
Hiện chúng tôi đang xin giấy phép phát sóng France 24 tiếng Pháp. Vì Việt Nam đề nghị phát sóng kênh này, nên chúng tôi nghĩ là quá trình này sẽ sớm được hoàn thiện.  Chúng tôi nghĩ là có thể làm được gì đó vào cuối năm nay, hoặc đầu năm sau, nhân chuyến công du của tổng thống Pháp.

Ở Việt Nam, tôi thấy rất nhiều người học tiếng Pháp bằng cách nghe đài RFI qua các bản tin tiếng Pháp « dễ đọc » và họ nói tiếng Pháp rất trôi chảy, không bị pha giọng.
Ngoài ra, thông qua ban tiếng Việt của RFI, chúng tôi cũng có những phương pháp dạy tiếng Pháp qua tiếng Việt.

 Đây là một phương pháp rất hay vì từ tiếng mẹ đẻ, thính giả có thể học được tiếng Pháp.Ngoài ra, Viện Pháp cũng yêu cầu chúng tôi cho phép họ truy cập nội dung dạy tiếng Pháp để sử dụng giáo trình của chúng tôi thông qua chương trình RFI Savoirs ».

Ngoài RFI Savoirs tăng cường đào tạo trên internet, trong đó có chương trình học tiếng Pháp, năm 2017, tập đoàn FMM còn cam kết đối tác với AUF (Cơ quan Đại học Pháp ngữ) để góp phần làm lan tỏa khắp thế giới kiên thức và chuyên môn khoa học của khối Pháp ngữ.

Website tieng phap

Giới thiệu website mới của Viện Pháp (Institut français), ngày 18/07/2018.
RFI / Tiếng Việt

Viện Pháp : Hiện đại hóa và sáng tạo để phát triển tiếng Pháp

« Cái mà chúng ta gọi là khối Pháp ngữ ngày nay, không phải là không gian bấp bênh ngoài phạm vi nước Pháp với Pháp là trung tâm, mà chính là tiếng Pháp ».

Đây là thông điệp được tổng thống Emmanuel Macron gửi đến mọi công dân nói tiếng Pháp trên khắp thế giới : Thách thức ngôn ngữ là mối bận tâm của mọi người và cần đến một quan niệm cởi mở, đa phương và phi tập trung trong cộng đồng Pháp ngữ.

Để tiếng Pháp trở thành công cụ phục vụ cho đam mê sáng tạo, cho đối thoại giữa các nền văn hoá khác nhau, Viện Pháp muốn tăng cường mạng lưới văn hóa ở nước ngoài, như tiếp tục đồng hành cùng các trí thức, nghệ sĩ và các tác phẩm của họ, qua đó tiếng Pháp tiếp tục được mở rộng, trở thành phương tiện tư duy và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực sách vở, âm nhạc, kỹ thuật số, thảo luận…
 Vì vậy, « các nền văn hóa và ngôn ngữ cùng hành động ! » là trọng tâm trong hai ngày gặp gỡ tại Paris với các « sứ giả » của văn hóa và ngôn ngữ Pháp ở nước ngoài.

Thay đổi đầu tiên được Viện Pháp đưa ra chính là trang web mới của Viện bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, năng động hơn, nhấn mạnh vào những Sự kiện nổi bật (Nos temps forts), song không quên các Hồ sơ (Dossier) quan trọng và những thông tin Nơi khác (Ailleurs) của các trang đối tác…
Bẩy website nhỏ được thiết kế riêng cho 7 ngoại ngữ cũng sắp được hoàn thiện.

« Mục đích của trang web mới là quảng bá văn hóa Pháp ra thế giới, đồng thời củng cố danh tiếng của Pháp bằng cách giải thích đúng trọng tâm và sống động và cuối cùng là nhằm cung cấp một công cụ làm việc có ích, tiện lợi cho những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá ».
Ngoài các dự án trao đổi hợp tác nghệ thuật, Viện Pháp tiếp tục tăng cường ủng hộ các nghệ sĩ trẻ nước ngoài thông qua chương trình CinEd và La Fabrique Cinéma (Xưởng sản xuất phim).

Bà Emilie Boucheteil, giám đốc ban Điện ảnh của Viện Pháp, giải thích :
« Với những người chưa biết đến Fabrique, đây là một chương trình rất quan trọng của Viện Pháp và rất hữu ích.
Chương trình nhằm phát hiện và công nhận giá trị các đạo diễn, nhà sản xuất phim của các nước phía Nam và các nước đang phát triển, đồng hành với họ trong khuôn khổ Liên Hoan Phim Cannes ».

Trong vòng 10 năm hoạt động (2009-2018) của Xưởng sản xuất Phim của Viện Pháp, 91 dự án đã được chọn, 167 đạo diễn được mời.
Chương trình hoạt động ở 61 nước, trong đó có 23 nước Pháp ngữ. 40% các dự án phim được Viện Pháp ủng hộ và hỗ trợ đã được khởi quay.

du an  Pháp-Rumani


Giới thiệu dự án năm Pháp-Rumani 2019, ngày 18/07/2018.
RFI / Tiếng Việt

Les Labs của Viện Pháp không phải là dự án mới nhưng trong hai năm gần đây đã phát triển rất mạnh mẽ.
Bà Judith Roze, giám đốc ban tiếng Pháp, sách và tri thức của Viện Pháp, giải thích :
« Les Labs là những chương trình nhằm giúp tăng cường kỹ năng chủ yếu dành cho thế hệ trẻ dấn thân và các xã hội dân sự nước ngoài.

Từ một chương trình gốc, hiện tại đã có nhiều chương trình bổ trợ (SafirLab, AyadaLab…).
Đầu tiên chính là LabCitoyen, hàng năm vẫn quy tụ về Paris từ 50-60 người, tất cả đều thuộc khối Pháp ngữ, để gặp gỡ và theo học một khóa về một chủ đề liên quan đến nhân quyền.
 Chủ đề năm nay (2018) là Quyền của con người và giáo dục ».

Các chương trình, hoạt động dành riêng cho một quốc gia cũng là dự án chủ đạo của Viện Pháp.
 Sau năm 2018 dành cho Israel, năm 2019 sẽ đề cao quan hệ Pháp-Rumani và đến năm 2020, châu Phi sẽ được vinh danh tại Pháp.

Thách thức để « tiếng Pháp không bị coi là lỗi thời » và để duy trì quyền lực mềm chính là phải suy nghĩ đến sự phát triển của ngôn ngữ này, đến cách phổ biến các tác phẩm thể hiện chất Pháp bên cạnh những ngôn ngữ và nền văn hóa khác.

Và cuối cùng là phải thu hút được công chúng mới bằng cách tìm ra cách hành động để tiến về phía họ.

Switch mode views: