• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-12 10:02:53') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-12 10:02:53') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 297 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Chi phí quân sự : Thế giới cứ giảm, châu Á cứ tăng

China-Quandoi

Quân đội Trung Quốc diễu hành nhân lễ Quốc khánh - RFI


Trong bản báo cáo về chi phí quân sự toàn cầu năm 2013 công bố hôm 14/04/2014, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI của Thụy Điển, đã xác nhận đà giảm sụt của chi tiêu quân sự trên thế giới, được ghi nhận từ năm 2012.

Tuy nhiên, trong toàn cảnh cảnh đó, tại Châu Á, đặc biệt là tại Đông Á và Đông Nam Á, chi phí quốc phòng lại gia tăng do các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các láng giềng.

Theo ước tính của SIPRI, một trung tâm rất có uy tín, chuyên theo dõi và cập nhật hóa thường xuyên các giao dịch mua bán vũ khí và chi phí quốc phòng trên toàn thế giới, mức chi tiêu quân sự trên hành tinh đã giảm nhẹ lần đầu tiên vào năm 2012 (0,4%).
Một năm sau, đà giảm này đã tăng tốc, với tỷ lệ 1,9%.

Nguyên nhân thúc đẩy chiều hướng tuột giảm nói trên là tình hình ngân sách quốc phòng các nước phương Tây bị cắt giảm, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

 Ngân sách quốc phòng Mỹ, lớn nhất thế giới, đã bị giảm 7,8% , bắt nguồn từ việc chấm dứt các hoạt động quân sự ở IraK, rút quân sớm khỏi Afghanistan, và cắt giảm chi tiêu tự động do Quốc hội Mỹ áp đặt vào năm 2011.

Trong bối cảnh chung vừa kể, viện SIPRI đã nêu bật chiều hướng gia tăng chí phí quốc phòng tại một số khu vực khác, như tại Trung Đông và nhất là tại châu Á.

Ông Sam Perlo – Freeman, Giám đốc nghiên cứu của SIPRI đặc trách các ngân sách quân sự ghi nhận : « Đà gia tăng chi tiêu quân sự ở các nước mới trỗi dậy và đang phát triển vẫn tiếp diễn không ngừng ».

Đối với Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm, đây là một xu hướng đáng tiếc vì thể hiện một sự lãng phí tài nguyên vào vấn đề võ trang, thay vì dồn nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Ông Perlo-Freeman nhận định : « Cho dù trong một số trường hợp, đó là hệ quả tự nhiên của sự phát triển kinh tế và việc đáp ứng nhu cầu an ninh thực thụ, trong nhiều trường hợp khác, đó lại phản ánh một sự lãng phí nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, (mà tác giả là) các chế độ độc đoán, hoặc (xuất phát từ) cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực ».

Theo SIPRI, Trung Quốc - nước có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) – lại nằm trong số hơn 20 quốc gia đã nhân đôi chi tiêu quốc phòng của mình từ năm 2004 đến nay.

 Chi tiêu quân sự của Bắc Kinh đã tăng thêm 7,4% trong năm 2013, trong lúc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã khiến cho một số nước láng giềng phải gia tăng chi phí cho quân đội của họ.

Chuyên gia Perlo – Freeman đã nêu bật ví dụ của Nhật Bản : « Những lo ngại của Nhật Bản về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc , cộng thêm với chính sách dân tộc chủ nghĩa của chính quyền đương nhiệm, đã thúc đẩy Tokyo bãi bỏ chính sách đã có từ lâu là giảm bớt dần dần chi tiêu quân sự của mình ».

Switch mode views: