• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-15 18:40:03') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-15 18:40:03') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 292 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-11-2013

 Thỏa thuận hạt nhân Iran : Obama liều đánh cuộc ?

IRAN-NUCLEAR-OBAMA



Tổng thống Mỹ Barack Obama nhân cuộc họp báo về thỏa thuận hạt nhân Iran ngày 23/11/2013.
REUTERS/Joshua Roberts


Hai sự kiện nổi cộm trang nhất báo chí Pháp ngày đầu tuần hôm nay, thứ Hai 25/11/2013 là kế hoạch cải tổ thuế của Thủ tướng Pháp Ayrault, và thỏa thuận đạt được trên hồ sơ hạt nhân Iran, vốn là hồ sơ quốc tế được theo dõi nhất.

Hoa Kỳ được cho là đóng vai trò quan trọng và báo giới Pháp cho là Tổng thống Mỹ đang đánh cuộc một cách nguy hiểm.

Theo thỏa thuận đạt được giữa phương Tây và Iran trên hồ sơ hạt nhân tại Genève vào hôm qua, Iran chấp nhận giới hạn chương trình hạt nhân của mình đánh đổi lấy một sự giảm thiểu trừng phạt kinh tế.

Les Echos trong một hàng tựa trang nhất tóm lược nhận định chung : « Hạt nhân Iran : Một thỏa thuận với nhiều câu hỏi ».

Tít lớn của La Croix cũng ghi nhận : « Những điều được nói lên và không được nói lên của một thỏa thuận ».

Trong bài xã luận, La Croix nhắc lại là sau 5 ngày thương lượng gay go, các bên – Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc và Iran - đã đạt được thỏa thuận đầu tiên trên chương trình hạt nhân Iran, và đều tỏ ra rất hài lòng..., cho dù đánh giá rất khác nhau.

Điều làm tờ báo chú ý là tính chất mập mờ của từ ngữ trong thỏa thuận, cho thấy là các nhà thương thuyết đã đúc kết một thỏa hiệp cho phép các bên giữ được thể diện, xem là mình đã thành công, và trước tiên là Iran có thể tìm lại được một tính chính đáng trên chính trường quốc tế.

Le Figaro, cũng trong một hàng tựa trang nhất xem thỏa thuận này là một cuộc đánh cuộc nguy hiểm của tổng thống Mỹ Obama.

Trích tờ Washington Post, Le Figaro nhận thấy là ông Obama đang trong « sương mù hòa bình », và « các nhà thương thuyết không nắm chắc hậu quả của hành động mình ». Theo Le Figaro, rất khó mà hiểu được Tổng thống Iran nghĩ gì khi ký thỏa thuận, và cũng khó hiểu được là phương Tây đòi hỏi gì nơi Iran.

Hoa Kỳ, theo Le Figaro, hy vọng với sự tin tưởng qua thỏa thuận, có thể đi đến giai đoạn mạnh bạo hơn, đó là tháo gỡ tiềm năng quân sự nguyên tử của Iran. Nhưng đánh cuộc như thế khá nguy hiểm, ai cũng nhớ lại thỏa thuận năm 2003, phương Tây đã hoan nghênh cuộc thương lượng lịch sử trên hồ sơ hạt nhân Iran để rồi vài năm sau nhìn thấy Iran vi phạm tất cả những điều cam kết.

Libération cũng cùng quan điểm nhận thấy là ông Obama « nhìn rộng và đặt cược to ».

Theo Libération, không đầy 2 tiếng đồng hồ sau khi thỏa thuận ở Genève được thông báo, Tổng thống Mỹ đã xuất hiện trước các ống kính và cho rằng ông đã « mở ra một con đường mới đến một thế giới an toàn hơn ».


Theo Libération, Tổng thống Mỹ có lý do để tỏ ra hài lòng trước ‘bước tiến’ này sau 5 năm nổ lực ngoại giao không hiệu quả và rất bị chỉ trích.

Nhiều chuyên gia còn nhận thấy ổn định quan hệ với Iran có lợi cho Hoa Kỳ trong mục tiêu tái cân bằng ngoại giao trong khu vực.

Iran, theo họ, đang nắm « chìa khóa chủ yếu trong các cuộc tranh chấp, khủng hoảng mà Mỹ quan tâm trong khu vực, ở Syria, Liban, Irak hay Afghanistan ».

Theo Libération, Ông Obama với cái nhìn thực tiễn, rất chú ý đến các lập luận này, tuy nhiên nhìn những phản ứng hốt hoảng ở Mỹ, trong đảng Cộng hòa sau thỏa thuận với Iran, tờ báo cho là không thể tin tưởng vào một nước luôn đe dọa an ninh nước Mỹ và vi phạm luật quốc tế, thì rõ ràng Tổng thống Mỹ bị nhiều điều bó tay. Hạ viện đã đe dọa thông qua những trừng phạt mới trong những ngày sắp tới.

Trong bối cảnh đó, nếu ông Obama hôm nay có thể tỏ ra hài lòng về ‘bước đầu tiên’ này, thì lịch sử sẽ đánh giá về những diễn tiến sau đó, và những bước khó nhất là trong thời gian tới.

Người Pháp lo thuế tăng lên

Trên hồ sơ thuế, le Figaro nêu bật nỗi lo ngại của người Pháp, là thuế sẽ tăng lên. Tờ báo nêu kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 50% người được hỏi thấy chắc chắn thuế sẽ tăng, trong khi 66% không tin vào khả năng của thủ tướng Ayrault thực hiện được công cuộc cải tổ.

Le Monde trong hàng tít lớn nhìn lại « ngày mà Thủ tướng Jean Marc Ayrault chơi lá bài được ăn cả ngã về không », vì Thủ tướng đã giữ kín kế họach cải tổ của ông cho đến khi được tiết lộ trên báo Les Echos vào tuần qua. Ngay cả Tổng thống Hollande cũng chỉ được thông báo vào giờ phút chót.

Tờ Les Echos chờ đợi phản ứng từ các đối tác xã hội, và cho bỉết là hôm nay ông Ayrault mở vòng đầu thảo luận với họ trên hồ sơ này.

Thảo luận sẽ gay go, công việc của Thủ tướng không dễ vì kế hoạch cũng như cách làm của ông Ayrault lại đang gây căng thẳng giữa phủ Thủ tướng và bộ Tài chính.

Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Tokyo

Về Châu Á, tình hình căng thẳng Nhật Trung sau khi Trung Quốc lập vùng phòng không, đã được Les Echos và Le Figaro quan tâm.

Dưới tựa đề “Bắc Kinh tăng một bậc căng thẳng quân sự với Tokyo”, Le Figaro cho là Bắc Kinh đã tiến thêm một bước trong tham vọng lãnh thổ ở biển Hoa Đông, khẳng định chủ quyền trên quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, và áp đặt một vùng nhận dạng và phòng không, bao gồm các đảo tranh chấp.

Mối lo ngại hiện nay là sẽ có những vụ’nghênh chiến’ hay đụng nhau giữa phi cơ Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuần tra trong không gian eo hẹp này.

Les Echos đánh giá Bắc Kinh khiêu khích các láng giềng và làm Washington lo ngại.

Tờ báo hóm hỉnh cho là trong không đầy 24 tiếng đông hồ, Trung Quốc đã thành công khiến cho tất cả các thủ đô lớn Châu Á - Thái Bình Dương chống lại mình, khi thông báo thiết lập vùng nhận dạng và phòng không to lớn bao gồm các đảo tranh chấp.

Tờ báo nhắc lại phản ứng của Tokyo và Seoul, nhưng ghi nhận là lời lên án mạnh mẽ nhất đến từ Washington, vốn lo ngại là vụ ‘leo thang này’ sẽ dẫn đến sự cố. Đối với Les Echos, Tokyo và Washington ngày càng công khai lo ngại

Trước thái độ bành trướng của Trung Quốc, tờ báo cũng tỏ ra gay gắt.

Trung Quốc cho mình là nạn nhân, chịu hành động khiêu khích của Nhật, khi vào tháng 9 năm ngoái 2012, Tokyo quốc hữu hóa các đảo Senkaku, nhưng sau đó thì Bắc Kinh đã không ngần ngại gây bất ổn định ở nhiều vùng biển Châu Á, và phô trương sức mạnh quân sự của mình.

Trung Quốc, Nga và Ai Cập đều cần phải có Nhà nước pháp quyền

Còn trong một bài báo dài trang quan điểm, Les Echos đăng bài nhận định của Dominique Moisi, giáo sư ở King’s Collège, Luân Đôn, với tựa đề gây chú ý : Trung Quốc, Nga, Ai Cập hay Nhà nước pháp quyền khó tìm thấy.

Bài báo bắt đầu bằng nhận xét : Bắc Kinh, Cairo, Sotchi : Không có nét gì chung giữa thủ đô Trung Quốc, Ai Cập và nơi sắp đón Thế vận mùa đông, ngoại trừ sự kiện là 3 nơi này đã phản ánh theo kiểu của mình một thách thức chung : Sự thiếu vắng Nhà nước pháp quyền.

Tác giả bài báo công nhận có những khác biệt ngày càng rõ giữa Trung Quốc và Nga. Trung Quốc có vẻ thực sự đi vào con đường cải cách, trong lúc Nga thì ngày càng khép mình, ngày càng phủ nhận thực tế.

Đối với Trung Quốc, bài báo nhắc lại là sau Hội nghị Trung ương, thì những cải tổ kinh tế đầy tham vọng và cung cách điều hành Nhà nước đã được thông báo. Nhưng so sánh với năm 1978 và Hội nghị toàn thể ban chấp hành Trung ương khi đó đã cho phép Đặng Tiểu Bình củng cố cải cách thời hậu Mao, thì quả là còn quá sớm.

Dominique Moisi cho là nói về cải cách là một chuyện, thực hiện lại là một chuyện khác. Hiện nay, thay đổi không thể chối cãi là sự củng cố quyền lực của ông Tập Cận Bình.

Đối với Nga, việc tổ chức tại Sotchi một Thế vận hội mùa đông tốn kém nhất trong lịch sử Thế vận đã gây nên bất bình, những lời chỉ trích cũng đã vang lên. Phải chi tiêu những khoản tiền kếch xù trong lúc tăng trưởng kinh tế chậm lại một cách ngoạn mục, người dân công khai nêu mối lo ngại.

Và cho dù thế vận hội mùa đông Sotchi có thành công, ve vuốt được tự ái người Nga, thì thời hậu Sotchi có nguy cơ rất khó khăn đối với một chế độ không chấp nhận đánh giá lại chính sách và thực hiện những cải tổ cần thiết.

Bài viết cảnh báo là ở Trung Quốc cũng như ở Nga, có một sự đánh cuộc ngầm giữa lãnh đạo và dân chúng. Đó là « để chúng tôi lãnh đạo, cai quản, trong lúc mà chúng tôi cho phép các người làm giàu ». Thế nhưng, nếu tăng trưởng chậm lại hay bị dừng lại, thì nỗi tức giận sẽ bùng lên.

Trong phần kết luận, Dominique Moisi cho là thiết lập một Nhà nước Pháp quyền – tức là trước tiên hết bằng hành động chứ không phải bằng lời nói, chống lại nạn tham nhũng và đảm bảo công lý cho mọi người – đây là một hiểm họa thực sự mà nước Nga của Putin không muốn trong lúc Trung Quốc của Tập Cận Bình cũng do dự, chùng bước.

Có điều là nếu không làm thì đến một lúc nào đó, họ phải gánh hậu quả : Những vụ bùng nổ không thể tránh khỏi.


Switch mode views: