• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-16 17:16:26') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-16 17:16:26') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 292 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Bầu cử Quốc hội Việt Nam : Nhiều ứng cử viên độc lập bị loại

vietnam-politics


Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giới thiệu danh sách ứng cử viên, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 26/04/ 2016,
REUTERS/Kham

Việt Nam đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội, sẽ diễn ra vào ngày 22/05/2016. AFP hôm nay, 26/04/2016, đưa tin về việc chính quyền Việt Nam cấm các nhà bất đồng chính kiến và một ngôi sao nhạc pop ứng cử Quốc Hội.

Giới bất đồng chính kiến lên án thủ đoạn “dân chủ giả mạo” của chính quyền.
Cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam năm nay khởi đầu với một “phong trào” tự ứng cử, điều được coi là chưa từng có tại quốc gia độc đảng này.

Hơn 100 ứng cử viên độc lập, trong đó có nhiều người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, đã đăng ký tham gia.
 Tuy nhiên, hồ sơ của các ứng cử viên độc lập đã nhất loạt bị chính quyền loại bỏ, theo như danh sách ứng cử viên vừa được Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố hôm nay, 26/04/2016.

Trả lời AFP, nhà báo Phạm Đoan Trang – một nhà tranh đấu cho nhân quyền - nhận xét : chỉ có một vài ứng cử viên độc lập “giả hiệu” là được chấp nhận trở thành ứng viên chính thức, trên thực tế họ đã nhận được sự ủng hộ từ trước của chính quyền, và sự có mặt của nhóm này là nhằm giúp cho chế độ tạo nên một “vẻ dân chủ bề ngoài”.

AFP nhận xét, khác với Trung Quốc, nước Việt Nam Cộng sản có một Hiến Pháp mang tính dân chủ về hình thức, cho phép tất cả các công dân trên 21 tuổi ra ứng cử Quốc Hội, nhưng trên thực tế, tuyệt đại đa số trong hơn 500 đại biểu Quốc Hội đều là đảng viên đảng Cộng sản.

Một người phụ trách cơ quan bầu cử địa phương, xin ẩn danh, nói với AFP : “Cho dù các ứng cử viên độc lập có nỗ lực đến đâu, nếu họ không nằm trong danh sách đã được (chính quyền) phê chuẩn từ trước, họ sẽ thất bại”.

Ông nói thêm : “Người ta đề nghị tôi khuyến khích hai láng giềng tự ứng cử để cho thấy cuộc tranh cử này là dân chủ, nhưng sau đó chính họ lại yêu cầu hai người này rút khỏi danh sách”.

Trong số các ứng cử viên độc lập, AFP đặc biệt chú ý đến ca sĩ nhạc pop Mai Khôi, bị loại khỏi danh sách tranh cử, cho dù được rất đông người ủng hộ.

Ca sĩ Mai Khôi đã đưa lên mạng Youtube một video bằng tiếng Anh, trong đó cô mời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp gỡ các ứng cử viên độc lập bị chính quyền cấm ứng cử, nhân chuyến công du sắp tới của ông tới Việt Nam, dự kiến vào cuối tháng 5.

Nhiều luật sư, nhà hoạt động xã hội đã vạch ra tính chất vi hiến của nhiều biện pháp mà chính quyền Việt Nam sử dụng để loại bỏ các ứng cử viên độc lập, nhất là qua việc tổ chức hội nghị cử tri ở tổ dân phố và các vòng hội nghị, được gọi là “hiệp thương”, do Mặt Trận Tổ Quốc - một tổ chức do đảng Cộng sản lãnh đạo - chủ trì.

Switch mode views: