• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-10 01:29:00') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-10 01:29:00') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 205 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế có thẩm quyền xử « tội ác xâm lược »

LaHaye-thamphan

Thẩm phán của Tòa Án CPI tại La Haye. Ảnh minh họa.
AFP

Sau ba tội danh: tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội diệt chủng, từ nay trở đi sẽ có thêm "tội ác xâm lược" thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI).
Quyết định trên đã được 123 nước tham gia CPI nhất trí thông qua tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 15/12/2017.

Việc xét xử « tội ác xâm lược » liên quan đến việc một nước tấn công nước khác đã được bàn thảo từ nhiều năm qua nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi và sự dè dặt ở nhiều nước.

Thông tín viên Grégoire Pourtier, từ New York tường trình:

"Đã được dự trù trong các quy chế ban đầu của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, « tội ác xâm lược » vẫn luôn là chủ đề gai góc.
Đó là việc xác nhận hành động một nước tấn công chủ quyền của nước khác và chỉ ra các nghi phạm trong số những lãnh đạo.

Từ các cuộc can thiệp trong khu vực Hồ Lớn ở châu Phi, cho đến các vụ can dự quân sự của Nga ở Gruzia hay Ukraina, cho đến những liên minh khác nhau can thiệp vào Lybia hay Syria chẳng hạn…
Rất nhiều trường hợp tiềm ẩn phạm tội ác xâm lược có thể xuất hiện ngay trong đầu mọi người.

Trong những điều kiện đó, nếu có thể tìm thấy một « thỏa thuận » nào đó, thì hãy còn lâu người ta mới có thể thống nhất với nhau để xác định tội danh.
Năm 2010, hội nghị tại Kampala (Uganda) đã cho phép xác định rõ hơn khái niệm « tội ác xâm lược ».
Nhưng 89 nước tham gia hội nghị đã không phê chuẩn các điều chỉnh luật được soạn thảo khi đó và 7 năm sau, vẫn còn nhiều nước chưa muốn thông qua.

Anh Quốc, Canada, Nhật Bản hay Pháp yêu cầu là các nước đã không phê chuẩn các quyết định đưa ra tại Uganda sẽ không liên quan đến thẩm quyền mới của CPI."


Switch mode views: