• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-09 05:10:31') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-09 05:10:31') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 205 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Báo Libération : Bắc Triều Tiên thực ra đã bị « phá hủy hoàn toàn »

korean war montage 2

Hình ảnh cuộc chiến Triều Tiên năm 1950-1953.
Wikimedia

Lời đe dọa « phá hủy hoàn toàn » Bắc Triều Tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã làm sống dậy một quá khứ mà phần lớn của quá khứ đó từ lâu đã bị rơi vào quên lãng.

Đó là cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953.
 Theo quan điểm của Arnaud Vaulerin thông tín viên báo Libération tại Tokyo, thì « Bắc Triều Tiên đã từng bị tàn phá hoàn toàn ».

Đó là một cuộc chiến tranh tàn khốc, một cuộc xung đột tồi tệ hậu Đệ Nhị Thế Chiến.

 Ước tính có khoảng từ 3-5 triệu người chết bao gồm cả thường dân và quân nhân. Vậy mà ít ai được biết đến mức độ hãi hùng của cuộc xung đột.
Theo tác giả, đó là vì vào đầu những năm 1950, máy quay phim chưa mấy phổ biến, giới phóng viên không đông đảo, mà cũng không được tháp tùng các đạo quân.
 Do đó, cuộc chiến Triều Tiên đã không được tường thuật rộng rãi như cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

Chia rẽ và ly tán

Người ta sẽ chẳng bao giờ nói rõ xung đột Triều Tiên đã tàn phá đất nước, chia rẽ bán đảo và làm biết bao gia đình ly tán đến dường nào.

 Sự chia rẽ đó đã chớm nảy mầm khi Liên Xô và Hoa Kỳ đến thế chân quân xâm lược Nhật Bản năm 1945.
 Ý tưởng một nền độc lập cho bán đảo đã tan theo mây khói ngay khi hai siêu cường thắng thế lúc bấy giờ cùng nhau chia sẻ địa bàn.

Cả Washington và Matxcơva đều dè chừng nhau vì e sợ bên kia nếu có được độc lập, bán đảo Triều Tiên hợp nhất có sẽ rơi vào tay đối thủ.
Tác giả cho rằng Bắc và Nam Triều Tiên trước hết là nạn nhân của một sự đối đầu về tư tưởng đông-tây.
Cuộc đối đầu đó chưa bao giờ dứt từ hơn 70 năm qua.

 Và hơn bao giờ hết, hai nước Triều Tiên là những sản phẩm do chính nước ngoài tạo ra.
Ngược dòng lịch sử, vào tháng 8/1945, vĩ tuyến 38 trở thành đường biên giới giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên.

Ở phía bắc, Liên Xô đưa Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) lên cầm quyền và giúp thành lập chế độ miền bắc.
Còn ở phía nam, Hoa Kỳ cũng tiến hành tổ chức một hệ thống chính trị quân sự, đưa Syngman Rhee, một chính khách tham nhũng sống nhiều năm ở Mỹ trước khi được đưa lên như một người hùng cứu nguy tổ quốc phía nam.

Ngày 15/08/1948, nước Cộng Hòa Triều Tiên ra đời.
Ngày 09/09, đến lượt Cộng Hòa Nhân Dân được khai sinh ở phía bắc của đường ranh giới.

Thế rồi, phía nam phải đối mặt với những làn sóng phản đối, các cuộc đối đầu giữa phe bảo thủ và những người có cảm tình với cộng sản.

Dù rằng đã dập tắt được các cuộc nổi loạn ở phía nam, nhưng chính phủ thủ tướng Syngman vật vã kiểm soát được tình hình ở gần vĩ tuyến 38.
 Các chiến dịch giành lại kiểm soát đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Mối họa nguyên tử và bom napal

Ngày 25/06/1950 chiến sự bùng nổ. Kim Nhật Thành đưa quân tấn công và vượt vĩ tuyến 38 trong đêm.

Ba ngày sau, Seoul rơi vào tay quân đội phía bắc và binh lính Kim Nhật Thành tiếp tục tiến về Busan nơi Syngman Rhee ráng cố thủ, đợi được đến ngày liên quân Liên Hiệp Quốc gồm khoảng 20 nước do Hoa Kỳ dẫn đầu đến tiếp viện.

Ngày 15/09, liên quân quốc tế, đổ bộ từ cảng Incheon, cửa ngõ Seoul đã đánh úp và đẩy lui quân đội Bắc Triều Tiên đến tận biên giới Trung Quốc.
Bị đẩy lui, Kim Nhật Thành cầu cạnh Matxcơva nhưng bị từ chối. Chế độ cộng sản Bắc Kinh vẫn còn non trẻ (từ năm 1949), đã đáp trả lời cầu cứu, nhanh chóng gởi hàng vạn binh sĩ vượt sông Áp Lục ngăn chia Trung – Triều.

Tháng 2/1951, các đạo quân của Liên Hiệp Quốc và Hàn Quốc lấy lại được Seoul.
Kể từ mùa xuân năm đó cho đến cuối cuộc xung đột, mặt trận đôi bên chỉ xoay quanh vĩ tuyến 38.

Tuy vậy, Bắc Triều Tiên suýt chút nữa chịu chung số phận như hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
 Khả năng sử dụng bom nguyên tử đã từng được tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Harry Truman đề cập đến vào cuối năm 1950.

Tướng MacArthur lập kế hoạch khoảng 30 vụ tấn công hạt nhân vào Mãn Châu đánh vào các trại lính của Bắc Triều Tiên.
Bất đồng với tướng MacArthur, Truman đành phải thay người khác là tướng Ridgway.

Trong khoảng thời gian đó, Hoa Kỳ đã tăng cường oanh kích, tiến hành chiến dịch rải thảm bom napal vào những căn cứ quân sự và thành phố, theo như lời thuật của sử gia Bruce Cumings.

Ngày 27/07/1953, hiệp định đình chiến được ký kết mà không phe nào chiếm thêm được một tấc đất.
Và cũng sẽ không có một hiệp ước hòa bình nào được phê chuẩn.

Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn luôn trong tình trạng chiến tranh.
Cũng như là luôn nằm dưới sự giám sát của Trung Quốc, Nga và Mỹ.

Switch mode views: