• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-28 15:26:06') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-28 15:26:06') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 175 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Thiên tai gây tác hại cho nông nghiệp

sweden-wheat-harvest

Một cánh đồng lúa mì bị khô hạn gần Munich, Đức. Ảnh chụp ngày 30/07/2018Reuters

Hạn hán, lụt lội gây tác hại kinh tế nặng nề cho nông nghiệp ở Đức và Miến Điện, Ấn Độ cấm nhập vaccin của Trung Quốc, một nữ vận động viên da đen bị tấn công ở Ý, trường y khoa

Tokyo hạ điểm các nữ thí sinh để hạn chế số nữ sinh viên.
Đó là những chủ đề của tạp chí Thế giới đó đây tuần này.

Ngày 01/08/2018, Cơ quan Đại dương và Khí hậu Quốc gia của Mỹ đã công bố một báo cáo cho thấy là trong năm 2017, lượng khí phát thải gây hiệu ứng lồng kính đã đạt mức kỷ lục mới ở khắp nơi trên thế giới.
Năm 2017 cũng là năm mà nhiệt độ trên Trái đất đã tăng cao bất thường và băng ở Bắc cực tan chảy với tốc độ chưa từng thấy.

Theo báo cáo nói trên, năm 2016 đã là năm nóng nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng năm 2017 cũng không kém bao nhiêu, với các nhiệt độ tại phần lớn các vùng trên hành tinh chúng ta cao hơn rất nhiều so với mức trung bình.

Chẳng hạn, như tại Pháp, trong ngày 03/08/2018, có đến 2/3 lãnh thổ bị nóng bức với những nhiệt độ vượt hơn 40°C ở miền nam.
 Chính phủ và các chính quyền địa phương đang huy động mọi phương tiện để đối phó vớt đợt nóng có thể kéo dài đến đầu tuần sau.

Đức: Hạn hán đe dọa nông nghiệp

Riêng tại Đức, nạn hạn hán kéo dài từ nhiều tuần qua đang gây tác hại nặng nề cho nền nông nghiệp nước này, như tường trình của thông tín viên Pascal Thibault từ Berlin ngày 30/07/2018:

« Những cây bắp èo uột chỉ cao đến đầu gối thay vì cao hai mét, nhiều nhà chăn nuôi không còn thức ăn cho gia súc, nên phải mua thêm hoặc phải hạ thịt sớm những con bò : nước Đức đang bị hạn hán trầm trọng.

Chủ tịch Liên đoàn các nông gia đang xin chính quyền trợ cấp 1 tỷ euro cho các nhà canh tác.
Thu hoạch năm nay có thể sẽ bị giảm 20%, thậm chí có thể giảm tới 70% tại miền bắc và miền nam nước Đức, tức là những vùng bị nặng nhất.

 Một số nông gia khác thì lại không bị ảnh hưởng, riêng giới trồng nho thì chờ đợi vụ mùa năm nay sẽ thu hoạch rất tốt.
Chính quyền liên bang và chính quyền các vùng sẽ họp thượng đỉnh ngày 31/07 ở Berlin.

Hạn hán cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng ngày 01/08. Nhưng phải chờ đến khi có tổng kết về vụ mùa vào cuối tháng 8, chính quyền các cấp mới có thể ra những quyết định cụ thể.

Bình thường thì các khoản trợ cấp là lấy từ ngân sách của các bang, nhưng bộ trưởng Nông Nghiệp liên bang không loại trừ việc Nhà nước Đức tham gia trợ cấp cho các nông gia gặp khó khăn.
Về phần những người tiêu dùng, họ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn. Giá của các mặt hàng như sữa và khoai tây chiên sẽ tăng cao. »

Miến Điện : Kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại do lụt lội

Trong khi đó, tại Miến Điện, các trận lụt tiếp diễn và sẽ gia tăng trong những ngày tới.
Tính đến đầu tuần, ít nhất 10 người đã thiệt mạng và gần 100 ngàn người đã phải lánh nạn.
Thiên tai này đang đe dọa đến nền kinh tế của một trong những quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á.

Từ Rangun, thông tín viên Elisa Hunt tường trình :

« Nước dâng cao đến tận nóc nhà, nhiều con đường bị cắt đứt, dân chúng chạy lụt trên những chiếc ca nô hoặc đi bộ, chỉ mang theo người vài thứ, để lánh nạn tại các trại được dựng lên để đón tiếp họ.
Đó là những cảnh tượng vẫn diễn ra từ nhiều ngày qua ở miền Nam Miến Điện.

Hậu quả của các trận lụt này là nhiều đất canh tác bị ngập. Liên Hiệp Quốc hiện đang rất lo ngại vì nông nghiệp sử dụng đến 70% lực lượng lao động của nước này và chiếm 30% tổng sản phẩm nội địa GDP.

Kinh tế của Miến Điện như vậy là rất dễ bị tác động của mọi thiên tai, như các cơn mưa lũ năm 2015 đã cho thấy.
Vào năm đó, hàng trăm người đã thiệt mạng, và gần 20% đất canh tác bị ngập, khiến ngành nông nghiệp của nước này bị sụt giảm thấy rõ.

Đây rõ ràng là một mối đe dọa với nền kinh tế Miến Điện. Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế nước này còn có nguy cơ tăng trưởng chậm lại do nhiều xung đột sắc tộc và do khủng hoảng người tị nạn Rohingya tại bang Arakan.
Cho dù Miến Điện hiện vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á. »  

Ấn Độ cấm nhập vaccin Trung Quốc

Chuyển sang khu vực Nam Á, lãnh đạo cơ quan dược phẩm của Ấn Độ ngày 01/08/2018, thông báo nước này đã quyết định cấm nhập một loại vaccin ngừa bệnh dại của một công ty Trung Quốc hiện đang gặp tai tiếng về sản xuất trái phép.

Cụ thể, vào tháng trước, hãng dược phẩm Trường Sinh (Changsheng) bị phát hiện đã giả mạo các dữ liệu về vaccin ngừa dại.
Mười lăm người đã bị bắt giữ, trong đó có chủ tịch tổng giám đốc của công ty. Chính quyền Trung Quốc trấn an là các vaccin đó đã bị thu hồi và sau đó đã ra lệnh thanh tra toàn bộ ngành sản xuất vaccin trên toàn quốc.

Vấn đề là vaccin ngừa dại của công ty Trường Sinh hiện đã được sử dụng ở Ấn Độ, nhưng chưa biết là với số lượng bao nhiêu và được sử dụng tại những nơi nào.

Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis gởi về bài tường trình ngày 01/08/2018:

“ Ấn Độ sản xuất phần lớn số vaccin của nước này, nhưng gần một phần tư là phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Hàng chục ngàn liều vaccin ngừa bệnh dại, do công ty Trung Quốc nói trên sản xuất, có thể là đã có trong các bệnh viện ở Ấn Độ.

Bộ Y Tế đã mở điều tra để tìm ra những liều thuốc đó và thu hồi chúng, nhưng việc này sẽ rất phức tạp, như giải thích của chuyên gia Omesh Bhati, đặc trách dịch tễ học của chính quyền vùng Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ:
“ Tên của công ty sản xuất vaccin không phải lúc nào cũng được ghi trên hộp thuốc, vì việc quảng cáo và đóng gói là do các công ty khác thực hiện.
Cho nên rất khó xác định được đâu là vaccin của công ty đó. Trong vùng của chúng tôi, từ lâu chúng tôi vẫn tránh dùng vaccin của Trung Quốc, vì chúng tôi không tin tưởng vào những vaccin này.

Nhưng ở những tỉnh xa xôi, một số nơi buộc phải sử dụng chúng vì không có chọn lựa nào khác.
Theo chuyên gia Bhati, hiện giờ Ấn Độ đang gặp tình trạng khan hiếm vaccin ngừa bệnh dại, cho nên việc ngưng nhập vaccin Trung Quốc sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn.
Mỗi năm có khoảng 20 ngàn người chết vì virus bệnh dại ở Ấn Độ.”

Nạn bài ngoại tại Ý

Daisy Osakue là sinh viên 22 tuổi, người Ý gốc Nigeria và là niềm hy vọng của Ý về môn ném đĩa.
Cô sẽ đại diện cho nước Ý tranh tài tại giải vô địch châu Âu ở Berlin ( 06 đến 12/08/2018 ).

Đầu tuần này, Daisy đã bị hai thanh niên tấn công và theo cô, nguyên nhân chính là do màu da của cô.
Đây không phải là vụ tấn công mang tính bài ngoại duy nhất trong những tháng gần đây.
Nhưng bộ trưởng Nội vụ và cũng là lãnh đạo đảng cực hữu, Matteo Salvini thì vẫn cứ dững dưng.

Từ Roma, thông tín viên Anne Lenir tường trình ngày 31/07:

« Daisy là một trong những nữ vận động viên ném đĩa trẻ đầy tài năng nhất. Nhưng trong vòng vài giây, suýt nữa là sự nghiệp của cô đã kết thúc ở đây.

 Sinh tại Tunis, cha mẹ là người Nigeria, cô đã bị thương ở mắt sau khi bị ném một quả trứng trúng mặt.
Quả trứng được ném từ một chiếc xe hơi, nhưng các thủ phạm thì chưa bị nhận diện.
Daisy khẳng định cô bị tấn công chính là vì màu da của cô. Thực tế đúng là trước Daisy, khoảng 15 người gốc châu Phi gần đây đã là nạn nhân của các hành vi bạo lực.

Trường hợp của Daisy đã khiến nhiều người dân Ý xúc động.
Nhưng bộ trưởng Nội Vụ và lãnh đạo đảng Liên đoàn, Matteo Salvini, thì không có một lời lên án vụ tấn công, mà chỉ chúc cô « chóng bình phục ».

Ông chẳng thèm tìm hiểu tại sao các vụ tấn công mang tính kỳ thị sắc tộc xảy ra ngày càng nhiều.
 Đáp lại những lời cáo buộc của phe đối lập, ông trả lời : « Có một bầu không khí kỳ thị sắc tộc ở Ý à ?
Đừng có nói chuyện tầm phào ! ».

Nhật Bản : Hạ điểm thi để bớt số nữ sinh viên y khoa

Ai cũng biết các xã hội châu Á vẫn trọng nam khinh nữ, nhưng tại Nhật Bản, người ta thậm chí còn hạn chế số phụ nữ thi đậu vào trường y khoa.

Nhật báo Yomiuri trong tuần này tiết lộ rằng trong nhiều năm, Tokyo Mecical College, trường y khoa tư nhân rất danh giá ở thủ đô Nhật Bản, vẫn hạ điểm các nữ thí sinh để hạn chế số phụ nữ đậu vào trường.

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles gởi về bài tường trình:

“Theo nhật báo Yomiuri, trường y khoa này đã bắt đầu hạ điểm các nữ thí sinh từ năm 2011, sau khi vào năm trước đó ghi nhận là số phụ nữ đậu vào trường này tăng cao.
Năm 2010, phụ nữ chiếm đến 40% số thí sinh đâu vào trường, tức là tăng gấp đôi so với năm trước.
Từ đó đến nay, trường y khoa này vẫn hạn chế tỷ lệ nữ sinh viên ở mức 30%.

Tờ báo trích dẫn một nhân vật lập luận rằng phụ nữ thường từ bỏ mục tiêu trở thành bác sĩ một khi lấy chồng và sinh con. Cho nên, nam bác sĩ có ích hơn đối với một bệnh viện đại học.

Nhiều nữ bác sĩ xem hành động này của Tokyo Medical College là mang tính phân biệt nam nữ.
 Họ khẳng định đó không phải là một trường hợp riêng lẻ.

 Từ nhiều năm nay, các trường y khoa tư vẫn chấm điểm nữ thí sinh khắt khe hơn trong các cuộc thi tuyển.
Đó là bởi vì nữ giới học y khoa giỏi hơn nam giới.

Nếu không có việc hạ điểm như thế, nữ bác sĩ sẽ chiếm đa số ở Nhật.
Khẳng định rằng phụ nữ sẽ bỏ nghề bác sĩ sau khi sinh con là thổi phồng quá đáng."

Switch mode views: