• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-07 20:35:33') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-07 20:35:33') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 175 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-09-2014

 Khủng hoảng Ukraina : Tổng thống Putin ra luật chơi

UKRAINE-CRISIS-PUTIN 6


Tổng thống Nga Vladimir Poutine, nhân cuộc họp thượng đỉnh tại Minsk có cả Ukraina, ngày 26/08/ 2014..
REUTERS/Alexei Druzhinin


Kiev và phe ly khai vừa đạt được thỏa thuận hưu chiến vào hôm qua tại Minsk, Belarus, là đề tài thu hút quan tâm bình luận của hầu hết các báo Pháp.

Nhật báo Le Monde có bài viết nhận định về vai trò của chủ nhân điện Kremlin qua bài viết : « Ukraina : Vladimir Putin ra luật chơi ».

Theo nhật báo, đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa hai bên được mở ra dưới sự bảo trợ của Mátxcơva. Từ đầu cuộc chiến cho đến nay và trước thế yếu của Ukraina, Tổng thống Putin luôn là người làm chủ cuộc chơi.

Trong cuộc khủng hoảng này, chủ nhân điện Kremlin cần giành chiến thắng chứ không cần sự đồng thuận. Cuộc chiến Ukraina đã trở thành một vấn đề sống còn đối với nước Nga, bởi Mátxcơva muốn phô trương thế lực và uy tín của mình thông qua việc ủng hộ phe ly khai để gây bất ổn cho Ukraina, cản trở Ukraina thoát ra vòng kiểm soát của nước mẹ đại Nga, khi chính phủ mới Kiev được thành lập từ cuộc cách mạng Maidan muốn hướng về Châu Âu.

Nhật báo Le Monde nhận định, mỗi khi quốc tế đổ dồn công kích vào chủ nhân điện Kremlin do cuộc khủng hoảng tại Ukraina, Tổng thống Putin lại chơi lá bài hạ hỏa. Kịch bản đó cứ tiếp diễn từ 6 tháng qua.

Không phải ngẫu nhiên mà Mátxcơva đề nghị đàm phán cho thỏa thuận hưu chiến vào hôm thứ tư (03/09/2014). Tờ báo cho rằng, động thái này rơi vào đúng thời điểm trước thềm Thượng đỉnh NATO tại xứ Wales, lúc mà phương Tây đang dự định các biện pháp trừng phạt mới đánh vào nền kinh tế Nga.

Mỗi lần như vậy, mục tiêu của Tổng thống Putin là xoa dịu phương Tây để tránh bị trả đũa bằng cách thể hiện thái độ hòa giải và gieo mối bất hòa giữa các nước phương Tây, bởi các quốc gia này luôn bị chia rẽ trong chiến lược đối phó với sự lấn lướt của Mátxcơva.

Le Monde nhận định, nhiều quốc gia Châu Âu mong đợi thỏa thuận hưu chiến giữa Kiev và phe ly khai nhằm chấm dứt khủng hoảng mà hậu quả của nó vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế của các nước.

Ukraine : hòa bình lạ kỳ

Cuối cùng thì hòa bình cũng lập lại tại miền Đông Ukraina với lệnh hưu chiến được thông qua vào ngày hôm qua. Người dân hớn hở vì thoát khỏi cảnh di tản, tránh đầu rơi máu chảy.

Tuy nhiên, nhật báo Le Parisien và Le Figaro thận trọng nhận thấy đây là lệnh ngừng bắn « khá bấp bênh », hay « mơ hồ », theo ngôn từ của Libération, bởi vì trên thực tế, thỏa thuận này có nguy cơ gây chia cắt đất nước Ukraina.

Không vòng vo, nhật báo le Figaro mường tượng ra ngay biên giới mới được vẽ ra trên bản đồ : « Vùng Donbass có thể sẽ rơi vào danh sách các lãnh thổ ma, tức là không được cộng đồng quốc tế thừa nhận, nhưng lại đặt dưới sự bảo hộ Nga ». Tổng thống Putin vốn mệnh danh cho vùng Donbass là « Nước Nga mới ».

Tổng thống Hollande trong cơn bão tố

Liên quan đến thời sự tại Pháp, Tổng thống Hollande trở thành tâm điểm các cây bút trên nhật báo Libération sau khi Valérie Trierweiler, cựu đệ nhất tình nhân Pháp tung ra cuốn sách như một đòn đau cho đương kim Tổng thống Pháp.

Trang nhất nhật báo đăng ảnh Tổng thống Hollande trong một khung cảnh lu mờ, ánh mắt rầu rĩ, kèm với câu hỏi lớn gây tò mò độc giả: “Ông là ai, François Hollande?

Trong 6 trang bên trong, nhật báo cố gắng trả lời cho câu hỏi trên qua cuốn sách của cựu người tình Tổng thống Pháp vừa được nhà xuất bản Les Arènes phát hành đã gây xôn xao dư luận và trở thành “cơn địa chấn thương mại” trong làng văn chương.

Kề cận bên cạnh Tổng thống, người tình bị phản bội đã được tai nghe mắt thấy những điều mà công chúng không biết.

Bà khẳng định ông Hollande là một vị nguyên thủ quốc gia luôn giễu cợt người nghèo khi miệt thị họ là “những người không có răng”. Qua ngòi bút miêu tả trong cuốn sách trên, xã luận Libération nhận thấy ông Hollande là một người lạnh lùng, tàn nhẫn.

Đồng thời, bà còn miêu tả ông Hollande là một người gian dối. Từ “đối trá” được lặp lại nhiều lần trong cuốn sách.

Theo Libération, Tổng thống Hollande luôn dối bà Trierweiler, cũng giống như ông luôn dối nước Pháp. Cuốn sách khá thành công khi số lượng bán ra đạt mức lịch sử, đến nỗi có thể nhà xuất bản phải in thêm.

Libération quyết định điều tra về con người Tổng thống Hollande. Nhật báo thiên tả đã tìm đến những cộng tác viên lẫn những kẻ thù lâu năm của ông Hollande để xem những nhận xét của họ có tương đồng với những gì cựu đệ nhất tình nhân Valérie Trierweiler bật mí trong cuốn sách trên, tuy không hề ngờ vực về sự chân thành của bà.

Cécile Amar, phóng viên tờ báo chủ nhật JDD (Journal du dimache) từng viết sách về Tổng thống Hollande nhận định: bà từng biết ông Hollande lâu năm, nhưng chưa bao giờ thấy tổng thống có thái độ khinh miệt người nghèo, như những gì cựu tình nhân của ông miêu tả.

Ông Hollande cũng giao du với người bình dân và ông đắc cử tại một miền quê nghèo Corrèze, chứ không phải một thành phố giàu sang như Neuilly. Chính quyền lực đã làm cho ông trở nên thờ ơ với người khác.

Jean-Pierre Mignard, thuộc đảng Xã hội (PS), là bạn thân cận đồng thời là luật sư của ông Hollande nhận định: “Tổng thống Hollande sống trong tiện nghi, nhưng không sống trong sự xa hoa”.

Marine Le Pen: ngư ông đắc lợi

Trong bối cảnh uy tín tổng thống đang xuống thấp thì đảng cựu hữu dưới sự lãnh đạo của bà Marine Le Pen lên như diều gặp gió. Đến nỗi, Le Figaro báo động trên trang nhất : « Bầu cử Tổng thống 2017 : cú sốc Marine Le Pen ».

Thăm dò do Ifop tiến hành vào ngày 3,4/09 cho nhật báo Le Figaro đăng một kết quả chưa từng thấy trong lịch sử. Đó là nếu bầu cử tổng thống 2017 diễn ra ngay lúc này thì lãnh đạo đảng cực hữu FN sẽ về đầu ở vòng một, bỏ xa các đối thủ khác, cho dù đối thủ cánh hữu là ai đi nữa.

Tại vòng một, bên phía cánh hữu, cựu tổng thống Sarkozy chiếm 25% số phiếu, trong khi bà Marine Le Pen chiếm đến 28%. Sang vòng hai, nếu lãnh đạo đảng cựu hữu FN đối đầu với Tổng thống Hollande thì chắc chắn bà sẽ đánh bại đương kim tổng thống (Marine Le Pen : 54%, François Hollande : 46%).

Xã luận Le Figaro nhận định, Tổng thống Pháp chỉ hứa suông trong kỳ tranh cử 2012 và thi hành những chính sách tệ hại, kèm theo một tác phong cá nhân gây nhiều chỉ trích. Khi mà hai đảng lớn là UMP và đảng Xã hội PS đều gặp nhiều tai tiếng thì đương nhiên, đảng cựu hữu Mặt trận quốc gia có thời cơ phát triển.

Le Figaro nhận định, nếu không nhút nhát, cánh hữu vẫn hy vọng có thể lôi kéo lại được cử tri trước đây đã bỏ cánh hữu để đầu quân dưới màu cờ của Marine Le Pen.

Interpol điều tra về vấn đề sinh con hộ

Tuần sang Le Nouvel Observateur số ra tuần nay bàn luận về vấn đề sinh con hộ đang gây tranh cãi. Một đại gia người Nhật Mitsutoki Shigeta đã thành công khi mướn các bà mẹ mang thai hộ sinh ra đến 30 đứa con tại Thái Lan.

Không dừng lại ở đó, ông bố trẻ còn dự định « sản xuất » đến một nghìn đứa con, với nhịp độ khoảng 10-15 trẻ mỗi năm cho đến lúc nhà tỷ phú trẻ này qua đời. Interpol đang mở cuộc điều tra về hồ sơ này.

Tạp chí thuật lại, anh chàng thích lắm con nhiều cháu này còn muốn đông lạnh tinh trùng của mình để có thể tiếp tục sản sinh ra con cái ngay cả lúc về già. Anh ta tuyên bố : « Đây là món quà tốt nhất mà tôi dành cho thế giới !».

Các bà mẹ sinh hộ được các công ty mô giới liên lạc và trả với giá là 7200 euro, trong trường hợp sinh đôi, thù lao lên đến 9 500 euro, một món tiền khá lớn đối với những phụ nữ đến từ vùng quê nghèo nàn.

Tất cả những phụ nữ sinh con hộ đều không hề biết họ đã góp phần tăng dân số cho « nông trại trẻ con » cho anh chàng người Nhật có một dự án kỳ quặc này. Số lượng trẻ nhỏ được sinh tăng chóng mặt. Một đứa trẻ được đưa về Thái Lan từ Ấn Độ với hộ chiếu Nhật.

Giới điều tra phát hiện, chàng thanh niên người Nhật đã đi từ Thái Lan sang Cam Bốt trong vòng 62 ngày từ năm 2012 và người ta nghi ngờ sẽ còn tìm thấy nhiều trẻ khác. Trong bối cảnh đó, cảnh sát quốc tế Interpol mở cuộc điều tra tại khắp các đất nước. Tại Ấn Độ, người ta tìm thấy 3 trẻ khác, có thể có dính líu đến vụ việc trên.

Đầu tiên, cảnh sát Thái tin đây là một vụ buôn bán trẻ em. Luật sư của tỷ phú người Nhật bào chữa cho thân chủ của mình : « Thân chủ của tôi sẵn sàng cho giới điều tra thấy con cái anh ta sống như thế nào ngoài nước Thái. Chúng được đối đãi tốt. Nếu như thân chủ tôi muốn bán những trẻ này, việc gì anh ta mở tài khoản ngân hàng cho con và cho chúng đứng tên tài sản ? ».

« Tại Trung Quốc, phụ nữ là gia súc »

Liên quan đến Trung Quốc, Le Nouvel Observateur bình luận về cuốn sách đề tựa : « Con đường tối mịt » (La route sombre) của tiểu thuyết gia Mã Kiến (Ma Jian), hiện đang sống lưu vong tại Luân Đôn.

Ông đã vẽ lại cơn ác mộng của xã hội Trung Quốc dưới thời chính quyền Bắc Kinh thi hành chính sách một con và kiểm duyệt gay gắt việc sinh sản.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Le Nouvel Observateur, ông công kích việc chính quyền trung ương cưỡng bức hàng nghìn phụ nữ phá thai và triệt sản khi thi hành luật kế hoạch hóa gia đình.

Từ năm 1989 và sau sự kiện Thiên An Môn, chẳng có gì thay đổi tại Trung Quốc. Ông thuật lại, tại tỉnh Sơn Đông, 20 000 phụ nữ bị buộc phá thai đến mức bệnh viện quá tải phải dựng lều ngoài đường để làm việc. Thai nhi bị vứt xuống giếng, đến nỗi mùi hôi thối kéo dài trong nhiều tháng. Người dân gọi giai đoạn này là cuộc thảm sát cừu non.

Các cuộc thảm sát như vậy diễn ra khắp nơi tại Trung Quốc nhưng chính quyền ém nhẹm đi. Ông xem hành vi cưỡng bức phá thai là một tội ác diệt chủng, chống nhân loại vẫn xảy ra thường ngày tại Trung Quốc.

Theo ông, phương Tây đã không biết phê phán tội ác của Bắc Kinh mà còn tiếp đón các quan chức Trung Quốc với đầy sự tôn trọng trong khi Trung Quốc lại ức hiếp chính dân của mình một cách vô đạo đức như vậy.

Switch mode views: