• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-23 02:24:30') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-23 02:24:30') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 162 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2019 : Phong trào dân túy có thế, nhưng chưa đủ lực

logo parlement europeen

Bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra từ ngày 23/05 đến ngày 26/05/2019, tùy theo từng quốc gia thành viên Liên Âu.© Parlement européen

 

 

Ứng cử viên vô danh, thế được thua không rõ ràng, chiến dịch vận động nhạt nhẽo, không thu hút được số đông cử tri.

 

Bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2019, cũng như 5 năm trước, có khả năng tạo thêm thế lực cho các phe cực đoan và làm suy yếu các chính đảng truyền thống.

 

Tuy nhiên, tương quan lực lượng vẫn thuận lợi cho các đảng chủ trương củng cố Liên Hiệp Châu Âu.

Tuần này, hơn 400 triệu cử tri 28 nước châu Âu được mời bầu lại 751 đại biểu Nghị Viện Châu Âu, cơ quan lập pháp có trách nhiệm soạn thảo và thông qua các đạo luật trong Liên Hiệp Châu Âu.

4 ngày, 28 nước

Tuy nhiên, việc tổ chức bỏ phiếu hoàn toàn do các nước tự quản lý và chọn ngày tùy theo truyền thống.

Anh Quốc và Hà Lan mở đầu bỏ phiếu ngày thứ Năm 23/05, hôm sau là Cộng Hoà Séc, Ai-len.
Thứ Bảy có Slovakia, Latvia, Malta.
Toàn thể thành viên còn lại, trong đó có Pháp, Đức, đi bầu vào ngày Chủ Nhật 26/05.

Theo giới phân tích chính trị, bầu Nghị Viện Châu Âu thường là cơ hội để người dân bày tỏ nỗi bất bình, trừng phạt chính quyền quốc gia đương nhiệm.
 Do vậy, bầu Nghị Viện Châu Âu từ 40 năm qua, trừ khóa đầu tiên 1978-1983, luôn ghi dấu bằng tỷ lệ tẩy chay khá cao.

Tại hai nước đầu tàu châu Âu, tình hình năm nay có thể khác nhau.
Theo AFP, dân Đức có thể tham gia đông hơn, với 56%.
Ưu tư về môi trường sẽ huy động giới trẻ.
Tại Pháp, cho đến tuần lễ trước bầu cử, trong số 10 cử tri có 6 người chưa biết sẽ bầu cho liên danh nào.

Sự kiện những người được chọn đứng đầu liên danh không phải là những nhân vật có uy tín càng làm cho cuộc vận động thiếu sức hấp dẫn.
Tại một số nước như Pháp, Ý, Đức, Anh, chính phủ đương nhiệm khó tránh một cuộc trừng phạt bằng lá phiếu.

Trong khi đó, hầu hết tại các quốc gia thành viên, phe cực hữu cố tạo thế liên kết từ Tây Âu đến Đông Âu với những cuộc mít-tinh chung, với những đòn công phá vào các định chế Liên Hiệp, kêu gọi cử tri bất bình chính sách di dân, chính sách xã hội trừng phạt đảng cầm quyền, tức là dồn phiếu cho phe cực hữu.
Phe cực tả cũng áp dụng cùng chiến thuật.

Động đất chính trị ?

Trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu rạn nứt vì Brexit, bị áp lực từ nhiều phía như Mỹ, Nga, Trung Quốc, khủng bố, cho đến làn sóng di dân, tình hình này không khỏi gây tâm trạng bi quan mà báo chí Pháp gọi là « trầm cảm nhẹ ».

Steve Bannon, nguyên là chiến lược gia của tổng thống Mỹ Donald Trump, nay là cố vấn cho một số tổ chức cực hữu châu Âu, dự báo một cơn địa chấn chính trị vào chiều ngày 26/05.

Trước hiểm họa này, đích thân tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tuyến đầu vận động công luận không nên thờ ơ, phải cảnh giác trước nguy cơ cực hữu hồi sinh như thời năm 1930.

Vì sao bầu cử Nghị Viện Châu Âu không thu hút cử tri ? Liệu phe dân túy bài ngoại có thắng thế ?
 Trong mọi trường hợp hệ quả sẽ thế nào ?

Nhà báo Nguyễn Văn Huy, ban biên tập tạp chí mạng Thông Luận, phân tích :

« Mỗi quốc gia đều có một phong trào dân túy cực hữu với những lập luận chống châu Âu.

Nếu họ kết hợp thì sẽ thành một hàng rào loại trừ dân nhập cư hợp pháp. Nếu qua bầu cử này mà phe dân túy kết hợp được với nhau thì họ sẽ gây ra nhiều khó khăn, bài xích các chính sách dân chủ.

Mục đích sau đó của họ là các cuộc bầu cử ở địa phương (quốc gia) khuyến khích dân bầu cho họ trong tương lai và liên kết nhau làm suy yếu châu Âu, trong khi châu Âu cần thống nhất trong thế giới đa cực Mỹ, Nga, Trung Quốc.

Nếu châu Âu tan rã thì sẽ bị hiếp đáp. Nếu châu Âu mạnh thì sẽ là một trong bốn cực, có thể chia sẻ quyền lực thế giới, tránh thế độc tôn của một vài thế lực khác dùng bạo lực hay tài chính để đàn áp ».

Giới phân tích chính trị tin rằng, cho dù các liên minh truyền thống gồm phe trung hữu và dân chủ xã hội có mất đi 30 ghế, thì Nghị Viện cũng không thể lọt vào tay phe cực đoan.

Theo phát ngôn viên Nghị Viện Châu Âu Jaume Duch, do thiếu một chính sách đồng bộ nên phe cực đoan bài châu Âu chỉ có thể gây rối, nhưng không khuynh đảo được sinh hoạt dân chủ của cơ quan lập pháp.

 

Switch mode views: