• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-26 06:17:21') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-26 06:17:21') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 162 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tranh luận tại Mỹ : Tổng thống Trump có vấn đề về tâm thần hay không?

trump-tam than

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn ở Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, ngày 23/02/2017.
REUTERS/Jonathan Ernst

Tại Mỹ, nhiều chuyên gia tâm lý học đang tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề sức khỏe tâm thần của tổng thống Hoa Kỳ thứ 45.
Một số người cho rằng ông Donald Trump không đủ khả năng điều hành đất nước.

 Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo sư Richard A. Friedman, trong bài viết đăng trên New York Times và được Courrier International trích dịch (21/02/2017), tổng thống Hoa Kỳ hiện nay chỉ thiếu tính chuyên nghiệp.

Thực trạng sức khỏe tinh thần của tổng thống Trump ngày càng khiến nhiều người lo ngại trong thời gian gần đây mà bằng chứng là nghị sĩ Dân Chủ bang California Ted Lieu tuyên bố có ý định trình một dự thảo luật yêu cầu có sự can thiệp về tâm thần ở Nhà Trắng.
 Ý định này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia về tâm thần học.

Tháng 12/2016, một bài viết trên Huffington Post từng trích một bức thư của ba giáo sư danh tiếng về tâm thần học, để dẫn chứng cho sự bất ổn của nhà tỉ phú Donald Trump, như “kiêu ngạo thái quá, hành động quá khích, nhạy cảm trước những lời chỉ trích”.

Dù ba vị giáo sư này không đưa ra chẩn đoán chính thức, họ khuyên vị tổng thống mới đắc cử lúc đó nên được các chuyên gia khách quan khám tổng quát, cả về tâm lý học thần kinh.

Thậm chí, một nhà tâm lý học còn đi xa hơn vào cuối tháng Giêng 2017. Được trích trong bài báo có tên “Bệnh biến và tính thất thường” đăng trên tuần san U.S. News and World Report, ông khẳng định rằng tổng thống Trump bị “rối loạn nhân cách ái kỷ” (hay “yêu mình thái quá”) với dấu hiệu là “quá tự kiêu, bạo dâm và có thái độ chống xã hội”.

Một bức thư khác mới được gửi đến độc giả của New York Times, do 35 bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý và nhân viên xã hội cùng ký, cũng đi theo hướng này : “Tình hình trở nên quá nghiêm trọng để chúng tôi giữ im lặng. Chúng tôi cho rằng sự bất ổn về cảm xúc có thể nhận thấy được trong lời nói và hành động của Trump cho thấy ông không có khả năng phục vụ đất nước một cách an toàn”.

Giáo sư Richard A. Friedman nhấn mạnh : “Tôi không nghi ngờ một giây rằng các chuyên gia thấy phải hành động để bảo vệ đất nước khỏi một vị tổng thống có hành vi mà họ, giống như phần lớn chúng tôi, cho là nguy hiểm”.

Không nên “bắt mạch” gián tiếp cho tổng thống Trump

Tuy nhiên, giáo sư Richard A. Friedman cho rằng ý định chuẩn đoán bệnh lý cho tổng thống Trump và tuyên bố ông không đủ khả năng điều hành đất nước là một sai lầm trong nhiều mặt.

Thứ nhất, tất các các chuyên gia này có quan điểm chính trị dễ làm sai lệch chẩn đoán của họ.
Tác giả bài viết lấy ví dụ liên quan đến nghề của ông : Năm 1964, thượng nghị sĩ Barry Goldwater trở thành ứng viên đảng Cộng Hòa tranh cử tổng thống Mỹ.

 Tạp chí Fact (hiện không còn phát hành) hỏi thành viên của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA) nghĩ gì về ứng viên này.

 Đa số hội viên đồng thanh cho rằng Barry Goldwater bị “hoang tưởng”, “tâm thần” hoặc “hiếu thắng”. Thậm chí, một số người còn đưa ra chẩn đoán “bệnh tâm thần phân liệt” hay “yêu mình thái quá”.

Họ đã sử dụng kiến thức chuyên môn như một loại vũ khí chính trị chống lại một người mà họ chưa từng trực tiếp khám bệnh và người này chưa bao giờ đồng ý để các bác sĩ đó bàn luận về tình trạng sức khoẻ tâm thần của mình trước công chúng.
Goldwater đã kiện những bác sĩ kia và dĩ nhiên ông thắng kiện.

Sau sự kiện này, năm 1973, Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ đã đề ra quy định Goldwater. Theo đó, các chuyên gia tâm thần học có thể trao đổi các vấn đề sức khỏe tâm thần với các phương tiện truyền thông, nhưng họ sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp nếu đưa ra chẩn đoán những người mà họ chưa bao giờ khám bệnh và thậm chí không được sự chấp thuận của người bị chẩn đoán một cách bất đắc dĩ đó.

Dùng kiến thức chuyên môn giúp công chúng hiểu rõ

Tuy nhiên, quy định Goldwater không đồng nghĩa với việc bắt giới chuyên gia y tế giữ im lặng về các chính trị gia. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ, họ nên chia sẻ kiến thức để giúp công chúng hiểu rõ hơn.

Vì thế, một chuyên gia tâm thần sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp nếu nói tổng thống Trump mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.
Tuy nhiên, chuyên gia đó hoàn toàn có thể trình bày về những dấu hiệu cho thấy một người có thể mắc bệnh tâm thần, như thích khoe khoang, cố chấp trước những lời chỉ trích, sau đó phân tích làm thế nào để những triệu chứng này có thể giải thích hành vi của Donald Trump.

Chứng yêu bản thân thái quá không chỉ thể hiện qua hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ và tự phụ, mà còn có thể là triệu chứng của một vấn đề lâm sàng khác như tăng động, lạm dụng chất gây nghiện hoặc rượu, phấn khích hay rối loạn lưỡng cực (phấn khích-trầm cảm).

Nói một cách khác, các chuyên gia tâm thần có thể nói về tâm lý và các triệu chứng chung chung còn người dân Mỹ tự kết luận những thông tin đó có thể trùng hợp với tính cách của một người nào đó hay không.

Có triệu chứng tâm thần vẫn có khả năng điều hành đất nước

Vì vậy, khi một số chuyên gia chẩn đoán bệnh lý tâm thần cho “người của công chúng”, không những họ thiếu đạo đức nghề nghiệp mà còn thiếu trung thực vì họ không hề có bệnh án và dữ liệu lâm sàng cần thiết để đưa ra phán xét.

Hơn nữa, một vị tổng thống có triệu chứng bệnh lý tâm thần không có nghĩa là thiếu khả năng điều hành đất nước.
Tổng thống Lincoln từng bị trầm cảm, Roosevelt có lẽ bị rối loạn lưỡng cực (hưng-trầm cảm), còn Grant thì nghiện rượu.

 Theo một nghiên cứu dựa trên dữ liệu tiểu sử, 18 trên 37 vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đều mắc một bệnh lâm sàng trong đời : 24% bị trầm cảm, 8% bị mắc chứng ưu tư, 8% bị rối loạn lưỡng cực và 8% nghiện rượu hoặc một chất gây nghiện khác.
Và 10 trong số tổng thống này thể hiện các triệu chứng đó trong nhiệm kỳ.

Như vậy, một người có các triệu chứng tâm thần nhưng vẫn có khả năng quản lý, trong khi đó, cũng có những người hoàn toàn tỉnh táo, nhưng chưa chắc đã có khả năng này.

Để phán xét… chỉ cần chút lương tri là đủ

Tác giả bài viết nêu lý do cuối cùng để tránh đưa ra những nhận xét bừa bãi là phải nhìn nhận vào mức độ trách nhiệm mà các chính trị gia đảm nhiệm.
Những hành vi xấu không hẳn là một bệnh lý ; trong thực tế, thái độ ti tiện và bất tài mới phổ biến hơn các rối loạn tâm lý.

Tất cả những điều đó để nói rằng Hoa Kỳ không cần một nhà tâm lý để quyết định liệu tổng thống Trump có năng lực phục vụ đất nước hay không.
 Đánh giá các tổng thống qua hành động, những lời phát biểu hay các tweet của họ ư ?
 Nước Mỹ không cần các chuyên gia cho việc này, chỉ cần một chút lương tri là đủ, tác giả kết luận.


Switch mode views: