• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-28 00:05:31') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-28 00:05:31') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 157 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật nổi bật nhân cuộc gặp Abe-Putin

russia-japan

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sotchi, ngày 06/05/2016.
REUTERS/Pavel Golovkin/Pool

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 06/05/2016 tại thành phố Sotchi, bên bờ Hắc Hải.

Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên kể từ tháng 02/2014, nhân lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông, lãnh đạo hai nước đã trao đổi nhiều chủ đề, từ quan hệ quốc tế đến vấn đề kinh tế và đặc biệt là tranh chấp bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kuril do Nga kiểm soát, song Tokyo đòi chủ quyền.

Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Etienne Bouche giải thích thêm :

« Tại Tokyo cũng như tại Matxcơva, người ta cho rằng cuộc gặp gỡ giữa ông Shinzo Abe và ông Vladimir Putin không mang tính chính thức. Thủ tướng Nhật dừng chân tại Sotchi hôm thứ Sáu, trên đường về nước sau chuyến công du châu Âu.

Thế nhưng, báo chí Nga lại nhận thấy một dấu hiệu tích cực trong chuyến viếng thăm này.
Trên tờ Kommersant, một nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng « dựa trên mối quan hệ tốt với ông Putin, thủ tướng Shinzo Abe có thể đóng vai trò hòa giải giữa Nga và khối G7 ».

Nhật Bản là nước tổ chức thượng đỉnh G7 vào cuối tháng Năm. Nga đã bị loại khỏi khối G8 vào năm 2014.
Tổng thống Nga phát biểu : « Nhật Bản không chỉ là nước láng giềng của chúng tôi, mà còn là một đối tác rất quan trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ».

Theo các nhà quan sát, Tokyo và Matxcơva đều có chung lợi ích là kết hợp với nhau để cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Thế nhưng, mối quan hệ song phương vẫn căng thẳng do một tranh chấp từ lâu liên quan đến quần đảo Kuril, bị Liên Xô chiếm giữ từ cuối Đệ Nhị Thế Chiến.

Chủ đề này đã được hai nhà lãnh đạo đề cập trong buổi làm việc. Chính vì vụ tranh chấp này mà Nga và Nhật Bản đã không ký hiệp định hòa bình ».

Nga-Nhật đồng ý họp cấp cao về tranh chấp lãnh thổ

Trang mạng Japan Today, trích lời một quan chức đi cùng đoàn, cho biết thủ tướng Shinzo Abe và tổng thống Vladimir Putin đã hội đàm riêng trong vòng 30 phút.
Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tổ chức một cuộc họp cấp cao về tranh chấp lãnh thổ vào tháng 06/2016.

Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản phát biểu : « Chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán bằng một cách tiếp cận mới, không ràng buộc với các tư tưởng trong quá khứ ».

Tuy nhiên, theo vị quan chức Nhật Bản tháp tùng đoàn, « cách tiếp cận mới » không đồng nghĩa với sự thay đổi lập trường của Nhật Bản trong việc tìm các giải pháp về vấn đề chủ quyền đối với bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kuril đang có tranh chấp mà Nhật Bản gọi là « Vùng Lãnh Thổ Phương Bắc », gồm Etorofu, Kunashiri, Shikotan, cũng như quần đảo Habomai.

Matxcơva từng khiến Tokyo tức giận vì xây dựng nhiều công trình quân sự trong thời gian gần đây trên hai trong số bốn hòn đảo có tranh chấp.
 Thêm vào đó, việc thủ tướng Nga Dmitri Medvedev thăm một trong số bốn hòn đảo trên vào năm 2015 cũng khiến Tokyo không hài lòng.

Trong cuộc họp, tổng thống Putin cũng mời thủ tướng Abe tham gia Diễn Đàn Kinh Tế Phương Đông (Eastern Economic Forum) được tổ chức vào tháng 09/2016 tại Vladivostok.
 Ông Abe tỏ ý sẵn sàng tham gia và nói rằng hợp tác Nhật-Nga tại vùng Viễn Đông Nga là rất quan trọng.

Trao đổi mậu dịch Nga-Mỹ đã giảm tới 31% trong năm 2015 do các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga sau khi sáp nhập bán đảo Crimée, cũng như do giá dầu giảm mạnh.

Tờ Rossiiskaïa Gazeta nhận xét : « Doanh nhân và các ngân hàng Nhật Bản không vội đầu tư vào nền kinh tế Nga. Họ muốn chờ thời điểm tốt hơn ».

Switch mode views: