• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-04 03:19:06') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-04 03:19:06') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 157 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 03-11-2016

Ác mộng khi làm ăn với Trung Quốc : Bị mất công nghệ

sanofi chine

Một cơ sở của hãng dược phẩm Pháp Sanofi tại Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 02/08/2013.
Reuters

Trong dòng thời sự bị ba đề tài chính chi phối - bầu cử sơ bộ trong cánh hữu tại Pháp, với cuộc tranh luận truyền hình thứ hai vào hôm nay, cuộc đua nước rút tại Mỹ 6 hôm trước ngày bầu cử và lực lượng Irak bắt đầu tiến vào Mossoul – báo Pháp ngày 03/11/2016 hầu như quên hẳn châu Á.

Tuy nhiên, trên Le Monde đã có một bài viết khá lý thú mang tựa đề « Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Pháp, ‘Trung Quốc không còn là con gà đẻ trứng vàng’ », nêu bật một mối lo chung của các công ty xí nghiệp ngoại quốc làm ăn với Bắc Kinh : đó là công nghệ của họ bị mất vào tay Trung Quốc.

Đối với Le Monde, việc mô hình kinh tế Trung Quốc chuyển đổi đang gây xáo trộn trong hoạt động của 1.500 doanh nghiệp Pháp ở Trung Quốc, với vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các xí nghiệp cỡ trung bình, bên cạnh 15 đại tập đoàn Pháp như Michelin, Vuitton, Sanofi, Auchan… mà theo số liệu năm 2014, đã tạo ra được hai phần ba trong tổng số 570.000 công việc làm tại quốc gia châu Á này.

Để nêu bật các khó khăn mà các doanh nghiệp Pháp gặp phải, bài báo của Le Monde nêu lên ví dụ cụ thể của Redex, một công ty cỡ trung bình tại tỉnh Loiret miền Trung nước Pháp, chuyên sản xuất máy cán thép cao cấp ở Pháp và Đức.
Ngay từ năm 2009, công ty này đã bắt đầu mở một trung tâm thẩm định và sửa chữa tại Thượng Hải.

Những chuyển đổi kinh tế hiện nay tại Trung Quốc theo hướng chú ý nhiều hơn đến lãnh vực dịch vụ và tiêu thụ nội địa không phải là không thuận lợi cho Redex, như nhận định của bà Sylvie Grandjean, lãnh đạo chi nhánh của công ty Pháp tại Trung Quốc, nhất là khi thị trường đã bớt chú ý đến giá rẻ, để chuyển sang đòi hỏi chất lượng cao.

Công ty nước ngoài bị buộc phải chuyển giao công nghệ

Tuy nhiên vấn đề đặt ra lại là để có sản phẩm chất lượng cao, thì phải du nhập công nghệ mới từ nước ngoài nếu trong nước chưa có.
Và theo Le Monde, một trong những mối ưu tư lớn của các doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc chính là việc họ bị buộc phải chuyển giao công nghệ.

Để thành lập cơ sở tại Trung Quốc, các công ty nước ngoài bị bắt buộc phải liên doanh với đối tác địa phương trong nhiều lĩnh vực (quốc phòng, hàng không, chế tạo xe hơi, viễn thông…).

Tại Redex, để tránh cho công nghệ của mình bị đánh cắp, ngay từ đầu, công ty này đã loại trừ hình thức liên doanh với phia Trung Quốc.
Và khi mở chi nhánh Thượng Hải, với khoảng 20 nhân viên hoàn toàn người Trung Quốc, Redex đã cẩn thận « phân mảnh cấu trúc của doanh nghiệp, để cho không có bất kỳ liên lạc nào giữa các thực thể khác nhau của công ty ».

Nhìn chung, theo ông Guillaume Bernard, tổng giám đốc chi nhánh công ty con tại Trung Quốc của Bernard Controls, một nhà sản xuất động cơ điện cho các loại van dùng trong các nhà máy điện hạt nhân, thì các doanh nghiệp Pháp « luôn luôn gặp phải những vấn đề rất lớn về quyền sở hữu trí tuệ, mà Trung Quốc có một cách giải thích rất cá biệt ».

Thế nhưng, theo ông, cẩn thận không không đủ vì « Người Trung Quốc đang tiến triển một cách rất nhanh chóng », và thách thức đối với các công ty Pháp là làm sao để không bị phía Trung Quốc bắt kịp.

Một khó khăn khác làm cho Trung Quốc không còn là con gà đẻ trứng vàng cho các doanh nghiệp Pháp nữa : Đó là chi phí nhân công không còn thấp như trước đây.
Theo ông Bernard : « Từ hai, ba năm nay, chi phí cho một kỹ sư Trung Quốc đã bằng chi phí cho một kỹ sư người Pháp ».

Ông Alban Dastugue, cố vấn phụ trách quốc tế của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp vùng Paris Ile-de-France thẩm định : « Trong những năm 2000, Trung Quốc rất được ưa chuộng. Hiện nay thì không còn như vậy nữa ».

Bắc Kinh giận Berlin vì bị cản đường thâu tóm doanh nghiệp Đức

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde đã ghi nhận một sự cố ngoại giao nghiêm trọng xẩy ra hôm 01/11/2016 giữa Trung Quốc và Đức trong bài « Bắc Kinh rất bất bình sau vụ Berlin đổi thái độ đối với đầu tư Trung Quốc ».

Theo Le Monde, khi bộ trưởng Kinh Tế kiêm phó thủ tướng Sigmar Gabriel, cùng với một phái đoàn 60 nhân vật quan trọng trong nền kinh tế Đức bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc trong 5 ngày cách nay hai hôm, phía Berlin cũng đã dự trù việc tiếp đón sẽ không nồng hậu lắm. Thế nhưng thực tế còn nghiêm trọng hơn, với một sự cố ngoại giao thực thụ.

Trước sự sững sờ của mọi người, bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Cao Hổ Thành đã hủy bỏ vào phút chót việc ông cùng với khách mời người Đức xuất hiện trước cử tọa đến dự cuộc họp của Ủy Ban Kinh Tế Trung-Đức, ủy ban điều phối quan trọng nhất của hai bộ Thương Mại.

Đối với Le Monde, sự cố nói trên là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy là sự hiểu lầm giữa hai bên đang hết sức sâu sắc, sau khi Berlin ngăn không cho đầu tư Trung Quốc mua lại hai công ty sáng giá của Đức.

Theo những người tháp tùng phó thủ tướng Đức, ông Sigmar Gabriel, ông đã cùng với đồng nhiệm Trung Quốc ăn trưa với nhau và đã có một cuộc trao đổi ý kiến nẩy lửa, với kết quả là ông Cao Hổ Thành đã tẩy chay sự kiện chung trong chương trình dự kiến.

Và tại Đức, đại sứ Trung Quốc đã không ngần ngại cho đăng trên trang ý kiến của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 02/11 một bài đả kích Đức mang tựa « Không nên đối xử với một đối tác như vậy », bày tỏ thái độ « quan ngại trước xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng mạnh ở Đức ».

Theo Le Monde, quả là phía Trung Quốc đã không nuốt nổi phát biểu thẳng thắn của ông Sigmar Gabriel gần đây, cho rằng kể từ nay, đầu tư Trung Quốc vào Đức sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
Le Figaro cũng nhắc đến sự cố ngoại giao Đức Trung Quốc và nhận thấy : « Một cơn giá lạnh ập xuống quan hệ Đức-Trung », tựa của bài báo.

Đối với Le Figaro, việc Đức phủ quyết thương vụ của Trung Quốc muốn mua công ty Aixtron đã khiến cho bộ trưởng Đức Sigmar Gabriel bị tiếp đón một cách lạnh lùng tại Bắc Kinh.
Điều đáng nói theo Le Figaro, là từ vị thế đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau, chỉ vì Berlin trái ý Bắc Kinh, mà hai bên đã đột nhiên trở thành đối thủ.

Lực lượng đặc biệt Irak vào được Mossoul

Như nói ở trên, sự kiện biệt kích Irak đột nhập vào thành phố Mossoul trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã được bình luận rộng rãi.

 Le Figaro nhận định trong hàng tựa lớn trang nhất : « Lực lượng đặc biệt Irak tiến vào Mosoul chuẩn bị cho trận đánh tối hậu ».
Đối với tờ báo Pháp, trận đánh này sẽ rất phức tạp và đẫm máu vì diễn ra trong thành phố đông dân.

Le Figaro nhắc lại là khi tiến vào cửa ngõ của Mossoul hôm thứ Ba 01/11, lực lượng đặc biệt Iraq đã đẩy nhanh tiến độ của một chiến dịch, mà các hướng tấn công lại không đồng bộ.

Ở phía đông bắc, các chiến binh Peshmerga người Kurdistan Irak vẫn đang bị kẹt lại quanh thị trấn Bashiqa, một pháo đài của Daech vẫn đang cố thủ dù đã bị bao vây từ hơn 10 ngày qua.

Dọc theo bờ phía đông của sông Tigre, sư đoàn 9 thiết giáp của quân đội Irak cũng tiến lên chậm chạp, vì không có bộ binh hỗ trợ. Bên bờ tây sông Tigre, sư đoàn 15 lại tiến quân được với sự giúp đỡ của lực lượng cảnh sát Irak và hiện đang bao vây thành phố Hamam Alil, cách Mossoul hoảng 20 km.
Và cuối cùng, từ phía tây, lực lượng dân quân Shia cũng lục tục hướng về Mossoul.

Trump vươn lên, thị trường chao đảo

Về cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn chạy nước rút, các báo Pháp đều nói đến hiện tượng Donald Trump vươn lên trở lại trong các cuộc thăm dò, gây quan ngại không chỉ cho đối thủ Hillary Clinton mà cả cho các thị trường chứng khoán từ Âu sang Mỹ.

Les Echos đã chạy tựa lớn trang nhất : « Trump bất ngờ vươn lên, các thị trường xáo động ». Tờ báo ghi nhận là việc ứng cử viên đảng Cộng Hòa vươn lên trở lại đã khiến thị trường Wall Street lo ngại, nhưng lại giúp vàng tăng giá.

Theo tờ báo, một số cuộc thăm dò đã cho thấy ông Trung dẫn trước bà Clinton ở nhiều tiểu bang then chốt.
Còn trong bài phân tích của mình, Le Figrao đã giải thích rằng chính tính chất khó lường và thái độ chống các hiệp định tự do mậu dịch của ông Trump là nguyên do gây quan ngại nơi các nhà đầu tư.

Báo Le Figaro đã ghi nhận là hôm thứ Tư 02/11/2016, chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Wall Street lại giảm sụt, như thế là ngày thứ năm liên tiếp, trong lúc tại châu Âu, chỉ số CAC 40 ở thị trường Paris chẳng hạn, cũng mất 2.5% kể từ đầu tuần.

Tựa lớn trang nhất

Dù đề cập đến các hồ sơ quốc tế kể trên, phải nói là báo Pháp vẫn ưu tiên cho thời sự trong nước. Le Monde đã dành tựa lớn cho việc chính quyền đã quyết định thiết lập hồ sơ dữ liệu của mỗi người dân.

Trong hàng tựa « Các mối quan ngại sau quyết định thành lập kho dữ liệu của 60 triệu người Pháp », Le Monde cho biết là bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã công bố vào hôm chủ nhật 30/10, đúng vào lúc dân chúng bận nghỉ lễ Chư Thánh, nghị định về việc thành lập kho dữ liệu về mọi công dân Pháp.

Các thông tin cá nhân và sinh trắc học, với dấu vân tay và chân dung được số hóa, sẽ được lưu lại trong một cơ sở dữ liệu duy nhất.

Để phản hồi lệnh cấm năm 2012 của Hội Đồng Hiến Pháp, bộ Nội Vụ đã đảm bảo rằng sẽ không dùng dữ liệu sinh trắc học trong việc nhận dạng một người.

Tuy vậy, việc tạo ra cơ sở dữ liệu cực lớn này, cách sử dụng cơ sở đó trong tương lai đã khiến cho giới bảo vệ quyền tự do cá nhân hết sức lo ngại.

Báo Libération thì dành gần trọn trang nhất cho cuộc bầu cử sơ bộ trong cánh hữu Pháp với một tựa rất mỉa mai : « Các chú cổ lỗ » - Les Tonton ringards – nhại lại tựa một bộ phim hài nổi tiếng trước đây : Les Tontons flingueurs.

Tờ báo đã giải thích vì sao lại gọi các lãnh đạo cánh hữu là cổ lỗ : « Cánh hữu có nhiều triển vọng thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp (sắp tới). Thế nhưng các biện pháp tự do chủ nghĩa và xưa cũ mà các ứng viên đề nghị đã bị người Pháp ồ ạt bác bỏ » - theo kết quả một cuộc thăm dò độc quyền của tờ báo.

Riêng báo Công Giáo La Croix thì dành tựa lớn trang nhất cho một hồ sơ xã hội : « Kế hoạch sinh tồn cho Air France (hãng hàng không quốc gia Pháp) ».

Tờ báo giải thích : Chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Air-France-KLM sẽ trình bày vào hôm nay, trước ủy ban trung ương của xí nghiệp, kế hoạch chiến lược của tập đoàn, được xem là một nỗ lực tối hậu của doanh nghiệp nhằm nối lại với thành công.

Switch mode views: