• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-15 07:52:21') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-15 07:52:21') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 149 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Iran : Thị trường lớn đang mở ra cho các hãng chế tạo máy bay

AIRSHOW-FRANCE

Các nhà sản xuất máy bay phương Tây có thể giành các hợp đồng hàng tỷ đô la với Iran trong thời gian tới.
REUTERS/Pascal Rossignol

 Các nhà sản xuất máy bay phương Tây có thể giành các hợp đồng hàng tỷ đô la với Iran khi thỏa thuận về chương trình hạt nhân được ký kết, vì Iran được xem là một trong những thị trường hàng không tiềm năng hàng đầu thế giới.

Theo chính quyền Teheran và phương Tây, trong thập kỷ tới, Iran có thể cần đến 400 máy bay.
 Viễn cảnh này mở ra nhiều cơ hội cho các nhà chế tạo máy bay, nhất là Airbus và Boeing.
 Các hợp đồng này có trị giá lên đến 20 tỷ đô la.

Ông Maximo Gainza, một nhà tư vấn của công ty Anh Ascend Flightglobal, cho biết thực tế có nhiều máy bay Iran sắp hết hạn sử dụng.
Chính vì vậy, đây là một thị trường có rất « nóng » khi các biện pháp trừng phạt của quốc tế được bãi bỏ.

Chủ tịch hãng hàng không Iran Air, Farhah Parvaresh, tuyên bố với Reuters vào năm ngoái là Iran sẽ cần ít nhất 100 máy bay cở lớn, nhỏ, sau khi các biện pháp trừng phạt được hủy bỏ, nhưng nếu cuộc thương lượng thất bại, nước này sẽ quay sang mua của Trung Quốc và Nga.

Việc lựa chọn các hợp đồng cũng liên quan đến quá trình đàm phán về hồ sơ hạt nhân trong những tháng qua.
Các nguồn thông tin từ các nhà ngoại giao và từ Iran cho biết Boeing có vẻ có lợi thế nhất trong cuộc cạnh tranh này.

 Airbus gặp bất lợi một phần là do đường lối cứng rắn của Pháp trong trong cuộc thương lượng về hạt nhân Iran.

Năm ngoái, chủ tịch hãng hàng không Iran Air đã tuyên bố với Reuters rằng Teheran sẽ ưu tiên mua máy bay từ các nhà sản xuất đã hợp tác làm giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Iran trong năm 2014.

Vào tháng mười năm ngoái, Boeing đã thông báo bán các tài liệu hướng dẫn, sơ đồ và các dữ liệu có liên quan cho hãng hàng không Iran Air tại các cuộc đàm phán thương mại đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng con tin năm 1979.

Các quan chức Iran đã tổ chức nhiều cuộc họp với đại diện các hãng chế tạo máy bay phương Tây để nhgiên cứu về các hợp đồng tương lai.

Theo hai quan chức cao cấp của Iran, gần như chắc chắn là nước này sẽ mua 100 máy bay Boeing một khi các lệnh trừng phạt bị hủy bỏ, nhưng các quan chức Mỹ trong lĩnh vực sản xuất máy bay phủ nhận đã có một hợp đồng không chính thức như vậy.

Mặt khác, một số nhà phân tích tỏ vẻ thận trọng về con số máy bay mà ngành hàng không Iran có thể đặt mua, vì truớc hết các hãng hàng không Iran phải có đủ nguồn tài chính để có thể duy trì một đội máy bay nhiều như vậy.


Switch mode views: