Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đối lập Thái Lan muốn "cải tổ chính trị" trước khi bầu cử


Thailand- abhisit

Cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, sau hội nghị bất thường của đảng Dân Chủ đối lập, Bangkok, ngày 17/12/2013
REUTERS/Chaiwat Subprasom


Vào hôm nay, 17/12/2013, với một đa số áp đảo, cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã được đảng Dân Chủ đối lập bầu lại làm lãnh đạo.
Sự kiện này diến ra trong bối cảnh đảng Dân Chủ phải quyết định có nên tham gia cuộc bầu cử vào tháng Hai năm tới hay không, trong khuôn khổ kế hoạch được chính quyền đề nghị, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị.

Đây là một kế hoạch mà trên tổng thể đã bị đối lập bác bỏ vì đi ngược lại đòi hỏi « chấn chỉnh hệ thống chính trị » đất nước trước khi bầu cử.

Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :

« Trong mắt đảng Dân Chủ đối lập - một đảng bảo thủ, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trung lưu và các thành phần ưu tú Thái Lan, thì ưu tiên là cải cách sâu rông hệ thống chính trị.
Bầu cử chỉ có thể diễn ra một khi công cuộc cải cách này được thực hiện. Theo họ, trong thời gian chuyển tiếp tạm thời, công việc điều hành đất nước Thái Lan phải giao cho một Thủ tướng được chỉ định với sự đồng ý của Hoàng cung.

Điều mà đảng Dân Chủ e ngại nhất là bầu cử được tổ chức trong thời hạn quá ngắn, vì đảng đang nắm quyền của Thủ tướng Yingluck sẽ lại thắng cử. Và như thế, bà Yingluck lại có thêm được tính chính đáng, khiến cho phe đối lập khó mà áp đặt quan điểm của mình.

Đảng cầm quyền – đảng vì người Thái – Puea Thai - đề nghị thảo luận về sự lành mạnh hóa hệ thống chính trị sau cuộc bầu cử.

Công việc cải cách đó trước tiên là nhằm chống lại tệ mua phiếu dai dẳng tại một số vùng.

Đề nghị trên đây của chính phủ đã bị phe đối lập bác bỏ, vì cho là không thể tin tưởng vào Thủ tướng Yingluck. Theo họ, bà Yingluck luôn chịu ảnh hưởng của người anh, cựu Thủ tướng Thaksin, đang sống lưu vong.

Vấn đề là khi từ chối không tham gia diễn đàn thảo luận do chính phủ hiện tại tổ chức, phe đối lập đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi chính trị ».



Switch mode views: