• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-06 08:07:53') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-06 08:07:53') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 149 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17- 08-2017

Bắc Triều Tiên, cường quốc hạt nhân mới

northkorea-politics

Áp phích của Bắc Triều Tiên lên án các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và các nước thù địch: "Không gì cản được chúng ta", ngày 17/08/2017.
KCNA/via REUTERS

Ngày 15/08/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố « tạm ngừng » kế hoạch bắn tên lửa đến gần đảo Guam của Mỹ, nằm ngoài khơi Thái Bình Dương và sẽ « quan sát thêm thái độ ngu xuẩn và ngớ ngẩn của người Mỹ ».

Theo nhật báo Le Monde (17/08/2017), quyết định này làm hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực, nhưng cũng cho thấy một thực tế : « Bắc Triều Tiên gia nhập nhóm các cường quốc hạt nhân » trên thế giới.

Sau 5 vụ thử hạt nhân từ năm 2006, trong đó có hai vụ diễn ra trong năm 2016, Bắc Triều Tiên không còn nằm ở « ngưỡng » sở hữu hạt nhân, mà đã trở thành một nước hạt nhân được trang bị khả năng tên lửa đạn đạo.

Giới chuyên gia phương Tây bất đồng về số lượng đầu đạn mà Bình Nhưỡng có thật sự (khoảng 60 theo báo cáo mới nhất của Cơ quan tình báo quân sự Mỹ, DIA, hoặc 20 theo một số chuyên gia khác) và về khả năng hoạt động của các tên lửa.
Nhưng tất cả đều nhất trí về « sự phát triển đáng báo động » trong những tiến bộ đạt được của Bắc Triều Tiên.

Chính điều này làm thay đổi cán cân. « Giờ không còn chuyện phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên mà là vấn đề ngăn chặn », theo nhận định của trợ lý giám đốc Bruno Tertrais, thuộc Quỹ Nghiên cứu chiến lược, mà « phải sống chung với thực tế chiến lược mới này ».

Dù khả năng còn hạn chế, Bắc Triều Tiên gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân, gồm 5 nước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (gồm Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc) và Israel, Ấn Độ và Pakistan.
Điều này cũng tác động sâu sắc đến hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 mà Bình Nhưỡng rút khỏi vào năm 2003.

Theo chuyên gia người Pháp về bán đảo Triều Tiên, Juliette Morillot, « quyết tâm của chế độ Bình Nhưỡng, dù bị giễu cợt, đã không được các cường quốc đánh giá nghiêm túc, cho nên đã không thực hiện một chính sách phối hợp, mỗi nước hành xử theo lợi ích riêng ở trong vùng ».

Tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên bắt đầu từ thập niên 1950.
Lúc đầu được Liên Xô giúp đỡ, sau đó đến lượt Trung Quốc, chương trình hạt nhân bí mật của Bình Nhưỡng còn nhận được sự giúp đỡ của Abdul Qadeer Khan, cha đẻ của bom nguyên tử Pakistan.

Khi mạng lưới của nhà khoa học này bị phá vỡ năm 2004, người ta phát hiện Abdul Qadeer Khan đã đến Bắc Triều Tiên khoảng 10 lần, chủ yếu là để bán thiết kế máy quay ly tâm làm giầu uranium.
Trên lĩnh vực tên lửa đạn đạo, Bắc Triều Tiên còn hợp tác với Iran.

Nếu như Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay, muốn dùng vũ khí nguyên tử để đổi lấy viện trợ quốc tế, Kim Jong Un lại muốn biến hạt nhân thành trụ cột củng cố quyền lực của mình, thậm chí còn được ghi vào Hiến Pháp.

Với Kim Jong Un, đây là bùa hộ mệnh cho sự sống còn của chế độ và là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng thủ khỏi một cuộc tấn công của Mỹ, đồng thời « phải tỏ ra nguy hiểm nhất có thể để đảm bảo an toàn cho chính mình », theo nhận định của Barthélemy Courmont, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) tại Pháp.

Chế độ Bắc Triều Tiên muốn được đối xử ngang hàng với Hoa Kỳ trong một cuộc đối thoại trực tiếp để đi đến một thỏa thuận hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cũng như một hiệp ước không tấn công với Mỹ, trong đó có điều khoản được tiếp tục chương trình hạt nhân dân sự.
Thế nhưng, với Washington, những yêu sách của Bình Nhưỡng là không chấp nhận được.

Dù có bị gây áp lực cực độ, không có chuyện chế độ Kim Jong Un từ bỏ chương trình hạt nhân, được cho là « cách phòng thủ chính đáng trước mối đe dọa thực sự và rõ ràng từ Hoa Kỳ ».

Hiện giờ, ưu tiên đối với cộng đồng quốc tế là tránh để Bình Nhưỡng phổ biến vũ khí hạt nhân bằng cách chuyển giao công nghệ cho các nước khác hay các đối tượng khác.

Đây cũng chính là nhận định của bà Susan Rice, cựu cố vấn an ninh của Barack Obama, trong một bài viết trên tờ New York Times, khi nêu lên chính sách « ngăn chặn », theo đó Hoa Kỳ « có thể » chấp nhận vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên như đã từng làm với Liên Xô, nhưng không chấp nhận việc phổ biến.

Thế nhưng, thách thức vẫn còn trước mắt. Bất chấp những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trong những năm vừa qua, Bắc Triều Tiên vẫn có nhiều khách hàng quân sự ở Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á.

Bắc Triều Tiên : « Không có giải pháp ngoại giao lẫn xung đột quân sự »

Căng thẳng mới chỉ tạm thời lắng xuống trên bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực khi Kim Jong Un tuyên bố « tạm ngừng » kế hoạch bắn bốn tên lửa đến gần đảo Guam của Mỹ.

Trả lời nhật báo Le Monde, nhà sử học Pháp François Godement, chuyên gia về Trung Quốc và quan hệ quốc tế ở châu Á, nhận định « trong ngắn hạn, không có giải pháp ngoại giao vì biện pháp này không ngăn cản được chế độ Kim Jong Un. Khi Bắc Triều Tiên nói sẽ thử tên lửa hay hạt nhân, họ sẽ làm ».

Nhật Bản : Căng thẳng leo thang phục vụ tham vọng của thủ tướng Abe

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn tận dụng cơ hội căng thẳng leo thang vì mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên để tăng cường khả năng quân sự của Nhật Bản. Vì trong năm 2017, khoảng 15 tên lửa được Bình Nhưỡng bắn thử, trong đó có 2 tên lửa liên lục địa, đều rơi ở ngoài khơi Nhật Bản.

Nếu Bắc Triều Tiên bắn tên lửa đến Guam, các tên lửa này sẽ bay trên lãnh thổ Nhật Bản, như từng xảy ra năm 1998 khi một tên lửa bay trên phía bắc quần đảo trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.

Theo nhật báo Le Monde, « căng thẳng leo thang phục vụ tham vọng của Shinzo Abe ».
Việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ở tỉnh Hiroshima, nằm trên lộ trình của tên lửa Bắc Triều Tiên đến đảo Guam, mang ý nghĩa tượng trưng cho Tokyo, vì thủ tướng Nhật « không muốn lặp lại thảm họa » và « nhún nhường đối mặt với lịch sử » như phát biểu trong bài diễn văn ngày 15/08 nhân dịp Nhật đầu hàng quân đồng minh trong Thế Chiến II.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Itsunori Onodera, còn nêu khả năng trang bị cho đất nước phương tiện tấn công trực tiếp các căn cứ tên lửa của Bắc Triều Tiên « để cải thiện khả năng ngăn chặn của liên minh với Mỹ ».

Donald Trump : Quân tử không nhất ngôn

Ngày 15/08/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump lại gây nên một làn sóng phẫn nộ mới khi cho rằng cả hai phe, cực hữu tân phát xít và những người chống phân biệt chủng tộc, đều có lỗi trong vụ bạo động ở Charlottesville.
Những phát biểu mâu thuẫn của người đứng đầu Nhà Trắng đều được các nhật báo Pháp đưa lên trang nhất.

« Trump khích động phân biệt chủng tộc tại Mỹ » là hàng tựa của La Croix. « Trump, vết nhơ » là lời chỉ trích trên Libération với hình ảnh biếm họa Trump làm trọng tài một trận đấu quyền Anh, lừng lững giữa một bên là một phụ nữ da đen và bên kia là một người đàn ông vũ khí đầy mình với biểu tượng của Đức quốc xã trên áo phông, cùng với hàng chữ : « Người nào mạnh nhất sẽ chiến thắng ».

Le Monde nhấn mạnh « Phẫn nộ hoàn toàn sau phát biểu quay ngoắt của Donald Trump về cực hữu ».
Le Figaro nhận định « Trump bị cô lập trong nước sau tranh cãi về chủng tộc da trắng thượng đẳng ».
Còn Les Echos đưa tin « Trump bị các ông chủ lớn Mỹ bỏ rơi ».

Có thể nói Donald Trump không phải là một « quân tử nhất ngôn ».
Xã luận của La Croix cho rằng sự bất ổn và tính khí nóng giận của Donald Trump vẫn không ngừng gây ngạc nhiên và lo lắng.
 Phản ứng liên tục và trái ngược của tổng thống Mỹ sau vụ bạo động tại Charlottesville lại là một minh chứng ấn tượng.

Còn theo nhận định của bài xã luận trên Le Monde, dù muốn hay không, người dân Mỹ buộc phải quen với những phát biểu khiêu khích trên mang Twitter từ khi ông Donald Trump đặt chân vào Nhà Trắng.

Từ bốn ngày qua, một trận bão tố đã gây chia rẽ khó lòng hàn gắn được giữa tổng thống Trump và các giá trị cơ bản mà lẽ ra ông phải là người thể hiện và bảo vệ.
Nghiêm trọng hơn, khi đánh đồng phong trào chống phân biệt chủng tộc với phe cực hữu tân phát xít, ông Trump đã phạm một sai lầm chưa từng có.

« Donald Trump cự tuyệt thực tế » là đánh giá của bài xã luận trên Les Echos.
Vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ không có khả năng lên án một cách rõ ràng trách nhiệm của những kẻ tân phát xít và cổ vũ chủng tộc da trắng thượng đẳng trong loạt bạo động tại Charlottesville.

Libération lên án phát biểu của tổng thống Trump là một « Lời lăng nhục », cho thấy sự ngớ ngẩn đáng xấu hổ xứng đáng với một kẻ ngốc phân biệt chủng tộc.
Và nghiêm trọng hơn, đó cũng là một lời lăng nhục đối với bản sắc mà Hoa Kỳ đã gây dựng qua nhiều cuộc đấu tranh.

Vẫn theo Libération, đằng sau tuyên bố gây tranh cãi của Donald Trump là « Chiến thắng thầm lặng của Bannon ».
Sau vụ đụng độ ở Charlottesville, cố vấn riêng của tổng thống Mỹ đã nhắc nhở ông Trump không đưa ra cáo buộc quá nghiêm khắc vì phe cực hữu là một bộ phận không thể thiếu được trong lực lượng ủng hộ Trump.

Khủng bố thánh chiến : Châu Âu và « những kẻ trở về » từ Syria và Irak

Theo một bản báo cáo được gửi đến Ủy Ban Châu Âu, khoảng 1.200 đến 3.000 người châu Âu, trên tổng số 5.000 người gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo từ 2011-2016, có thể trở về châu Âu.
Với Le Figaro, « Châu Âu phải đối mặt với « những kẻ trở về » từ Syria và Irak ».
Đây là một thách thức thật sự về mặt an ninh, trong đó có cả Pháp.

Theo nguồn tin chính thức, tính đến ngày 16/08/2017, có 269 người quay lại Pháp, trong đó có 46 trẻ em. Hầu hết đã bị bắt giam chờ ngày xét xử.
Con số trở về chiếm khoảng 20% tổng số người rời Pháp sang Syria hay Irak.

Theo bài viết « Tại sao châu Âu lo sợ những kẻ thánh chiến trở về ? », Le Figaro nêu 4 nguyên nhân khiến những người này hồi hương : vì thất vọng và ăn năn ; để có điều kiện sống tốt hơn mà không phải cắn rứt lương tâm ; để chuẩn bị các vụ khủng bố mới ở châu Âu ; vì bị bắt và đưa về nước.


Switch mode views: