• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-11 04:39:12') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-11 04:39:12') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 137 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Lãnh đạo đối lập Miến Điện kêu gọi đoàn kết tôn giáo

Aung San Suu Kyi 3

Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi vẫy chào người ủng hộ, 21/09/2015.
REUTERS/Soe Zeya Tun

Nhân một cuộc vận động tranh cử vào hôm nay 17/10/2014 ở bang Rakhine (phía tây Miến Điện), lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi mọi người đoàn kết với nhau.
Lời kêu gọi này đặc biệt có ý nghĩa tại một vùng đã bị các vụ bạo hành bài Hồi giáo khuấy động dữ dội trong thời gian qua.

Trước một đám đông hàng trăm cảm tình viên tại thành phố Thandwe, lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập, được cho là sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, đã cho rằng tất cả công dân sẽ phải được quyền sống trong một nước Miến Điện « không phân biệt đối xử về chủng tộc hay tôn giáo ».

Theo bà Aung San Suu Kyi : « Tất cả các công dân... phải đoàn kết với nhau (...) Thái độ hận thù và nghi kỵ chỉ làm hại cho đất nước ».
Người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991 đã cảnh báo rằng các đối thủ của bà đang lọi dụng chiêu bài tôn giáo trong chiến dịch vận động tranh cử đang diễn ra.

Quyết tâm chống tệ nạn kỳ thị tôn giáo tại Miến Điện đã được bà Aung San Suu Kyi nêu bật vào lúc bà đang bị Phương Tây chỉ trích về sự im lặng trước thảm kịch mà thiểu số Hồi giáo người Rohingya sinh sống ở bang Rakhine đang phải gánh chịu.
 Lãnh tụ đối lập cũng bị người theo Phật giáo, chiếm đa số tại Miến Điện, nghi ngờ là thiên vị thiểu số Hồi giáo.

Hiện nay, vẫn có hơn 140.000 người Hồi giáo phải sống tạm bợ trong các trại tản cư tại bang Rakhine, bị tước đi các quyền tối thiểu như quyền được chăm sóc y tế, quyền được đi học hay đi làm. Họ là nạn nhân của các vụ bạo động đẫm máu vào năm 2012 đã khiến hơn 200 người chết.

Trên toàn quốc, có gần một triệu người thuộc sắc dân Rohingya không được chính quyền Miến Điện công nhận là công dân, do đó không được quyền đị bầu vào ngày 08/11 tới đây.


Switch mode views: