• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-24 16:02:13') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-24 16:02:13') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 139 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Trung Quốc áp đặt tên cho 6 địa điểm ở vùng tranh chấp với Ấn Độ

india-dailylife

Một bức tượng Phật tại Tawang, tây bắc bang Arunachal Pradesh, nơi có tu viện nổi tiếng cùng tên được xây dựng từ thế kỷ XVII. Ảnh chụp ngày 09/04/2017.
REUTERS/Anuwar Hazarika

Bắc Kinh đã ban hành tên gọi chuẩn cho sáu địa điểm trong một khu vực đang tranh chấp với Ấn Độ. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 19/04/2017 không ngần ngại xác định đó là hành động biểu thị chủ quyền của Trung Quốc tại vùng đó.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào tuần trước, bộ phụ trách các vấn đề dân sự của Trung Quốc đã công bố một danh sách sáu địa điểm tại vùng Arunachal Pradesh, một khu vực phía đông dãy núi Himalaya đang do New Delhi quản lý, nhưng bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi "Nam Tạng".

Danh sách này bao gồm tên Trung Quốc "chính thức" gọi các địa điểm đó, được viết bằng ba thứ tiếng Hoa, Tây Tạng và Anh ngữ.

Phát biểu vào hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã cho rằng quyết định "chuẩn hóa địa đanh" đó hoàn toàn đúng đắn, vì phản ánh các tên gọi mà các dân tộc Trung Quốc, chẳng hạn như người Tây Tạng, từng sử dụng trong một thời gian dài.

Đối với phát ngôn viên Trung Quốc, các địa danh đó cũng "phản ánh và lý giải" được là các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng "Nam Tạng" có cơ sở hiển nhiên về lịch sử, văn hóa và thẩm quyền hành chính.

Đầu tháng 4/2017, Bắc Kinh đã rất tức giận trước việc Ấn Độ cho phép lãnh tụ người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma, đến vùng Arunachal Pradesh sát biên giới với Trung Quốc.

Các quan chức Ấn Độ đã bác bỏ những lời chỉ trích từ phía Trung Quốc, cho rằng đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh đạo tôn giáo, chỉ đến thăm một nơi ông có tín đồ mà thôi.

Switch mode views: