Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hơn 100 nhà văn kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp nhân quyền

Liu-Xiaobo A copie


Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
AFP

Hơn 100 tác giả từ khắp thế giới đã ký tên vào một bức thư gởi đến chủ tịch Tập Cận Bình, đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền mồng 10 tháng 12, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động đàn áp nhân quyền « ngày càng tồi tệ ».

Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ hàng trăm luật sư, nhà hoạt động và học giả và bỏ tù hàng chục người.

Bức thư, do Văn bút Quốc tế chủ xướng, kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do cho các nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động đang bị cầm tù, bị quản thúc tại gia chỉ vì họ đã hành xử quyền tự do ngôn luận.

Trong số những người ký tên vào bức thư có các nhà văn nổi tiếng thế giới như Salman Rushdie, Magaret Atwood và giải Nobel Văn Học JM Coetzee.
Bức thư đặc biệt nêu trường hợp giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba hiện đang thọ án tù 11 năm về tội « âm mưu lật đổ chính quyền ».
Vợ ông Lưu Hiểu Ba hiện đang bị quản thúc tại gia.

Các nhà văn thế giới cũng chú ý đến số phận của học giả Ilham Tohti, hiện đang thọ án tù chung thân về tội « ly khai », do đã chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Chưa kể là khoảng một chục thành viên của Trung tâm Văn bút Trung Quốc Độc lập hiện đang bị giam giữ hoặc truy bức, theo nội dung bức thư của các nhà văn thế giới.

Thêm một người Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc

Theo tin từ hiệp hội Chiến dịch Quốc tề vì Tây Tạng hôm nay, tối thứ năm vừa qua, một người Tây Tạng đã tự thiêu tại một vùng có đông người Tây Tạng sinh sống ở tỉnh Cam Túc. Người này đã tự thiêu để phản đối Trung Quốc và đòi để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về.

Theo thông kê của chính phủ Tây Tạng lưu vong, đây là vụ tự thiêu thứ 145 ở Tây Tạng hoặc ở các vùng khác của Trung Quốc kể từ năm 2009.

Switch mode views: