• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-01 05:59:31') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-01 05:59:31') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 132 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Hàn Quốc: Kinh doanh '‘giấc ngủ’' bùng nổ

Yonhap- han quoc

Theo hãng tin Yonhap, người Hàn Quốc ngủ không đủ giấc.ED JONES / AFP

 Tại Hàn Quốc, kinh doanh "giấc ngủ" nở rộ. Lý do là người dân nước này ngủ không đủ giấc !

Trung bình người dân Hàn chỉ ngủ có 7 giờ 41 phút mỗi ngày, ít hơn 41 phút so với mức trung bình của các nước trong khối Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OECD).
7 giờ 41 phút cũng là ngắn nhất trong số 26 nước được khảo sát.

Sự việc có vẻ nghiêm trọng hơn khi Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội còn ra báo cáo cho là số lượng bệnh nhân đến tư vấn do bị mất ngủ đã tăng lên gấp đôi trong vòng có 4 năm.

 Nguyên nhân ư ? Đó là do môi trường làm việc quá cạnh tranh, dẫn đến bị stress và thời gian làm việc trong ngày quá dài. Đó là chưa kể đến sở thích đi ăn chơi thâu đêm : nhà hàng và quán bar mở cửa thâu đêm suốt sáng… Nên Seoul mới được mệnh danh là "một thành phố không bao giờ ngủ".

Ngủ ít từ lâu còn được xã hội đánh giá cao. Một ngạn ngữ thường xuyên được nhắc đi nhắc lại với học sinh trung học : "Nếu bạn ngủ quá 4 giờ/đêm, bạn sẽ trượt các kỳ thi". Đặc biệt, người Hàn Quốc còn là những "con nghiện" điện thoại thông minh, vốn dĩ là những thiết bị kích thích não bộ và không có lợi cho giấc ngủ.

Kết quả là cả nước Hàn Quốc như đang bị thiếu giấc ngủ, tạo lợi thế cho cả một ngành công nghiệp kinh doanh "giấc ngủ" phát triển mạnh mẽ.
 Theo thông tín viên đài RFI, Frédéric Ojardias tại Seoul, các chuyên gia ước tính thị trường kinh doanh này có thể lên đến 1,6 tỷ euro.

“Dịch vụ đắt khách nhất là những quán ‘healing cafés’, tức là những quán ‘cà phê thư giãn’.
Tại những cơ sở kinh doanh này, người ta cung cấp ghế ngồi mát-xa, được ngăn bằng những tấm bình phong, nghe nhạc êm dịu và các loại nước chè túi lọc có tính năng giúp tịnh tâm.

Những dịch vụ này mọc đầy tại những khu phố kinh doanh và văn phòng, những nơi mà người đi làm bị vắt kiệt sức tranh thủ đến chợp mắt trong khoảng thời gian nghỉ trưa.
Người ta còn nhận thấy doanh thu các vật dụng có kết nối tăng vọt: chẳng hạn như các loại vòng đeo tay đo nhịp sinh học của bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên nhằm theo dõi tốt hơn chu kỳ giấc ngủ.

Cũng tại gian hàng vật dụng có kết nối, lượng bán các loại mặt nạ che mắt và làm ấm đôi mắt để tạo cảm giác thư giãn, giúp cho bạn ngủ nhanh hơn đã tăng vọt đến 40% trong vòng hai tháng đầu năm” .

Đan Mạch: Nếm món ngon nhà người lạ

Bạn đã chấp nhận mời người lạ đi cùng xe qua dịch vụ Blablacar (tại Pháp).
Thế bạn có chấp nhận mời người lạ đến chia sẻ hay đến nhà họ thưởng thức các món ngon thay vì đi nhà hàng ?

 Đây cũng chính là dụng ý của anh Franck Lantz tại Đan Mạch, người sáng lập ứng dụng "Taste Please" (Hãy nếm thử). Mục tiêu là để "tụ họp những người có cùng một đam mê với thức ăn."

Cũng giống như Facebook hay Instagram, đây cũng là một mạng xã hội. Nghĩa là cũng có những chức năng tương tự: tài khoản cá nhân, có ảnh, giới thiệu, số lượng người truy cập, bài đăng…
Người xem có thể bình phẩm, gởi tin nhắn và nhận các thông báo. Ứng dụng này hiện đã có mặt tại 194 quốc gia, trong đó có Pháp và sử dụng 14 thứ tiếng.

 Từ Copenhague, Đan Mạch, thông tín viên RFI Fabien Vallée hướng dẫn cách sử dụng ứng dụng trên.

"Nếu bạn mong muốn mời ai, cần phải tạo một sự kiện ghi rõ địa chỉ, thực đơn, giờ ăn, số người quý vị muốn tiếp đón và mức giá.
Còn nếu như bạn có nhu cầu đến nhà ai đó, chỉ cần xem tấm bản đồ và với thiết bị định vị, bạn sẽ thấy được ở cạnh nhà mình ai muốn chia sẻ bữa ăn.

Cũng giống như trang mạng mời đi cùng xe Blablacar, tại Pháp, nhưng thay vì chính bạn phải đề nghị lộ trình, ứng dụng này cho bạn thấy các bữa ăn mà bạn có thể quan tâm đến cùng với giá cả, thực đơn, số lượng khách mời, ngày giờ, lý lịch gia chủ có kèm cả ảnh và các bình luận.

Bạn cũng sẽ thấy một vài khuyến cáo chẳng hạn như có bị cấm hút thuốc, có thể dắt theo chó, hay như là có được phép uống rượu hay không.
Cuối cùng, bạn chỉ việc trả tiền và chờ xem gia chủ có chấp nhận đặt bàn của bạn hay không."
Miam, chúc các bạn một bữa ăn ngon nhé !!!

Khi nông dân Pháp tự mở siêu thị…

Thực phẩm mua tại các siêu thị lớn quả thật bao giờ cũng rẻ, nhưng đôi khi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hơn nữa, nông dân ngày nay không muốn là "những chiến sĩ thầm lặng" trên những cánh đồng.
Họ cũng muốn được xã hội nhất là người tiêu thụ biết đến, hiểu được giá trị sức lao động cũng như những dòng sản phẩm do chính họ tạo ra.

Hòa theo xu hướng bán sản phẩm trực tiếp không qua thương lái tại một số cửa hàng, hay bán trực tiếp tại các khu chợ định kỳ, 35 nông dân một vùng phía đông của Pháp đã quyết định tự mở một siêu thị của các nhà nông.

Mua lại mặt bằng từ Lidl, một nhà phân phối sản phẩm lớn, những nông dân này đã xây một siêu thị lớn và đặt tên là "Cœur Paysan" (tạm dịch là "Trái Tim Nông Dân"). Một sáng kiến đã được đông đảo người tiêu thụ hoan nghênh.

Trả lời câu hỏi phóng viên Katia Mischel, đài RFI, anh Denis Digel, cho biết thêm về phương thức hoạt động của khu chợ này :

"Thách thức lớn nhất là tập hợp được mọi người cùng nhau thực hiện dự án.
Thế nhưng trước tiên là phải xây dựng được dự án hoàn chỉnh với các khía cạnh luật pháp, tài chính, kế toán và cả nhân lực nữa. Tham gia dự án là những người trồng nho.
 Trong cửa hàng, có 3-4 nhà trồng rau, 3-4 người trồng hoa quả.

Còn ở những gian hàng khác, chúng tôi có một người sản xuất bia theo phương pháp thủ công, 7 người sản xuất phó-mát, 7 người sản xuất các loại thịt khác nhau.
Chúng tôi lần lượt thay nhau có mặt liên tục tại cửa hàng, lúc thì 1, lúc thì 2, thậm chí 3 người, để cho thấy rõ chúng tôi là những người sản xuất trực tiếp, gần gũi với người tiêu dùng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Khái niệm Trái Tim Nông Dân – Cœur Paysan đánh dấu sự chấm dứt mô hình thực phẩm vô danh, không biết ai là người sản xuất."

telechargement
Siêu thị "Coeur Paysan" (Trái Tim Nông Dân) của 35 nhà nông Pháp.
http://www.coeur-paysan.com/

Anh Quốc tăng cường đội ngũ James Bond "Girl"

Anh Quốc thông báo tuyển dụng nhân viên tình báo. Đặc biệt là lần này, nước Anh có nhu cầu tăng cường đội ngũ James Bond “Girl”, hiện chỉ chiếm có 37% nhân sự của MI5 và MI6.

Theo tường thuật của Marie Billon từ Luân Đôn, trong đợt tuyển dụng lần này ngành tình báo Anh nhìn nhận sự đa dạng là một chủ bài quan trọng.

"Giờ đây, số lượng phụ nữ đã tăng gấp đôi. Không phải chỉ nhờ vào chính sách phân biệt đối xử tích cực. Để thâm nhập vào các mạng lưới tội phạm, để hiểu hơn các giai tầng xã hội Anh, cần phải có các điệp viên thuộc mọi giới tính và mọi nguồn gốc.
Các cơ quan tình báo nhận thấy là thiếu một lá bài quan trọng trong cuộc chơi của họ : đó là những bà mẹ. Họ cho đăng thông báo tuyển dụng trên website mumsnet.

Quả là hiếm những phụ nữ đứng tuổi và đang công tác lại chấp nhận làm việc cho cơ quan tình báo MI6. Mục tiêu là từ nay đến năm 2021, phải đạt tỷ lệ nữ điệp viên là 45%.
 Quá trình bổ sung thay thế đang diễn ra với việc tuyển dụng các điệp viên nam và nữ với tỷ lệ như nhau."

Achentina : Trị liệu bằng cần sa gây tranh cãi

Giới y khoa gần đây tranh cãi nhiều về lợi ích của phương pháp trị liệu bằng cần sa trong số bệnh nghiêm trọng mà thế giới cho đến giờ vẫn chưa có thuốc chữa trị.
Lợi hại thế nào hiện vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng đối với những bệnh nhân nặng đó tại Achentina, một luồng gió hy vọng đang thổi đến. Quốc hội nước này vừa thông qua việc hợp pháp hóa trồng cây cần sa dùng trong y khoa.

Nói một cách cụ thể, kể từ giờ những bệnh nhân mắc chứng Parkinson, tự kỷ hay chứng động kinh có thể dùng đến cần sa dưới dạng viên nén hay tinh dầu nếu như được bác sĩ kê toa.
Đạo luật thông qua mở đường cho việc các doanh nghiệp Nhà nước được phép trồng trọt, chế biến và bán các sản phẩm có nguồn gốc từ cần sa tại các hiệu thuốc.

Đối với nhiều người thì đây là một cuộc cách mạng nhỏ, nhưng với bác sĩ Marcelo Morante, người đấu tranh từ nhiều năm qua cho việc nhìn nhận các tính năng của cần sa, khi trả lời phóng viên Aude Villiers-Moriamé, cho rằng những tiến bộ đó là lẽ hiển nhiên.

"Lấy trường hợp động kinh làm ví dụ. Theo một nghiên cứu năm 2016 về chứng động kinh cơ cứng, nghĩa là những người không cho thấy có một tiến bộ nào, thì sau khi đã dùng tinh dầu cần sa, 50% số trẻ em mắc chứng bệnh này đã giảm đi đáng kể các cơn co giật, sự lệ thuộc vào người khác, khả năng vận động tâm thần…
Đối với những người bị tự kỷ cũng vậy, rõ ràng cần sa dược thảo có thể cải thiện các chức năng vận động tâm thần."

Thế nhưng quan điểm này không hẳn đều được sự chia sẻ của cả giới y khoa.
 Ông Eduardo Kalina, bác sĩ tâm thần, chuyên gia điều trị các chứng nghiện, cho rằng hợp pháp hóa dược thảo cần sa là vô trách nhiệm :

"Tôi thông cảm với nỗi thất vọng của một số phụ huynh. Nhưng cần phải cảnh giác trước việc sử dụng ‘vô tội vạ’ tinh dầu cần sa. Ở trẻ nhỏ, chất cần sa gây rối loạn sự phát triển hệ thống thần kinh và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của não bộ."

Trinh tiết giá triệu euro

Cuối cùng, mục tạp chí Thế Giới Đó Đây xin khép lại với một câu chuyện, chẳng biết nên khóc hay cười, tùy các bạn phán xét.
Ông bà xưa có câu "Chữ trinh đáng giá ngàn vàng". Có điều "cái giá ngàn vàng" đó phải được hiểu như thế nào trong thời đại hiện nay.

Mục "Câu chuyện trong ngày" của báo Libération ngày 11/04/2017, có tường thuật một câu chuyện thoạt nghe "gây sốc", nhưng đáng suy ngẫm, cho hay một cuộc bán đấu giá trinh tiết diễn ra trên mạng được chốt lại ở mức giá hàng triệu euro.

Câu chuyện như sau : Một cô gái trẻ 18 tuổi, gốc Rumani, sinh sống tại Đức, tên Alexandra Khefren, làm nghề người mẫu, đã quyết định đem bán đấu giá "cái đầu đời ngàn vàng" của mình.
Cuộc bán đấu giá được thực hiện vào tháng 11/2016, thông qua một trang mạng Đức chuyên đăng các chào mời của "gái gọi".

Xin nói rõ, nghề mại dâm tại Đức được nhà nước công nhận, và có hẳn một chính sách xã hội-y tế để bảo vệ những người hành nghề này.
Riêng nghề dắt gái là vẫn bị cấm. Sáu tháng sau khi đăng thông báo, một doanh nhân Hồng Kông, nhưng danh tính và quốc tịch không được tiết lộ đã thắng cuộc đấu giá với số tiền là 2,3 triệu euro.

Tuy từ chối trả lời câu hỏi báo Libération, nhưng cô Alexandra Khefren, trên trang mạng của hãng dịch vụ, cho biết "rất hài lòng về quyết định của mình" và xem cuộc bán đấu giá như là "một giấc mơ đã thành hiện thực", dù rằng quyết định này của cô nhận không ít lời chỉ trích từ báo chí quốc tế cho là "phi đạo đức".

Cô gái trẻ này tin chắc rằng "một người đàn ông sẵn sàng bỏ ra ngần ấy tiền là một người đàng hoàng". Hơn nữa, đối với cô Alexandra Khefren, "người ta xem đấy như là một điều cấm kỵ, nhưng tôi có quyền làm gì tôi muốn về thân thể của tôi. Mỗi người sống như mình muốn".

Tại sao ta phải chấp nhận chuyện "trao tặng không cái ngàn vàng cho một kẻ nào đó để rồi sau đó anh ta cuốn gói ra đi không một lời nào ?".
 Đây cũng là một trong những lập luận khiến cô Alexandra Khefren đi đến một quyết định phiêu lưu như thế.

Vấn đề ở đây là làm sao tin chắc được hợp đồng đó sẽ được tôn trọng và trong những điều kiện nào.

Switch mode views: