• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-01 00:23:13') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-01 00:23:13') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 130 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Bầu cử TT Pháp : La France Insoumise ưu tiên chống bất công xã hội

france-election-melenchon

Ứng cử viên Mélenchon phát biểu tại một cuộc tập hợp ở Paris ngày 18/03/2017.Reuters

 Giảm bất công xã hội, đầu tư vào môi trường, hai biện pháp chính trong chương trình vận động tranh cử tổng thống Pháp của ứng viên Jean-Luc Mélenchon thuộc phong trào Nước Pháp Bất Khuất ( La France Insoumise ).

 RFI phỏng vấn chuyên gia kinh tế Hoàng Ngọc Liêm về tính khả thi, về chính sách với châu Âu của ứng cử viên thuộc cánh cực tả Mélenchon.

Năm tuần trước bầu cử tổng thống Pháp vòng 1, tạp chi kinh tế của RFI tập trung giới thiệu cương lĩnh của các ứng cử viên chạy đua vào điện Elysée.

Năm ứng viên có triển vọng nhiều nhất đề nghị những gì để vực dậy tăng trưởng của Pháp, để đẩy lui thất nghiệp ?

Paris phải chọn hướng đi nào trong bối cảnh nhiều thách thức đặt ra cho Liên Hiệp Châu Âu, để đương đầu với xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới ?

 Những hứa hẹn của các ứng cử viên tổng thống Pháp liệu có tính khả thi đến đâu ?

Trong số đầu tiên hôm nay, giáo sư kinh tế, Hoàng Ngọc Liêm, thuộc đại học Paris 1 Sorbonne và cũng là cố vấn kinh tế của ứng cử viên Jean- Luc Mélenchon, phong trào La France Insoumise- Nước Pháp Bất Khuất, trình bày về những nét chính của một chương trình chủ yếu dựa vào các biện pháp kích cầu, vào năng lượng tái tạo.

Pháp có điều kiện tài trợ cho các chương trình tốn kém đó hay không, trong lúc mà từ ngân sách nhà nước đến ngân sách của các quỹ bảo hiểm y tế, quỹ lương hưu đều thâm hụt nghiêm trọng ?

Tăng an sinh xã hội, tăng lương cho người lao động, giảm giờ làm việc, trong lúc cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt hơn, liệu có là những giải pháp thích hợp để công nghiệp Pháp lại được tỏa sáng trên thế giới ?

Tháng 2/2016, phong trào La France Insoumise được hình thành để chuẩn bị cho nghị viên châu Âu Jean- Luc Mélenchon, 66 tuổi, ra tranh cử tổng thống Pháp năm 2017.
Trên bàn cờ chính trị Pháp, Nước Pháp Bất Khuất thuộc « cánh tả trong cánh tả », với những ý tưởng rất gần với đảng Cộng Sản và cánh tả cấp tiến.

Chương trình vận động của La France Insoumise trong lĩnh vực kinh tế bao gồm một số điểm then chốt như sau :

Thứ nhất, dự trù đầu tư 100 tỷ euro trong nhiệm kỳ 5 năm để thay thế năng lượng hạt nhân bằng năng lượng tái tạo vào năm 2050.

Thứ hai, vào lúc hơn 3,5 triệu người Pháp trong tuổi lao động không có việc làm, nhiều nhà máy phải đóng cửa vì bị nhân công rẻ của các nước nam Âu, đông Âu, nam Mỹ hay châu Á cạnh tranh, ứng viên của phong trào La France Insoumise đề nghị lập hàng rào quan thuế và đề ra các chuẩn mực về xã hội, về môi trường để giữ công việc làm trên đất Pháp, cho người Pháp.

Thứ ba, cũng ứng viên Mélenchon hứa tăng lương cho người lao động để bơm thêm mãi lực cho gười dân, qua đó làm lực đẩy cho cỗ xe kinh tế đồ sộ của Pháp.

Đổi lại, phong trào cực tả này sẽ giảm thuế cho doanh nghiệp để khuyến khích đầu tư. Giới chủ dưới nhiệm kỳ của tổng thống Mélenchon sẽ không dễ sa thải nhân viên, hay tuyển dụng dưới dạng hợp đồng ngắn hạn.

Ngược dòng so với các đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu từ Ý đến Đức và cả nước Anh từ nhiều đời thủ tướng vừa qua, ứng cử viên tổng thống Pháp, Jean-Luc Mélenchon chủ trương mở rộng thêm vai trò của nhà nước trong các hoạt động kinh tế : nhà nước có thể là một nguồn tuyển dụng nhân viên, là nhà đầu tư dùng vốn để quốc hữu hóa các doanh nghiệp khi cần thiết.

Đáng chú ý hơn: vào lúc hầu hết mọi nơi trên thế giới đều phải tính tới chuyện kéo dài thời gian lao động, ứng viên phong trào Nước Pháp Bất Khuất cho rằng, đến 60 tuổi là mọi người có quyền về hưu và thời gian làm việc tối đa là 40 năm.

Với Liên Hiệp Châu Âu và nhất là khu vực đồng euro mà nước Pháp là một trong những cột trụ, La France Insoumise đòi chấm dứt các biện pháp khắc khổ, gây hậu quả nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho các nước thành viên.

Các biện pháp cắt giảm chi tiêu của Bruxelles trong mắt ứng viên Mélenchon là một sai lầm nghiêm trọng, do vậy Nước Pháp Bất Khuất đòi Châu Âu phải xét lại chính sách kinh tế và tài chính, một điều kiện sống còn để Paris không theo chân Luân Đôn ra khỏi Liên Âu.

RFI : Những điểm nổi bật trong chương trình kinh tế của của ứng cử viên tổng thống phong trào Nước Pháp Bất Khuất ?

Giáo sư Hoàng Ngọc Liêm : « Đây là một chương trình với mục đích kích cầu, mà chủ yếu tập trung vào công cuộc chuyển đổi năng lượng và giải quyết những nhu cầu cấp bách trong xã hội.

Cụ thể hơn, chúng tôi đề nghị đầu tư 100 triệu euro để phát triển các loại năng lượng sạch, thay thế cho điện hạt nhân.
 Chỉ riêng vế này sẽ cho phép tạo 3 triệu công việc làm mới trong vòng 5 năm sắp tới.

Bên cạnh đó chương trình của La France Insoumise- Nước Pháp Bất Khuất cũng dự trù một chính sách trợ cấp an sinh xã hội để thu hẹp lại những bất bình đẳng quá lớn hiện nay.
Giảm bớt nạn nghèo khó, nâng trợ cấp và lương tối thiểu là những ưu tiên của chúng tôi.

Cần tăng thêm 15 % mức lương tối thiểu ở Pháp để qua đó lương tháng của những tầng lớp khác cũng được đẩy lên cao hơn, để bơm thêm mãi lực cho tư nhân.
Ngoài ra, một vế quan trong khác trong chương trình của Nước Pháp Bất Khuất dựa trên một cuộc cải tổ sâu rộng về chính sách thuế khóa, sao cho công bằng hơn.
Đương nhiên là trong công cuộc cải tổ này, thì chúng tôi dự trù phải giảm thuế doanh nghiệp để bù lại cho biện pháp chủ phải tăng lương cho người lao động.

Sau cùng chúng tôi tìm mọi cách để khuyến khích khu vực sản xuất, đem tiền lãi đi đầu tư thay vì phát tiền lời cho cổ đông. Chính khâu này là nguyên nhân tạo nên những bất bình đẳng rất lớn trong xã hội những năm gần đây ».

RFI : 100 tỷ euro đầu tư vào năng lượng sạch, và bên cạnh đó là hơn 170 tỷ trong nhiệm kỳ tổng thống 5 năm để tài trợ cho các chương trình an sinh xã hội.
Pháp có khả năng để đài thọ cho chương trình tốn kém đó hay không và Paris tìm đâu ra khoản tiền rất lớn đó ?

Giáo sư Hoàng Ngọc Liêm : « Chúng tôi đã đưa ra những con số cụ thể và chính xác trong chương trình tranh cử, và chị có lý khi nhắc đến số tiền 173 tỷ euro chúng tôi dự trù trong nhiệm kỳ tổng thống 5 năm, trong các khoản chi tiêu mang tính xã hội, bên cạnh số tiền 100 triệu chi tiêu công vừa nói ở trên.

Về câu hỏi làm thế nào để tài trợ các khoản chi tiêu đồ sộ đó, thì xin giải thích rằng : chúng tôi chờ đợi chi tiêu về xã hội tạo cộng thêm với tác động từ chính sách cải tổ thuế khóa, chúng ta sẽ lấy lại cân bằng trong các khoản chi tiêu mà tôi gọi là cần thiết để một nhà nước có thể vận hành.

 Nói một cách dễ hiểu là chúng tôi chủ trương lấy tiêu thụ, đầu tư làm lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm.

Khi có tăng trưởng và không còn bị vướng tay vì thất nghiệp, thì các ngân sách nhà nước, ngân sách của các quỹ an sinh xã hội sẽ cân bằng trở lại.
Riêng khoản 100 tỷ euro đầu tư để phát triển các loại năng lượng sạch, thì chúng ta sẽ phải đi vay.
Chúng tôi thiên về giải pháp đi vay tín dụng từ các định chế tài chính công hơn là xoay sang thị trường.

Thực ra nghe nói tới 100 tỷ euro thì có vẻ to tát và khiến mọi người lo sợ, nhưng khi tăng trưởng của Pháp vững mạnh hơn, mức bội chi ngân sách so với GDP cũng sẽ chỉ cao hơn một chút so với tỷ lệ 3,5 % dưới thời tổng thống François Hollande mà thôi.

Theo dự phóng của chúng tôi, cởi trói cho đầu tư và tiêu thụ sẽ cho phép GDP của Pháp tăng 2,5 % một năm và qua đó chúng ta từng bước giảm bớt nợ công, đồng thời giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm nội địa.

Câu hỏi chính là tại sao Nước Pháp Bất Khuất lại đưa ra cương lĩnh này ?

 Đơn giản là vì Pháp nói riêng, châu Âu nói chung đang bị đe dọa giảm phát, tức là đầu máy tiêu thụ không hoạt động tốt để đủ sức vực dậy kinh tế. Ngặt nỗi, chính sách chung của Liên Hiệp Châu Âu và khu vực đồng euro không cho phép các thành viên mạnh dạn tăng ngân sách để tiếp tay với khu vực tư nhân ».

RFI : Thưa giáo sư Hoàng Ngọc Liêm, về lập trường của ứng cử viên viên Mélenchon, khuynh hướng cực tả, với châu Âu thì sao ?

Giáo sư Hoàng Ngọc Liêm : « Chúng tôi sẽ tiếp xúc với tất cả các đối tác trong khối châu Âu, chủ yếu là với Đức.
Hiện tại nhiều quốc gia trong eurozone mong mỏi Berlin nới lỏng chính sách tiền tệ và ngân sách nhà nước.
Nhiều nước ở nam Âu bị ngạt thở vì các biện pháp thắt lưng buộc bục liên tiếp được áp dụng từ nhiều năm nay.

Chúng tôi cũng hy vọng sẽ thuyết phục được Đức để cùng xét lại chính sách thuế khóa chung trong khu vực.
Tôi nghĩ là đã đến lúc châu Âu cần phải có những công cụ hiệu quả để đẩy xa hơn nữa chính sách hội nhập, bởi vì từ nhiều năm qua, đường lối của Berlin, với ưu tiên cắt giảm chi tiêu, cân bằng ngân sách nhà nước, bắt mọi người hy sinh quá nhiều.

Tai hại hơn cả là chính sách đó đã dẫn tới tình trạng giảm phát, châu Âu không có tăng trưởng và các hoạt động kinh tế thì đều bị chựng lại ».

RFI : Pphong trào Nước Pháp Bất Khuất không chủ trương Frexit – ghép từ hai chữ France và Exit, tức là noi theo Anh, đòi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và khối eurozone ?

Giáo sư Hoàng Ngọc Liêm : « Với tất cả những gì vừa nêu, trước mắt chúng tôi chủ trương áp dụng phương án A, tức là vẫn ở lại trong khối euro.
 Nhưng Paris sẽ phải thuyết phục các đối tác chọn một hướng đi khác cho toàn khối, xây dựng một mô hình chung châu Âu công bằng hơn với các thành viên.

Nếu như tiếng nói của chúng ta không được hưởng ứng, thì phong trào Nước Pháp Bất Khuất thiên về giải pháp tổ chức trưng cầu dân ý, xem người Pháp muốn ở lại hay chia tay với châu Âu, và nếu đây là nguyện vọng của đại đa số thì chúng ta sẽ khởi động kế hoạch B.
Nghĩa là cũng giống như Anh Quốc, Pháp khi đó sẽ bắt đầu thủ tục để ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu để ra khỏi khu vực đồng euro.
 Thực ra kịch bản chia tay như vậy cũng không hẳn là một tai họa.

RFI : Xin cảm ơn giáo sư kinh tế, Hoàng Ngọc Liêm, cố vấn của ứng cử viên tổng thống phong trào La France Insoumise.

Switch mode views: