• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-26 16:05:10') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-26 16:05:10') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 130 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Khí hậu : Công trái Xanh đầu tiên, sơ tán dữ liệu đối phó với Trump…

incendie-funny river fire alaska


Một vụ cháy rừng tại Alaska, tiểu bang cực bắc nước Mỹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nạn cháy rừng tăng vọt liên quan đến Biến đổi khí hậu.
Ảnh : Wikipedia

Năm 2016 đang khép lại. Trước nguy cơ Biến đổi khí hậu tác hại ngày càng ghê gớm đến đời sống con người, dường như cộng đồng quốc tế cũng đang nỗ lực nhiều hơn.

Ba Lan trở thành quốc gia phát hành Công trái Xanh đầu tiên, nhóm chuyên gia của G20 yêu cầu đưa rủi ro khí hậu vào báo cáo tài chính, giới môi trường Mỹ khởi động chiến dịch kêu gọi sơ tán dữ liệu quy mô lớn để đối phó với việc Donald Trump lên cầm quyền…

Trên đây là một số sự kiện về cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu được truyền thông đặc biệt chú ý trong những ngày gần đây.

Sau Thượng đỉnh Khí hậu COP22, quốc tế có thêm một số nỗ lực đáng ghi nhận. Ba Lan gây bất ngờ, với việc trở thành nước đầu tiên phát hành các công trái môi trường, hay Công trái Xanh (green bonds), để tài trợ cho tiến trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế ít sử dụng năng lượng tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Sự kiện gây ngạc nhiên vì Ba Lan nổi tiếng với chính sách ủng hộ không điều kiện đối với than, năng lượng gây ô nhiễm số một.
Giữa tháng 12/2016, bộ trưởng Tài Chính Ba Lan thông báo tổng lượng công trái phát hành là 750 triệu euro, tăng gấp rưỡi so với dự kiến.

Cho đến nay, mới chỉ có một số định chế quốc tế, ngân hàng công ở Trung Quốc, các doanh nghiệp hay chính quyền địa phương một số nơi phát hành trái phiếu vì môi trường.

Kế hoạch 9 tỉ của Pháp

Với quyết định này, Ba Lan đã đi trước Pháp, dự kiến là nước đầu tiên phát hành công trái Xanh.
Tuy nhiên, dự án của Pháp lớn hơn về quy mô, với 9 tỉ euro được huy động trong vòng ba năm. Thụy Điển, Nigeria hay Maroc cũng đang chuẩn bị các dự án tương tự.

Theo các dữ liệu của công ty tài chính BIS, công trái do các chính phủ phát hành chiếm khoảng 50% trên tổng số 90.000 tỉ trái phiếu nói chung.
 Trái phiếu Xanh trên thế giới nhìn chung đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, có thể đạt mức 75 tỉ đô la trong năm nay, theo dự đoán của công ty thẩm định tài chính Moody’s

. 75 tỉ đô la rõ ràng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Theo một chuyên gia của Ngân hàng Pháp BNP Paribas CIB, thì chỉ cần một tỉ lệ nhỏ của tổng số công trái phiếu toàn cầu hiện nay chuyển sang cho thị trường tín dụng Xanh, thì tác động cũng sẽ « hết sức lớn ».

Theo ông Igor Shislov, người đứng đầu dự án Tài chính và Khí hậu của Viện I4CE, có trụ sở tại Pháp, các quốc gia có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng của thị trường tín dụng Xanh nói chung.

Chuyên gia nói trên cũng nhấn mạnh là việc phát hành tín dụng Xanh cần phải đi kèm với các chính sách khí hậu táo bạo.
Trong khi đó, tổng giám đốc Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Pháp (WWF) Pascal Canfin đặc biệt lưu ý việc kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng khoản tín dụng này.

G20 : Báo cáo tài chính doanh nghiệp cần tính đến « Rủi ro Khí hậu »

Để bảo đảm an toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh bất trắc Khí hậu gia tăng và thúc đẩy tiến trình chuyển sang kinh tế Xanh, tổ chuyên gia tài chính TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosure) của G20 – nhóm các cường quốc hàng đầu thế giới - vừa công bố một khuyến nghị quan trọng ngày 14/12 vừa qua.

Theo đó, các doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý đến các rủi ro về khí hậu theo các kịch bản dài hạn, và đưa các dữ liệu này vào báo cáo tài chính thường niên.
Tổ chuyên gia phụ trách về thông tin tài chính liên quan đến khí hậu của G20 trực thuộc Hội Đồng Bình Ổn Tài Chính của G20, do thống đốc Ngân hàng Anh Quốc Mark Carney làm chủ tịch, với cựu thị trưởng New York, tỉ phú Michael Bloomberg là người điều phối.

Theo tổng giám đốc Ngân hàng Anh HSBC, thì khuyến nghị nói trên là một « bước tiến quan trọng », nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển sang kinh tế Xanh.
 Hiện tại mới chỉ có gần một phần tư doanh nghiệp công bố các tác động môi trường.

Chiến dịch DataRefuge

Việc ông Donald Trump, người có quan điểm hoài nghi về tác động của con người đến khí hậu, sắp trở thành tổng thống Hoa Kỳ, khiến các nhà môi trường Mỹ hết sức lo ngại.

Để bảo đảm an toàn cho khối dữ liệu công được tích lũy từ hàng chục năm nay, ngày 13/12 vừa qua, Đại học Pennsylvania tung chiến dịch #DataRefuge để kêu gọi chuyển các dữ liệu của chính quyền sang các máy chủ độc lập và quốc tế.

Trả lời tạp chí Khoa học Pháp Science et Avenir, Margaret Janz thủ thư của đại học Pennsylvania, tham gia chương trình này, cho biết : chiến dịch nói trên là hoàn toàn cần thiết, bởi kinh nghiệm cho thấy là các chính phủ có quan điểm hoài nghi về cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu, ủng hộ các năng lượng hóa thạch, không những hạn chế các chương trình về khí hậu, mà còn ngăn chặn các nhà khoa học phát biểu trước công luận, đóng cửa nhiều thư viện công.

 Việc ông Trump chỉ định ông Rick Perry, cựu thống đốc tiểu bang Texas, người ủng hộ mạnh mẽ năng lượng hóa thạch, làm bộ trưởng Năng Lượng mới đây càng gây lo ngại thêm.
Vẫn theo vị thủ thư nói trên, việc sơ tán và bảo vệ các dữ liệu công không phải là chuyện mới.

 Chiến dịch do Đại học Pensylvania khởi xướng có thể học hỏi các kinh nghiệm của dự án End of Term Hervest (tạm dịch là "Thu thập dữ liệu cuối nhiệm kỳ"), một dữ án độc lập được lập ra để bảo vệ an toàn cho các dữ liệu tại các trang web của chính phủ Hoa Kỳ, vào mỗi lần nước Mỹ chuyển giao nhiệm kỳ tổng thống.

Về khí hậu, quan hệ giữa ê kíp của tổng thống tân cử Mỹ với chính phủ mãn nhiệm đã bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng.

Theo Reuters, hôm 13/12, bộ Năng Lượng Mỹ từ chối cung cấp thông tin về những người làm việc về khí hậu nói chung, đặc biệt là tên họ của các viên chức và kể cả những người làm theo chế độ hợp đồng, từng tham gia các thương lượng về khí hậu quốc tế trong 5 năm gần đây, theo một yêu cầu của ê kíp chuyển giao quyền lực của tổng thống tân cử Donald Trump.

Theo người phát ngôn của bộ Năng Lượng, đề nghị nói trên « đã gây sốc đối với nhiều người trong bộ ».
Người ta lo ngại tân chính quyền kỳ thị, trả đũa. Ông Michael Halpern, chuyên gia của Union of Concerned Scientists, cho rằng có âm mưu « hủy hoại các cơ chế chống Biến đổi khí hậu hiện hành ở cấp Liên bang ».

Ngày hôm sau, 14/12, người phát ngôn của ông Trump ra thông báo, khẳng định yêu cầu nói trên vừa gửi đến bộ Môi Trường là « không hợp thức », nhưng không giải thích rõ lý do.

7 hiện tượng thời tiết cực đoan do Trái đất nóng lên

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ quan quốc gia Mỹ về Đại dương và Khí quyển NOAA, được công bố giữa tháng 12/2016, cho thấy 7 hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian gần đây, được các nhà khoa học khẳng định là có liên hệ với tình trạng Trái đất bị hâm nóng, cho dù đây không phải là nguyên nhân duy nhất.

Báo cáo thường niên lần thứ 5 của NOAA tập hợp 25 nghiên cứu mới từ 18 quốc gia. Mới đây nhất là đợt ngập lụt khác thường, gọi là « king tide », tại Miami, thuộc tiểu bang Florida, miền đông nam Hoa Kỳ, hồi tháng 9/2016, do triều cường.

Theo NOAA, tần suất của các trận triều cường lớn tăng gấp 5 lần so với năm 1994. Hồi tháng 5/2015, nhiều đợt mưa dữ dội hoành hành tại miền đông nam Trung Quốc, kéo dài đến ba tuần lễ, điều chưa từng thấy từ 40 năm nay.

Trong khi đó, thế giới cũng phải đối phó với nhiều đợt nóng kỉ lục. Tại Ấn Độ, hồi tháng 5/2015, nhiệt độ tăng đến 45°C, nhiều hơn 5°C so với các năm trước. Tổng cộng, có 2.000 người thiệt mạng trong đợt nóng này. Tại Pakistan, nhiệt độ còn tăng đến 51°C.

Nhiều nước châu Âu, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản hay Úc cũng là các khu vực bị ảnh hưởng.
Thời tiết tại Anh Quốc – nổi tiếng với biệt danh xứ sở sương mù – cũng trở nên dị thường hơn, với số ngày nắng vào mùa đông đạt mức kỷ lục trong hai năm gần đây.

Nhiều quốc gia bị hạn hán nghiêm trọng, đặc biệt là các nước gần Bắc Cực, như Canada.
Theo cơ quan chuyên môn Canada, toàn bộ miền tây nước này rơi vào tình trạng « khô hạn bất thường », cháy rừng thường xuyên trong thời gian dài.

Tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ, cũng gánh chịu nhiều đợt cháy rừng khủng khiếp, với tổng diện tích rừng bị cháy là khoảng 2 triệu hecta trong năm 2015.
 Trong khi đó, băng tại Bắc Cực bị co lại ở mức chưa từng có vào tháng 3/2015, ngay giữa mùa đông, và đà sụt giảm tiếp diễn trong năm 2016.

Theo NOAA, trong 12 tháng (từ 10/2015 đến 9/2016), nhiệt độ Bắc Cực ở mức cao nhất, cao hơn 3,5°C so với cùng kỳ của năm 1900. Diện tích các sông băng, thường được gọi là « lớp băng vĩnh cửu » tại Bắc Mỹ, cũng tiếp tục giảm.

25% người Mỹ vẫn không tin có Biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, theo một số thăm dò dư luận, vẫn còn khoảng 25% người Mỹ không tin là có Biến đổi khí hậu trên Trái đất, mà một phần quan trọng do các năng lượng hóa thạch.

Một nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ (PNAS), công bố ngày 19/12, giải thích một phần nguyên nhân khiến một bộ phận người Mỹ khó ý thức được thực tế này là do Hoa Kỳ là một quốc gia ôn đới, nơi dân cư ít phải đối diện với cái nóng.

Nhưng theo PNAS, lỗi một phần cũng là do giới khoa học về khí hậu, trong thời gian đầu đã không giải thích được rõ với công chúng về mối liên hệ giữa tình trạng toàn cầu bị hâm nóng và những biểu hiện hết sức đa dạng ở mỗi địa phương cụ thể, những biểu hiện vốn đã đo lường được.

 

Switch mode views: