• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-25 06:26:19') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-25 06:26:19') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 130 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24-04-2014

 Chuyến thăm đồng minh châu Á mang nhiều sứ mệnh của ông Obama

obamaMichiko


Tổng thống Obama và Hoàng hậu Michiko, trong lễ đón tiếp tổng thống Mỹ ở hoàng cung, ngày 24/04/2014.
Reuters


Châu Á khu vực năng động về kinh tế và không kém sôi động về chính trị ngoại giao hôm nay được các báo Pháp chú ý nhiều hơn thường lệ bởi có chuyến công du của Tổng thống Obama tới bốn nước đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines.

Đây là chuyến công du mang nhiều sứ mệnh của tổng thống Mỹ trong lúc tình hình thế giới đang có nhiều biến động thách thức vai trò quốc tế của Hoa Kỳ.

Le Monde khái quát mục tiêu chuyến công du châu Á của ông « Barack Obama là để hàn gắn các đồng minh » với nhận định, các căng thẳng trong khu vực (châu Á) và cuộc khủng hoảng Ukraina đang là một trở ngại cho chính sách châu Á của Washington.

Le Monde nhận thấy chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, khu vực Đông Á đang có nhiều biến chuyển. Biến chuyển trước hết được đánh dấu bằng việc thay đổi lãnh đạo ở các nước trong khu vực diễn ra gần như cùng lúc.

Ở Trung Quốc là ông Tập Cận Bình ; bà Park Geun-hye tại Hàn Quốc và ở Nhật Bản là ông Shinzo Abe. Thêm vào vào đó là sự trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang là tác nhân gây căng thẳng trong khu vực đầy tiềm năng tăng trưởng kinh tế này của thế giới.

Le Monde nhận thấy « tất cả những biến chuyển đó đang là làm phức tạp tham vọng của Mỹ muốn biến châu Á thành trục chiến lược trong chính sách đối ngoại mới ». Nhất là trong lúc này khi mà vai trò cường quốc thế giới của Mỹ đang sứt mẻ ít nhiều sau những bất lực trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria và gần đây nhất là tại Ukraina với việc Nga ngang nhiên sáp nhập Crimée.

Theo Le Monde, Tổng thống Obama đến thăm Đông Á lần này để khẳng định Hoa Kỳ quyết tâm trở lại khu vực chiến lược này với vị thế hùng mạnh hơn. Đặc biệt, ông Barack Obama còn mang sứ mệnh hoà hợp hai đồng minh Nhật Bản - Hàn Quốc.

Những bất đồng lịch sử và lãnh thổ của hai đồng minh chiến lược của Mỹ đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối liên minh ba bên, vẫn được Washington coi là hòn đá tảng trong chiến lược xoay trục về châu Á của chính quyền Obama.

Cả 4 đồng minh châu Á mà ông Obama viếng thăm trong chặng công du châu Á lần này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Le Monde nhận thấy tổng thống Mỹ có sứ mệnh trấn an các đồng minh về những cam kết trách nhiệm của Hoa Kỳ để đối phó với sự gia tăng sức mạnh quân sự cùng tham vọng lãnh thổ chủ của Trung Quốc ngày càng rõ rệt trong khu vực.

Chính vì vậy mà giới quan sát đều nhận thấy dù không tới Bắc Kinh nhưng bóng dáng Trung Quốc vẫn ám ảnh chuyến công du của ông Obama.

Trung Quốc khuấy động căng thẳng với Nhật để che dấu những vấn đề khác

Le Figaro dành một trang cho các bài viết của các chuyên gia chính trị Pháp phân tích về các mối quan hệ phức tạp trong khu vực Đông và Đông Nam Á.

Đáng chú ý có bài viết của chuyên gia Jean Vincent Brisset, Giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Pháp Iris, đề cập đến mối quan hệ Trung -Nhật đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ, ẩn chứa những hiểm hoạ khó lường.

Bài viết của tác giả tập trung phân tích mối quan hệ đối đầu giữa hai cường quốc châu Á và những lý do có thể dẫn đến xung đột.

So sánh tương quan lực lượng quân sự giữa hai nước, tác giả nhân thấy từ hơn một thập kỷ trở lại đây, người ta đã ghi nhận thấy hải quân Trung Quốc đã được hiện đại hoá mạnh mẽ.

Ngoài trang thiết bị, khí tài, phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc đã vươn rộng hơn trước rất nhiều, thể hiện qua việc các đội tàu chiến của Trung Quốc đã thực hiện những chuyến ghé thăm các cảng ở nơi xa xôi, tham gia vào chiến dịch chống hải tặc ngoài khơi Somalia hay thực thi nhiệm vụ sơ tán kiều dân Trung Quốc ở Lybia.

Tuy nhiên khả năng tác chiến của lực lượng hải quân Trung Quốc vẫn còn giới hạn, họ chưa có được đủ kinh nghiệm nhất là trong việc phối hợp liên binh chủng dù giờ đây Trung Quốc đã có tàu ngầm, tàu sân bay và nhiều khu trục hạm hiện đại.

Trong khi đó, từ sau Thế chiến thứ 2 quân đội Nhật, bị không chế bởi bản Hiến pháp hiếu hoà, Nhật Bản không được phép chi tiêu quốc phòng vượt quá 1% GDP. Vì thế mà Hải quân Nhật Bản thấp kém hơn các đồng nghiệp Trung Quốc về khối lượng cũng như thiếu kinh nghiệm tác chiến trong suốt 65 năm qua.

Nhưng bù lại hải quân Nhật được thường xuyên tập luyện với hải quân Mỹ.

Trên phương diện ngoại giao, người ta cũng ghi nhận thời gian gần đây Tokyo tìm cách thắt chặt thêm các mối quan hệ chiến lược với tất cả những nước quan ngại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, từ Đông Nam Á sang đến Ấn Độ.

Trong mối quan hệ căng thẳng Trung- Nhật, tác giả đặt vấn đề đâu là lý do thúc đẩy các lãnh đạo Trung Quốc tung ra các yêu sách chủ quyền với Nhật ở Hoa Đông hay ở Hoa Nam ( Biển Đông), trong khi mà đất nước này đang có những vấn đề hệ trọng bên trong nước cần phải giải quyết.

Theo tác giả, thay vì tập trung giải quyết vấn đề tiêu dùng nội địa thiếu thốn, rạn nứt xã hội, ông Tập Cận Bình lại ưu tiên cho cuộc chiến chống tham nhũng và đối đầu với Nhật.

Theo tác giả, « người ta có thể thấy ở đây cách thức lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc chủ yếu đưa lên trước các vấn đề đề có thể quy tụ dư luận công chúng, trong lúc họ không thể giải quyết những vấn đề chủ chốt khác ở trong nước ».

Đấu tranh chống tham nhũng, giúp cho ông Tập Cận Bình triệt tiêu đối thủ chính trị. Khơi ngòi hiềm khích với Nhật là để khuấy động tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng. Và theo tác giả « đặc biệt đối với phương Tây, việc đưa vấn đề Trung – Nhật lên trên hết giúp cho Bắc Kinh có thể che lấp được ý đồ muốn biến Biển Đông thành « ao nhà » của mình, đó mới là vấn đề hệ trọng.

Internet : Đã đến lúc phải cải cách ?

Chuyển qua với La Croix. Sự kiện của nhật báo Công giáo hôm nay là Diễn đàn Thế giới tại Sao Paulo Brazil bàn cách tìm hướng đi mới trong điều hành quản lý Internet toàn cầu. Tựa lớn trên trang nhất của báo là câu hỏi : « Tại sao phải cải cách internet ».

Trong bài viết mang tựa đề : « Internet, một thế giới cần phải cải tiến », La Croix cho biết, diễn đàn toàn cầu về internet NetMundial tại Sao Paulo được tổ chức theo sáng kiến của tổng thống Brazil Dilma Rousseff, diễn ra trong hai ngày 23 và 24/4.

NetMundial nhằm mục tiêu thảo luận tìm hướng cải tổ cách thức điều hành quản lý Interner và mục đích xa hơn là làm sao để « phi Mỹ hoá » hoạt động internet trên toàn cầu, tránh cho người sử dụng những đe doạ an toàn bảo mật.

Theo La Croix, Internet ra đời đã là của Mỹ và vẫn luôn là một công cụ Mỹ.

Có thể thấy rõ ràng đến lúc này những gì liên quan đến tên miền đều do các chủ dịch vụ ở Hoa Kỳ điều hành, hoạt động của Internet hiện vẫn do 4 đại công ty của Mỹ thống trị đó là Google, Apple, Facebook và Amazon, cộng vào đó là sự giám sát của Cơ quan an ninh Mỹ (NSA).

Tờ báo đặt câu hỏi trong điều kiện như vậy liệu có thể « phi Mỹ hoá » cho dù là một phần của hoạt động internet được không ?

Câu trả lời dành cho các khách mời của cuộc gặp thượng đỉnh thế giới đầu tiên dành cho lĩnh vực internet.

Giải pháp nào cho tương lai của Internet ?

Ra đời ở những thập niên 1960 và 1970 từ ý tưởng của người Mỹ muốn kết nối các mạng máy tính với nhau, Internet đã nhanh chóng trở thành mạng kết nối thông tin toàn cầu như ngày nay cùng với vô số dịch vụ và công cụ mới sinh ra từng ngày.

Giờ đây, mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu được của đời sống con người trên hành tinh, nhưng cùng với những tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin, Internet bắt đầu lộ ra những khía cạnh bất lợi cho cho người sử dụng, cho sự vận hành của xã hội hay cho chính phủ ở mỗi quốc gia.

Nhất là từ sau những phát lộ động trời của nhân viên Edward Snowden hồi 2013 về chương trình Prism theo dõi thông tin của NSA, người ta mới giật mình là internet là một con dao hai lưỡi đối với không ít người sử dụng.

La Croix cho biết, với NetMundial, Brazil muốn mở cuộc phản công ngoại giao để « phi Mỹ hoá » trang Web và bảo vệ quyề tự do trên mạng.

Mục tiêu là để các nước tham dự diễn đàn thông qua được một tuyên bố chung, gắn những vấn đề của internet vào những quyền cơ bản của con người , đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, quyền được bảo vệ đời tư, tính trung lập cua internet ...

Theo nhiều chuyên gia, Diễn đàn lần này không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến điều hành mà chỉ tập trung xác định cụ thể những phát triển cần thiết của lĩnh vực thông tin trên Internet.

Tuy nhiên đa số những người tham dự Diễn đàn Sao Paulo đều nhận thấy tính đặc thù của Web giờ đang cần phải có một hình thức điều hành quản lý mới.

Thậm chí nhiều người còn gợi ý nên lập ra một tổ chức quốc tế hay một cơ quan Liên hiệp hiệp quốc chuyên lo quản lý điều hành Internet toàn cầu.

Ý tưởng này có vả khoogn khả thi nhưng nó cũng phản ánh tính cấp thiết cần phải cải tiến hoạt động internet, cần phải có sự quản lý lĩnh vực này ở cấp độ toàn cầu và một cách đa dạng thay vì lệ thuộc vào một hệ thống các tập đoàn đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, chịu sự chi phối của luật pháp Mỹ.

Lực lượng ly khai thân Nga tiến thêm bước mới chia cắt Ukraina

Trở lại với châu Âu. Cuộc khủng hoảng Ukrain vẫn là thời sự được báo Pháp theo dõi sát, đặc biệt trong những ngày gần đây tình hình miền Đông Ukraina càng có chiều hướng hỗn loạn, đẩy Ukraina đến gần bờ vực chia cắt đất nước.

Trong bài báo có tựa : « Các nhóm hoạt động muốn thành lập một « Nước Nga mới » tại Ukraina », Le Figaro cho biết, các nhóm dân quân thân Nga trong vùng Donetsk kêu gọi tổ chức trung cầu dân ý vào ngày 11/5 tới về việc thành lập một Nhà nước độc lập với cái tên mang bóng dáng của nước Nga một cách mỗ liễu đó là « Novorossia » - Nước Nga Mới.

Đây là một khái niệm lịch sử để lại để chỉ vùng đất phía bắc biển Đen được Nga  Hoàng chinh phục hồi thế kỷ 18.

Một kịch bản đang tái hiện gần giống như ở Crimée hồi tháng trước. Nga yêu cầu Ukraina rút quân đội khỏi các vùng miền Đông.

Các lực lượng vũ trang bịt mặt vẫn ngang nhiên kiểm soát khắp nơi trong vùng Donetsk.

Căng thẳng lại tăng thêm một nấc mới với lời đe doạ của Ngoại trưởng Serguei Lavrov hôm qua rằng Nga có thể can thiệp quân sự vào Ukraina như đã làm ở Ossetia năm 2008 nếu kiều dân của họ bị đe doạ.


Switch mode views: