• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-04 09:50:57') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-04 09:50:57') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 146 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Philippines : Chính quyền và phe nổi dậy đạt thỏa thuận hòa bình

Philippines Miriam Coronel Ferer

Đậi diện chính phủ, nhà đàm phán Miriam Coronel Ferer (trái ) và đại diện mặt trận MILF Mohagher Iqbal sau lễ ký thỏa thuận hòa bình ngày 25/1/2014 tại Kuala Lampur.
REUTERS/Samsul Said


Hôm nay 25/10/2014, chính quyền Philippines và phe nổi dậy đòi độc lập Hồi giáo ở miền Nam quần đảo này tuyên bố, hai bên có thể ký kết được một hiệp định hòa bình trong những tuần tới, sau khi đã vượt qua những trở ngại cuối cùng.

Thỏa thuận này cho phép chấm dứt một cuộc nổi dậy đẫm máu, kéo dài từ năm 1970, khiến gần 150.000 người chết.

Trả lời AFP, người phụ trách đàm phán của chính phủ Philippines tuyên bố thỏa thuận với Mặt trận giải phóng Hồi giáo Môrô (MILF) sẽ được ký vào tháng 2 hoặc tháng 3 tới.

Vào tháng 10/2012, chính phủ và lực lượng nổi dậy lớn nhất tại khu vực miền Nam Philippines đã từng ký kết một thỏa thuận ngưng bắn, theo đó, 12.000 người thuộc lực lượng MILF phải từ bỏ đòi hỏi độc lập cho khu vực mà họ chiếm giữ trên đảo Mindanao, đổi lại họ được chia sẻ quyền lực và tài nguyên tại khu vực tự trị này.

Hai vấn đề khác liên quan đến thỏa thuận hòa bình là các phương thức chuyển giao quyền lực và việc chia sẻ thu nhập, cũng đã được ký kết năm 2013.

Còn lại vấn đề cuối cùng của việc bình thường hóa là giải giáp vũ khí. Tổng thống Benigno Aquino hy vọng rằng, thỏa thuận hòa bình sẽ có hiệu lực trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào giữa năm 2016.

Theo lãnh đạo đoàn đàm phán của chính phủ, thách thức lớn nhất hiện nay là xác định thời hạn cho việc hiệp định có hiệu lực thực sự.

Hiện tại, không có bên nào đưa ra được các đề nghị cụ thể về việc giải giáp vũ khí của 12.000 binh sĩ lực lượng nổi dậy của tổ chức Mặt trân giải phóng Hồi giáo Môrô.

Người phát ngôn của lực lượng Hồi giáo đòi độc lập khẳng định : Để có được hòa bình thực sự tại Mindanao, quân nổi dậy cần phải giải giáp vũ khí. Ông cũng nhấn mạnh đây hoàn toàn không phải là một hành động đầu hàng.

 Người phát ngôn quân nổi dậy cũng thừa nhận việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên là cực kỳ nhạy cảm.

Quốc hội Philippines sẽ thông qua một đạo luật cơ bản để chính thức hóa quy chế tự trị đối với khu vực của người Hồi giáo tại miền Nam quần đảo và các cư dân khu vực này sẽ phê chuẩn luật nói trên trong một cuộc trưng cầu dân ý sau đó.

Các cuộc đàm phán giữa chính phủ và phe nổi dậy để đi đến thỏa thuận hòa bình đã được khởi sự từ năm 1996 và tiếp tục được theo đuổi từ đó đến nay.

Bên cạnh mặt trận Môrô còn có một số nhóm quân nổi dậy cũng hoạt động tại đảo Mindanao.

 Một thỏa thuận từng được ký vào năm 1996 giữa chính quyền Manilla và nhóm MNLF – một nhóm ly khai khác - tuy nhiên thỏa thuận này không mấy thành công, hàng triệu đô la cho khu vực này đã bị biển thủ.

 Một thỏa thuận hòa bình khác, ký vào năm 2008 đã bị Tòa án tối cao Philippines bác bỏ, đây là quyết định khiến chiến sự bùng nổ trở lại.


Switch mode views: