• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-07 21:51:09') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-07 21:51:09') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 146 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tổng thống Hollande thăm Trung Quốc để quảng bá hàng Pháp


CHINA-FRANCE - visite Fabius


Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) tới Bắc Kinh để chuẩn bị chuyến công du của tổng thống Hollande, 12/04/2013
REUTERS

 

Ngày mai, 25/04/2013, tổng thống François Hollande lần đầu tiên sẽ viếng thăm Trung Quốc, với mục tiêu cân bằng lại trao đổi mậu dịch giữa Pháp với Trung Quốc, bằng cách quảng bá cho hàng Pháp, đặc biệt là hàng nông phẩm.


Dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp, tổng thống Hollande sẽ là lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp kể từ khi ông này chính thức nhậm chức cách đây khoảng 5 tuần.

Phía Pháp hy vọng sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, mà Paris cho là vẫn được định giá quá thấp.

Vấn đề này là cam kết thứ 13 trong số 60 cam kết của ông Hollande khi tranh cử tổng thống Pháp, vì ông chủ trương “một trật tự tiền tệ quốc tế mới”.

Ngoài các vấn đề thời sự quốc tế, như Bắc Triều Tiên, Syria, tổng thống Hollande cũng dự trù đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Nhưng mục tiêu chính của chuyến công du lần này tại Bắc Kinh đó là nhằm cân bằng lại trao đổi mậu dịch Pháp-Trung.

Từ nhiều năm nay, nước Pháp vẫn chiếm khoảng 1,3% ngoại thương của Trung Quốc, so với tỷ lệ 5% của Đức, một sự cách biệt quá lớn, trong khi hai nước có trọng lượng kinh tế gần như bằng nhau.

Mặc dù xuất khẩu của Pháp sang thị trường Trung Quốc đã tăng gần 12% vào năm ngoái, lên tới 15 tỷ euro, thế nhưng, thâm thủng mậu dịch của Pháp với Trung Quốc vẫn rất cao, tức là khoảng 26 tỷ euro.

Hiện nay, xuất khẩu của Pháp sang Trung Quốc gồm 1 phần 3 là từ ngành sản xuất máy bay và một phần lớn là từ ngành hạt nhân.

Nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Hollande, tập đoàn Areva của Pháp và CNNC của Trung Quốc sẽ ký một hiệp định về dự án nhà máy xử lý và tái chế chất thải hạt nhân.

Nhân dịp này, có thể là chính quyền Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho hợp đồng mua thêm máy bay Airbus cho các hãng hàng không Trung Quốc.

Hai bên hiện cũng đang thảo luận về dự án của hãng xe hơi Renault xây một nhà máy ở Vũ Hán, sẽ sản xuất 150 ngàn xe mỗi năm.

Nhưng ngành được coi là có nhiều hứa hẹn nhất chính là nông phẩm.

Hiện giờ, hàng nông phẩm chỉ chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang Trung Quốc, tức là chỉ khoảng 1,6 tỷ euro, nhưng dự báo nhập khẩu của Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ lên tới 100 tỷ đôla/năm vào năm 2017, tức là tiềm năng cho nông phẩm Pháp xuất sang thị trường Trung Quốc còn rất lớn.

Paris đang chờ ký một hiệp định mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng thịt nguội nổi tiếng của Pháp.

Nhưng tổng thống Hollande đến thăm Trung Quốc lần này cũng là nhằm quảng bá cho nền điện ảnh Pháp.

Hiện giờ, trên thị trường Trung Quốc, điện ảnh Mỹ đang làm mưa làm gió, chiếm từ 40 đến 45% thị phần, phim Trung Quốc chiếm phân nửa, các nước khác chia nhau phần còn lại 5 đến 10%.

Trung Quốc hiện là thị trường phim ảnh đứng hàng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.

Cho dù chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt gắt gao mọi tác phẩm văn hóa và hạn chế nhập phim nước ngoài, đây vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với điện ảnh Pháp.




Switch mode views: