Dưới thời cuả ông Trump: Mỹ sẽ đẩy Trung Hoa tấn công Bắc hàn?
- Thứ Sáu, 27 tháng Giêng năm 2017 01:23
- Tác Giả: Trần Mạnh Trác
Vì chính sách kinh tế cuả ông Trump, nền kinh tế Trung hoa sẽ bị suy thoái và do đó họ phải khởi động một cuộc chiến tranh để làm giảm bớt những xung đột nội bộ, nhưng họ sẽ gây chiến với ai?
Sẽ không với Nhật Bản hay Hàn Quốc vì đó là những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ đang có quân thường trú cuả Mỹ.
Cũng sẽ không với Việt Nam và Đài Loan vì sẽ tạo nên một cuộc chiến toàn vùng mà Hải quân cuả Trung quốc chưa đủ sức để chống lại lực lượng cuả hạm đội Mỹ.
Vậy thì chỉ còn một lựa chọn 'tốt' là Bắc hàn, vừa khả thi vừa được sự hưởng ứng 'ngầm' cuà hầu hết Thế giới, ngoại trừ Nga, mà Nga thì đang bị mắc kẹt ở phiá Tây.
Đó là những suy luận của ông Ngụy Kinh Sinh, được gọi là "cha đẻ của nền dân chủ" ở Trung Quốc, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ sau khi đã trải qua 18 năm tù tội vì "bất đồng chính kiến".
Dù những suy nghĩ trên có vẻ lạ lùng, nhưng vì tăm tiếng cuả một nhân vật như Ngụy Kinh Sinh, chúng tôi xin được lược dịch cho quí độc giả bài nhận định của ông viết trên AsiaNews trong dịp ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức:
"Bây giờ chúng tôi được chắc chắn một số điều liên quan đến ông Donald Trump:
1) Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ, do đó sẽ kết thúc một chính sách đối ngoại yếu kém của chính quyền Obama.
2) Chính sách quan trọng của Trump là điều chỉnh các mối quan hệ thương mại bất hợp lý; trọng tâm của chính sách này là cái gọi là "thương mại tự do" sẽ được điều chỉnh để trở thành một quan hệ "thương mại công bằng".
3) Mục tiêu nhắm vào một quốc gia có sự 'không công bằng' lớn nhất, đó là Trung Quốc.
4) Donald Trump sẵn sàng từ bỏ các phương tiện thương lượng của quá khứ, thay vì phong tỏa thị trường, ông sẽ sử dụng đến 'chiến tranh thương mại,' để buộc Trung Quốc và các quốc gia giao dịch khác chấp nhận các quy tắc thương mại công bằng.
5) Trên bàn cờ chiến lược quốc tế, ông ta có vẻ sẽ nới lỏng mối quan hệ với Nga, và chú ý vào việc lan rộng của Trung Quốc.
6) Liên kết với các nước ở châu Á và Ấn Độ để ngăn chặn sự mở rộng chiến lược của Trung Quốc, và lôi kéo các nước Đông Nam Á trở về quĩ đạo của Hoa Kỳ.
Ngay cả trước khi Donald Trump tiếp thu toà Bạch Cung thì những sự việc trên cũng đã bắt đầu rồi.
Tóm lược lại, chúng ta có thể thấy rằng mục đích chính là nhắm vào chế độ cộng sản ở Trung Quốc với hai mục tiêu: thú nhất là mối quan hệ thương mại Trung-Mỹ và thứ hai là sự kiểm soát các vùng biển ớ phiá Đông và Nam cuả Trung quốc.
Liệu ông Trump có cơ hội để chiến thắng cả hai mặt trận này không?
Hay liệu ông Tập có một cơ hội nào đó để giành một chiến thắng nào không?
Chúng ta hãy làm một phân tích thô thiển như dưới đây.
Ông Trump sẽ phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại Trung-Mỹ. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng các cuộc đàm phán với chính phủ Trung Quốc đã không thể thay đổi tính 'côn đồ' của họ.
Như điều mà nhà tranh đấu bất bạo động Mohandas Gandhi đã nói, khi mà một nhóm cướp có vũ trang đang tiến vào làng, thì không có cách nào để mà đàm phán với chúng được nhưng phải đá chúng ra ngoài bằng vũ lực.
Đây là những việc làm cuả cảnh sát. Mà Hoa Kỳ là cảnh sát thế giới.
Vũ khí của Hoa Kỳ là gì? Đó là thị trường Mỹ.
Trong quá khứ, Trung Quốc ngăn chặn thị trường của mình trong khi bán phá giá hàng hóa sang Hoa Kỳ, khiến các nhà tư bản ở Trung Quốc và cả ở Mỹ kiếm được những lợi nhuận vô cùng to lớn trong khi nước Hoa Kỳ lại mất rất nhiều công việc.
Mục tiêu của ông Trump là làm cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và nâng cao tỷ lệ việc làm của Mỹ.
Đòn tấn công của Trump là gì?
Dưới tiền đề rằng Trung Quốc đã lợi dụng thương mại để thủ lợi nhưng vẫn chưa có kế hoạch mở cửa thị trường, Trump sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh thương mại, ngăn chặn thị trường Mỹ và ngăn chặn hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Dù phản ứng từ Trung Quốc là thế nào chăng nữa, thì biện pháp này sẽ giành được chiến thắng cho Hoa Kỳ; nó sẽ dẫn đến sự phục hồi ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ và tỷ lệ việc làm sẽ gia tăng.
Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao? Qua các phương tiện truyền thông cộng sản, đã có một ý tưởng là họ đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Và hy vọng rằng Trump sẽ giống như các Tổng thống Mỹ trong quá khứ, là tuy tỏ ra cứng rắn trước khi nhậm chức nhưng sau đó sẽ thỏa hiệp với các nhà tư bản.
Do đó, một cuộc chiến thương mại sẽ chuyển thành một 'cái bong bóng xì hơi' với tất cả mọi thứ vẫn như bình thường.
Không chỉ Đảng Cộng sản ở Trung Quốc, mà cả những tư bản ớ Mỹ, như Công ty Boeing, cũng đang nuôi những hi vọng như vậy.
Không may cho họ, điều hi vọng đó thực sự chỉ là ảo tưởng. Vì Trump không thiếu tiền và nội các của ông đang bị châm biếm như một kết hợp của những người giàu có và những chuyên gia quân sự, cho nên chính sách truyền thống là mua chuộc để kiểm soát của Đảng Cộng sản và của các doanh nghiệp lớn thì rất khó thực hiện.
Vì vậy, Tập Cận Bình chỉ có một cách là đương đầu với một cuộc chiến thương mại.
Như chúng ta đều biết, trong một cuộc chiến thương mại, người nào kiểm soát thị trường sẽ là người chiến thắng.
Giống như trước một cuộc thi của những bậc kỳ vương, kết quả bàn cờ có thể tính toán trước được.
Vấn đề duy nhất của Trump là ở bên trong chứ không phải ớ bên ngoài, nghĩa là làm sao cho các chính trị gia và các doanh nghiệp hiểu được tình hình, và đó không phải là chuyện dễ dàng.
Việc ông Tập Cận Bình chấp nhận một cuộc chiến thương mại cũng sẽ không kéo dài lâu được, và ông ta chắc chắn sẽ bị đánh bại.
Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đang tăng, vì vậy tình hình chắc chắn sẽ mất ổn định. Tại thời điểm này, Tập Cận Bình có thể có hai lựa chọn: một là khởi động một cuộc chiến tranh quân sự để làm giảm bớt những xung đột nội bộ; hai là đạt được một thỏa hiệp với Hoa Kỳ, tức là chấp nhận các quy tắc thương mại công bằng để bảo vệ các cơ hội thương mại.
Tôi ước tính rằng Tập Cận Bình sẽ nương theo giới quân sự diều hâu cuả Trung Quốc và sẽ khởi động một cuộc chiến tranh.
Vấn đề là Trump cũng đã dự kiến khả năng này và đã kết nạp một nhóm lớn quân sự diều hâu của Mỹ vào nội các.
Ngoài ra, sau khi làm dịu bớt quan hệ căng thẳng với Nga, ông ta sẽ triển khai một số lượng sức mạnh quân sự lớn tới Đông Á.
Vì vậy, mục tiêu chiến tranh mà Tập Cận Bình có thể chọn là gì?
Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ và có đơn vị Mỹ đồn trú ở đó, và quân đội Mỹ bị ràng buộc phải can thiệp, do đó Tập Cận Bình sẽ thất bại nếu ông ta khởi động chiến tranh ớ đó.
Việt Nam và Đài Loan cũng không phải là các khúc xương dễ nhai. Phải tìm một lý do thích hợp để khởi động một cuộc tấn công, và tránh được những tố cáo của cộng đồng quốc tế cũng như những hậu thuẫn của họ sẽ dành cho các quốc gia này, như vậy thì một sự chậm trễ của chiến tranh sẽ dẫn đến sự hỗn loạn ở Trung Quốc.
Việc phong tỏa Biển Đông để chống lại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng sẽ rất khó khăn.
Một vài hòn đảo nhỏ, cộng với lực lượng không quân và sức mạnh hải quân hiện nay của chế độ Cộng sản Trung Quốc có thể là đủ để đối phó với các lực lượng hải quân và không quân của các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á, nhưng thực sự vẫn chưa đủ khả năng để đương đầu chống lại các nhóm chiến hạm cuả Mỹ với nhiều hàng không mẫu hạm, do đó, một hành động khiêu chiến ở đây chỉ có thể như là nhặt những viên đá để đập vỡ bàn chân của chính mình.
Một đối thủ với một lý do tốt và có thể bị đánh bại là Bắc Triều Tiên.
Nhân danh việc giải quyết vũ khí hạt nhân, một xâm lăng vào Bắc Triều Tiên sẽ được dung thứ và thậm chí được hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Không có lý do gì mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc lại ngăn chặn Trung Quốc và giúp Bắc Triều Tiên. Đó sẽ là trái với ý chí của cộng đồng quốc tế và sẽ không phải là sự lựa chọn của Hoa Kỳ.
Một quốc gia không hài lòng chỉ có thể là nước Nga. Bắc Triều Tiên luôn là một ảnh hưởng của họ.
Nhưng ở phía Tây của Nga đang có những rắc rối với NATO và những ngờ vực từ các nước Đông Âu.
Do đó Nga không thể giúp Bắc Hàn và để mất lòng Trung Quốc, vì vậy việc Tập Cận Bình sử dụng quân đội chống lại Bắc Triều Tiên là một lựa chọn tốt.
Nhưng Bắc Triều Tiên cũng không phải là một miếng thịt dễ nhai. Tuy có rất nhiều người phản đối triều đại họ Kim. Nhưng một cuộc kháng chiến chống lại xâm lược, dưới lá cờ yêu nước, thì vẫn còn rất lớn.
Nếu chiến tranh không thể kết thúc một cách nhanh chóng, nó vẫn có thể gây ra một sự bất ổn trong nước dẫn đến sự sụp đổ của chế độ ở Trung Quốc.
Sau những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng sự lựa chọn chiến tranh cuả Tập Cận Bình sẽ chỉ dẫn đến thất bại hay bế tắc.
Vì vậy, lựa chọn tốt nhất của ông vẫn là đạt được một thỏa thuận thương mại công bằng với Hoa Kỳ, có nghĩa là phải bắt đầu một cuộc cải cách chính trị và tư pháp.
Bởi vì việc tiêu diệt chế độ Cộng sản không phải là mục tiêu của Donald Trump, cũng không phải vì lợi ích của Hoa Kỳ.
Những gì Trump muốn là những cơ hội thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Việc cải cách chính trị và tư pháp là lợi ích cho chính Trung Quốc nữa.
Vì nếu không có sự bảo vệ nhân quyền thì không có sự gia tăng thu nhập của tầng lớp lao động, do đó không có sự mở rộng thị trường trong nước ở Trung Quốc.
Nếu không có cải cách chính trị và tư pháp, không có cải thiện môi trường kinh doanh, do đó các doanh nghiệp sẽ tiếp tục chạy ra nước ngoài với một số lượng lớn.
Nếu không có mở cửa thị trường, các doanh nghiệp Trung Quốc không thể nhanh chóng giới thiệu công nghệ, và sẽ không có khả năng thích ứng với sự cạnh tranh trong môi trường thương mại công bằng.
Vì vậy, bất kể là ai đang nắm quyền ớ Trung quốc, việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận thương mại công bằng với Hoa Kỳ là con đường duy nhất."
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm tài trợ phá thai tại hải ngoại
Đặng Tự Do1/24/201 - Một trong những sắc lệnh đầu tiên được tổng thống Donald Trump ban hành là sắc lệnh cấm sử dụng quỹ liên bang để thúc đẩy việc phá thai ở nước ngoài.
Sắc lệnh này thiết định lại chính sách “Mexico City” đã được đưa ra lần đầu tiên bởi Tổng thống Reagan, nhằm ngăn chặn việc lấy tiền thuế dân để tài trợ cho các tổ chức phá thai. Chính sách này đã bị hủy bỏ bởi Tổng thống Clinton, rồi lại được phục hồi bởi Tổng thống Bush. Theo gương Clinton, Obama lại một lần nữa hủy bỏ chính sách này khi lên nắm quyền và tích cực vung tiền cho các tổ chức phò phá thai.
Trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, các nghị phụ ở Phi Châu than thở rằng nhiều cơ quan cấp viện Hoa Kỳ và phương Tây bắt buộc chính phủ các nước nhận viện trợ tại Phi Châu phải thi hành một chế độ triệt sản và phá thai rất tàn bạo như một điều kiện để được cấp viện.
Hành động của tổng thống Trump đáp ứng một lời hứa với những người phò sinh trong chiến dịch tranh cử.
Giới phò sinh tại Hoa Kỳ hy vọng trong nay mai tân tổng thống cũng sẽ thực hiện một cam kết khác là cắt đứt mọi tài trợ liên bang cho tổ chức Planned Parenthood.