Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Á: Buôn lậu động vật quý hiếm nở rộ trên mạng xã hội

baove thu vat

Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) vận động để bảo vệ những loài bị đe dọa tuyệt chủng. Ảnh chụp tại Mêhicô, nhân cuộc tuần hành ngày 29/11/ 2015, trước Hội nghị Khí hậu Paris.
AFP PHOTO/ Yuri CORTEZ

Hôm nay, 03/03/2016, giới bảo vệ thiên nhiên và động vật đã tố cáo rằng các mạng xã hội như Facebook hay Instagram ngày càng được sử dụng nhiều ở Châu Á, như là nơi để trao đổi buôn bán các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Lời tố cáo được hai tổ chức WWF và Traffic nêu lên trong báo cáo công bố nhân Ngày động thực vật thế giới

Theo Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) và tổ chức phi chính phủ chuyên về giám sát buôn bán các loại động vật hoang dã Traffic, xu hướng sử dụng mạng xã hội vào việc buôn bán động vật quý hiếm ở Châu Á - nơi mà các công nghệ mới rất được ưa chuộng - đang thực sự là mối đe dọa.

Lý do là vị tại châu Á, ngành đông y sử dụng rất nhiều loài động vật khác nhau trong việc chế biến các loại thuốc, trong đó các giống động vật ngoại lai rất được coi trọng.

Trong bản báo cáo, tổ chức phi chính phủ Traffic có nhận xét rằng : « Rõ ràng bọn buôn lậu đang sử dụng những biện pháp phi truyền thống trong việc buôn bán, chẳng hạn như sử dụng các cổng thông tin trực tuyến hay mạng xã hội, vừa để tránh bị phát hiện, vừa có thể thu hút được một số lượng lớn người theo dõi và đồng thời cũng để tăng tính hiệu quả và tính tiện lợi trong các giao dịch ».

Con số những kẻ buôn lậu có sử dụng các nhóm « kín » trên Facebook và các diễn đàn trực tuyến, tức là phải có mật mã mới đăng nhập được, nhằm thu hút các đối tượng khách hàng là người Châu Á, ngày càng gia tăng.

Tổ chức Traffic đưa ra một vài con số minh họa : Năm ngoái, chỉ trong vòng một tháng, hàng nghìn sản phẩm làm từ ngà voi, 77 sừng tê giác và một lượng lớn các giống chim quý, có nguy cơ tuyệt chủng, đã được rao bán trên một số trang mạng phổ biến ở Trung Quốc, như QQ hay WeChat.

Trong báo cáo của mình, tổ chức này cũng chỉ rõ rằng bọn buôn lậu thoải mái trao đổi địa chỉ của chúng và có lúc bọn chúng còn đề xuất giao hàng đến tận nhà của người mua.

Ông Dionysius Sharma, giám đốc của WWF tại Malaysia nhận định « Mạng lưới buôn lậu ngày càng trở nên tinh vi hơn. Chúng ta phải tiến trước và tìm ra được các giải pháp hiệu quả để xóa bỏ vấn nạn này ».

Cũng trong năm ngoái, trong vòng 50 tiếng đồng hồ, Traffic đã ghi nhận được 14 nhóm buôn bán bất hợp pháp động thực vật trên Facebook, với hơn 67.500 thành viên tích cực ; các nhóm này nhắm đến các đối tượng tiêu thụ ở Malaysia.

Các nhóm trên Facebook có thể nhanh chóng thay đổi tên hoặc đóng tài khoản hoặc xuất hiện dưới một tên khác. Điều đó càng gây thêm nhiều khó khăn trong việc đấu tranh chống lại hình thức buôn bán bất hợp pháp này.

Switch mode views: