Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pháp và Ý sử dụng chung vệ tinh quân sự

athena-fidus-salle-blanche

Vệ tinh quân sự của Pháp và Ý Athena -Fidus (DR)


Điều hiếm thấy và là biểu tượng cho sự hợp tác quân sự trong không gian giữa các nước Châu Âu : Pháp và Ý sẽ dùng chung các vệ tinh quân sự.
 Ngày mai, 06/02, tên lửa Ariane của Pháp, từ bãi phóng Kourou, ở Guyane thuộc Pháp sẽ đưa vệ tinh Athena-Fidus lên quỹ đạo.

Vệ tinh này có nhiệm vụ phát đáp thông tin, như chuyển tải băng vidéo, quay từ thực địa chiến trường đến ban tham mưu của quân đội Pháp hoặc Ý. Pháp chịu trách nhiệm duy trì vệ tinh này trên quỹ đạo.

Vào mùa thu tới, đến lượt vệ tinh Sicral 2 được phóng lên quỹ đạo, và có nhiệm tăng cường thông tin, chống các hoạt động gây nhiễu. Việc khai thác tùy thuộc vào vị trí của vệ tinh Sicral 2 trên quỹ đạo mà Ý đăng ký.

Quân đội và lực lượng an ninh của Pháp và Ý nhờ vậy, có thể sử dụng hai vệ tinh này cho các nhiệm vụ khác nhau.

Ví dụ, ăng ten của vệ tinh có thể được điều chỉnh hướng về những địa điểm mà quân đội Pháp quan tâm, nhưng không ảnh hưởng gì đến các hoạt động của quân đội Ý.

Đây là lần đầu tiên, hai nước Châu Âu đạt được đồng thuận về một chương trình thông tin vệ tinh chung, sau thất bại của các dự án trong những năm 1990, như dự án giữa Anh và Pháp, hoặc dự án giữa ba nước Anh-Pháp-Đức hoặc dự án có nhiều nước tham gia (dự án Eumilsat).

Cho đến nay, một số nước Châu Âu vẫn duy trì hợp tác để chế tạo vệ tinh quan sát, như dự án Helios và Pleiades, nhưng chỉ ở mức độ hạn chế.
 Nước Pháp, đi đầu trong ngành công nghiệp không gian, đảm đương tới 90% các chương trình này.

Hợp tác quân sự trong lĩnh vực không gian có nhiều điểm hấp dẫn nhưng cũng vấp phải nhiều trở ngại, giống như các hợp tác trên đất liền, trên biển và trên không.

Các quốc gia Châu Âu tìm cách chia sẻ gánh nặng chi phí nghiên cứu và chế tạo, thấy được những lợi ích về chính trị trong các chương trình hợp tác này, trong khi đó, quân đội các nước lại khó có thể phối hợp hài hòa các nhu cầu.
Ví dụ, trực thăng NH-90 phải có tới hơn 20 chục kiểu khác nhau để đáp ứng nhu cầu của quân đội mỗi nước. Điều này làm không giúp làm giảm chi phí dây chuyền. Hoặc vệ tinh của mỗi quốc gia lại có thời điểm phải thay thế khác nhau.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đạt được đồng thuận trong việc chia sẻ công việc giữa các tập đoàn chế tạo.
 Các quốc gia đều muốn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của mình và giữ công ăn việc làm.

Một chuyên gia xin ẩn danh cho biết : « Những khó khăn này lại càng gia tăng trong lĩnh vực không gian, lĩnh vực mà Pháp dẫn đầu và không muốn chia sẻ ».
Thế nhưng dự án Athena-Fidus-Sicral, được thiết kế năm 2007, đã thành công. Tất cả các yếu tố chính trị, vận hành và công nghiệp đã hội tụ đúng lúc.


Switch mode views: