• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2025-01-12 04:05:59') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2025-01-12 04:05:59') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 145 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Mỹ cấm máy vi tính trên máy bay : Lý do khủng bố hay thương mại ?

flights

Phi trường quốc tế Ronald Reagan ở Washington DC, Hoa Kỳ
REUTERS/Joshua Roberts

Hôm qua, 21/03/2017, Hoa Kỳ, và sau đó là Anh Quốc, đã thông báo lệnh cấm hành khách đem máy vi tính và máy tính bảng trong hành lý xách tay trên những chuyến bay trực tiếp từ các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do nguy cơ khủng bố.

Pháp và Canada cho biết đang xem xét những biện pháp tương tự, trong khi các nước khác như Đức, Úc và New Zealand thì hiện giờ loại trừ khả năng đó.

Tổng cộng có 8 quốc gia nằm trong diện bị cấm, toàn bộ là các nước đối tác hoặc đồng minh của Mỹ : Jordani, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Koweit, Qatar, Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập và Maroc.

Lệnh cấm nói trên không được áp dụng đối với các hãng hàng không Mỹ, mà chỉ áp dụng cho các hãng lớn ở vùng Vịnh như Qatar Airways, Emirates và Eithad Airways.

Kể từ sáng thứ bảy, 25/03/2017, trên các chuyến bay trực tiếp từ các hãng này đến Hoa Kỳ, hành khách không được đem theo những máy điện tử có kích thức lớn hơn điện thoại di động.
Như vậy là toàn bộ máy vi tính sách tay, máy tính bảng, máy đọc dĩa DVD, máy đọc sách…. đều phải được để trong hành lý ký gởi, sẽ được đặt trong khoang hành lý của máy bay.

Theo giải thích của một quan chức Mỹ, thông tin tình báo cho thấy là các nhóm khủng bố tiếp tục nhắm vào giao thông hàng không và đang tìm những phương pháp mới để tiến hành khủng bố trên các chuyến bay, chẳng hạn như giấu chất nổ trong các hàng điện tử.

Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra, như nghi nhận của thông tín viên RFI tại Washington Anne-Marie Capomaccio, đó là : Nếu Mỹ sợ khủng bố gài chất nổ trong các thiết bị điện tử, thì tại sao lại cho để những thiết bị đó trong khoang chứa hành lý ?

Tại sao không cấm luôn cả điện thoại di động, vì những điện thoại thế hệ mới cũng tối tân không thua gì máy vi tính ?

Một câu hỏi khác đó là tại sao lệnh cấm chỉ được áp dụng đối các hãng hàng không nước ngoài, mà không áp dụng đối với cả các hãng hàng không Mỹ bay trên cùng những tuyến bay đó.

Và câu hỏi cuối cùng : Hoa Kỳ ra lệnh cấm như thế là vì họ không tin tưởng vào cơ quan an ninh của các nước có liên quan hay là vì họ có ý đồ thương mại ?
 Rõ ràng là khi đi từ các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ đến Mỹ, hành khách nào muốn làm việc với máy vi tính trên máy bay thì sẽ chọn hãng hàng không của Mỹ.

Hiện giờ, các quan chức Mỹ không cho biết là lệnh cấm sẽ được thi hành đến khi nào, mà chỉ cảnh cáo là những hãng hàng không nào không tuân thủ lệnh cấm có thể bị tước quyền bay đến Hoa Kỳ.

Trước mắt, lệnh cấm máy vi tính trên máy bay chắc chắc sẽ gặp nhiều chỉ trích từ dư luận các nước có liên quan, trong bối cảnh mà chính quyền Donald Trump siết chặt kiểm soát biên giới và thi hành một chính sách nhập cư cứng rắn hơn, chủ yếu là nhắm vào các nước Hồi Giáo, viện lý do bảo đảm an ninh cho nước Mỹ trước nguy cơ khủng bố.


Switch mode views: