36 Năm ‘Quốc Hận’ Tôi Nghĩ Gì? |
Tác Giả: Võ Phương | ||
Thứ Ba, 12 Tháng 4 Năm 2011 06:35 | ||
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan, ... Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn! Nhân ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư lần thứ 36, đọc lại bài thơ ‘Vì Ấu Trĩ’ của tác giả thi sĩ Khuyết Danh, tôi ngậm ngùi nhớ lại thảm cảnh quốc phá gia vong xảy ra cách đây đã 36 năm - thương tiếc tác giả, có lẽ đã chết trong ngục tù CS - nhớ tới những oan hồn dưới lòng biển, trên núi, trong rừng - nhớ tới những chiến sĩ, đồng bào, bè bạn đã nằm xuống vì chiến cuộc kéo dài suốt 20 năm (1954-1975) - nhớ lại thời điểm 30-4-1975 khi miền Nam rơi vào tay Cộng đảng với biết bao oan khiên nghiệt ngã. Nhân tiện, tôi xin mượn nội dung bài thơ này, khai triển thêm vài suy nghĩ riêng tư. Bằng 2 câu cuối của bài thơ, tác giả Khuyết Danh đã thay mặt nhiều người, thốt ra lời ai oán: Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan, Vì là người lớn lên, sinh sống và làm việc ở miền Nam hơn 20 năm trước khi chiến cuộc Việt Nam kết thúc; khi đọc 2 câu thơ cuối nêu trên, trong toàn bài thơ 26 câu, tôi cảm nhận như mình có một phần trách nhiệm đối với tác giả và cảm thông với ông, đã phải chịu đựng một cuộc sống nghiệt ngã lâu dài trong nhà tù miền Bắc. Ông đã hoài công mong đợi ‘ánh sáng miền Nam’, nhưng rốt cuộc ông đã không nhìn thấy. Vì thế, ông đã ở tận cùng của sự thất vọng. Tôi suy đoán là ông đã bỏ xác trong ngục tù, vì qua nhiều bài thơ ‘phản động’ tôi đã đọc trong tập thơ ‘Vô Đề’, ông dám ‘khi quân’ với lời lẽ cực mạnh giữa thời điểm năm1975 là thời điểm mà cường độ tâng bốc ‘bác và đảng’ đã biến thiên đến cực đại. Những ai đã trải qua trại tù cải tạo (và có thể ngay cả ở ngoài), đều rõ vào thời điểm này, chỉ cần vô tình có tư tưởng ‘phạm huý’ cũng đã bị ngục hình hoặc mất mạng chứ đừng nói đến tội ‘khi quân’ nặng nề như tác giả. Ở câu thứ 9 của bài thơ, tác giả đã tâm sự: ‘Đau đớn này không phải chỉ riêng ta’. - Thật vậy! Khi miền Nam tiêu tan, không phải chỉ một mình tác giả đau đớn, mà cả nước, đặc biệt là dân chúng miền Nam có cùng tâm trạng đau đớn như ông vào ngày 30-4-1975. Đau đớn, không chỉ nói về thân xác bị cực hình, tài sản bị tước đoạt mà hơn thế, còn vì thảm cảnh: con mất cha, vợ mất chồng, chồng mất vợ, bạn bè, anh, chị, em mất nhau. Ở câu thứ 5 và thứ 6 ông nhận định rất chính xác như sau: Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường Dân chúng miền Bắc đã từng biết đến, hoặc đã là nạn nhân, hoặc là gia quyến của nạn nhân qua các vụ: con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, bạn bè đấu tố lẫn nhau trong chính sách ‘cải cách ruộng đất’ xảy ra từ 1953 đến 1956, chắc hẳn phải thấm thía ý nghĩa của 2 câu thơ này. Khi đảng đến, rùng rợn như thế nào! Bây giờ là lúc kiểm nghiệm lại. Nhưng hai câu thơ 5 và 6 mới chỉ đề cập đến niềm đau về tâm lý của con người khi bị cắt đứt liên hệ với truyền thống gia đình, bằng hữu và xã hội. Truyền thống ấy đã bị tàn phá từ gốc tới ngọn khi ‘ánh sáng’ Mác-Lênin lùa vào quê hương và dưới bàn tay đẫm máu của ‘đảng’, được khuyến khích bởi Tố Hữu, trưởng ban văn hóa tư tưởng trung ương Đảng: “Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ. Cho ruộng đồng luá tốt, thuế mau xong”. Riêng miền Nam, trước ngày ‘đảng’ đến với dân Saigon bằng xe tăng Nga, còn phải kể thêm niềm đau: sự bội ước của đảng khi họ ký vào Hiệp Định Paris 1973; vì thái độ vô trách nhiệm của quốc tế tham dự vào Hiệp Định này; và vì sự thất hứa của ‘đồng minh’ đối với dân chúng miền Nam. Nhìn tổng quát sau Tháng 4-1975, tất cả các sự kiện trên kếp hợp lại đã đưa đất nước đến thảm cảnh nhà tan cửa nát, đầy thác loạn! Bằng 2 câu đầu của bài thơ, với ý trách móc, tác giả cho rằng: Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối, Có lẽ những người miền Nam đã từng sống qua giai đoạn lịch sử từ những năm 1940, đều có thể kiểm nghiệm được giá trị của bài thơ ‘Vì Ấu Trĩ’ của tác giả Khuyết Danh. Nhưng nếu nghiền ngẫm sâu hơn về ý nghĩa của từng chữ trong tổng số 194 chữ lồng vào bài thơ này, người đọc còn có thể hồi tưởng lại được nỗi chua xót lúc miền Nam bị tiêu tan ra sao. Và cảm thông được lời trách móc, nỗi phẫn uất, bi thương, ai oán, khi tác giả dõi theo đốm sáng cuối cùng trên vòm trời miền Nam -- là đốm sáng duy nhất, đã từ lâu ông đặt hết niềm tin, hy vọng vào -- thì nay đã vụt tắt. Sau đó, vì không còn một nguồn hy vọng nào để bám víu (!) và với tâm trạng não nề, niềm thất vọng tột cùng, đã khiến tác giả mượn lời ‘những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra’(câu 12) để nguyền rủa ‘lũ ông cha’ vì đã để chúng sinh ra trong một xã hội ‘vô luân’; và nguyền rủa chính tác giả vì đã lầm lỗi để mọi người ‘sa xuống hầm tai vạ’. Tác giả đã tự hỏi và tự trả lời: ‘Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả.’(câu 15) Chúng ta thông cảm nỗi niềm chua xót tột cùng đó của tác giả, chúng ta thương tiếc ông, nhưng cũng cần minh định lại là: dân miền Nam, hay nói rõ ra là toàn dân 3 miền quê hương không hề ‘thờ ơ’ với hoàn cảnh của đất nước. Chắc hẳn, đó chỉ là lời trách móc, bộc phát trong lúc tâm trạng cực kỳ căng thẳng. Toàn dân cũng không hề ‘muốn an thân và tiếc máu xương’(câu 2) mà phải nói là toàn dân, nhất là dân miền Nam đã đổ nhiều máu xương để chống giặc. Giặc đây, là loài giặc đỏ. Thế nhưng chỉ vì ‘ấu trĩ’ và ‘u tối’ của một số người ‘ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản’ nên đất nước mới ra nông nỗi bị ‘sa xuống hầm tai vạ’. Cái ‘ấu trĩ’, ‘u tối’ mà tác giả muốn ám chỉ, trước hết là những người sống vào lúc vàng thau lẫn lộn (thập niên 1940), khó nhận biết chính/tà, thì đã đành, không mấy đáng trách. Nhưng cái ‘ấu trĩ’ ‘u tối’ của giới trí thức trong cái gọi là ‘Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam’, muộn màng ra đời vào Tháng Chín 1960, sau Đại hội III của đảng giặc, mới thật sự đáng trách. Nhìn lại quá khứ của lịch sử thì MTDTGPMN đúng là một gánh xiệc, được nhào nặn do sáng kiến của đảng. Toàn bộ gánh xiệc Mặt Trận này, giới bình dân miền Nam đã một thời gọi là mặt trận ‘côn đồ’, núp dưới danh nghĩa ‘do nhân dân miền Nam nổi lên chống chính quyền’, đã bị đảng giặc xỏ mũi lôi đi trình diễn khắp nơi. Vì tham vọng, Cộng đảng không ngừng tăng cường sức phá hoại miền Nam. Để hỗ trợ cho gánh xiệc ‘Mặt Trận DTGPMN’ vừa mới khai sinh -- đảng đã không ngần ngại đẻ thêm ra gánh xiệc khác lấy tên là ‘Đảng Nhân Dân Cách Mạng’ sử dụng riêng cho miền Nam nhưng ít ai biết, do Võ Chí Công đứng đầu gánh, ra đời vào Tháng 5-1962. Trước đó, cũng còn phải kể thêm gánh xiệc trên vùng Tây Nguyên mang tên ‘Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị’, do Y Bih Aleo đứng đầu gánh, ra đời vào Tháng 5-1961, với cùng mục đích phá hoại như trên nhưng cũng ít ai biết, vì nó len lỏi trong các sắc tộc Tây Nguyên. Thấy vẫn chưa đủ mạnh để làm rối loạn miền Nam, đảng lợi dụng tình hình chính trị không ổn định sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị ‘đồng minh và tay sai’ lật đổ ngày 02-11-1963 -- cho ra đời nhiều gánh xiệc khác nữa như: ‘Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ, Hòa Bình’ ra đời Tháng 5-1968; ‘Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam’ ra đời Tháng 6-1969 -- nhằm tăng cường hỗ trợ cho gánh xiệc ‘mặt trận Dân Tộc GPMN’ đã khai sinh từ trước. Ngoại trừ Võ Chí Công và Y Bih Aleo, đứng đầu mỗi gánh xiệc là một trí thức tên tuổi của miền Nam như: Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu gánh Mặt Trận DTGPMN; Trịnh Đình Thảo đứng đầu gánh Liên Minh DCHB; Huỳnh Tấn Phát đứng đầu gánh Chánh Phủ CMLTMN. Mỗi gánh xiệc có một lối trình diễn khác nhau, nhưng toàn bộ nội dung của các màn xiệc đều do đảng giặc soạn thảo hướng vào mục đích thôn tính miền Nam. Các diễn viên chỉ biết trình diễn và không được phép góp ý. Chẳng hạn như màn xiệc có tên ‘mừng chiến thắng 30 tháng Tư 1975’ được trình diễn bằng một buổi ‘diễu binh’ thật ‘hoành tráng’, ngày 15-5. Ngay đến Trương Như Tảng, bộ trưởng Tư pháp của gánh Chánh Phủ CMLTMN cũng không được biết nội dung màn xiệc này ra sao. Khi ngồi trên khán đài chứng kiến buổi ‘diễu binh’, ông quay sang hỏi tướng giặc Văn Tiến Dũng, người chỉ huy cuộc diễu binh: ‘Các sư đoàn 1, 3, 5, 7, 9 sao không thấy hiện diện?’ -Văn T. Dũng cười nụ trả lời: ‘Quân đội bây giờ thống nhất rồi.’ Như mọi người đã biết, sau một năm ‘Saigon giải phóng’, tất cả các gánh xiệc kể trên không được phép hoạt động nữa. Ngay cả không được phép tổ chức đám tang cho từng gánh xiệc! Mà chỉ được phép âm thầm tuyệt đối, nằm yên trong viện bảo tàng của đảng. Đấy là cái ‘ấu trĩ’, ‘u tối’ về chính trị của một số trí thức miền Nam trong cuộc chiến 1954-1975. Cái ‘ấu trĩ’, ‘u tối’ của họ, không những chỉ đưa miền Nam, mà cả nước ‘sa xuống hầm tai vạ’. Đó là một sự thật lịch sử đáng quan tâm. Một sự ‘u tối’ đáng trách! Đáng trách là vì đám trí thức miền Nam đã không nhận thức được sự gian manh của Hồ Chí Minh và đồng đảng qua nhiều biến cố lịch sử xảy ra ở miền Nam từ đầu thập niên 1940 cho đến khi họ tự đặt mình dưới sự chỉ đạo ba láp của đảng. Họ không rút tỉa được kinh nghiệm từ những người đi trước như các ông: Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Ký, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Tạ Thu Thâu,…các vị lãnh đạo các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, v.v… và còn rất nhiều, nhiều người khác nữa đã bị thủ tiêu dưới bàn tay “tên sát nhân Việt Minh” Trần Văn Giàu và những người cộng tác với hắn ra sao. Họ cũng không quan tâm đến việc Hồ Chí Minh đã nhận chỉ thị của quan thày giặc Tàu phải ‘Rèn cán, Chỉnh quân’ như thế nào. Họ không cần biết đến chỉ thị của Mao Sin Tung, Hồ phải thanh lọc hàng ngũ như thế nào, để đưa đến hậu quả là nhiều người vô tội bị nghi ngờ, bị truy lùng, và bị thủ tiêu, bị ‘sa xuống hầm tai vạ’. Vì không quan tâm đến những sự kiện đó, theo tác giả Khuyết Danh, họ chính là những người ‘ấu trĩ’, ‘thờ ơ’ và ‘u tối’. Cái ‘u tối’ của Hồ Chí Minh và đồng đảng là đi làm tay sai cho giặc Tàu; còn cái ‘u tối’ của một số trí thức miền Nam là đã nghe theo lời dụ dỗ láo lếu của Hồ. Nếu chỉ nói riêng về mặt lý luận, thì cái ‘u tối’ của một người thất học, hành động vô luân như Hồ lại không đáng trách bằng cái ‘u tối’ của những người mệnh danh là trí thức được ăn học đến nơi đến chốn. Chính cái ‘u tối’ của ‘trí thức’ đã góp phần tích cực làm cho miền Nam tan nát. Miền Nam đã mất vào tay giặc từ năm 1975, là năm bài thơ “Vì Ấu Trĩ” của tác giả Khuyết Danh ra đời. Lúc đó tác giả than thở bằng hai câu thơ 19 và 20: Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác Cái ‘ngày mai’ của tác giả tính đến ngày nay đã 36 năm (1975-2011), là thời gian người Việt trong và ngoài nước không ngớt nghĩ cách ‘lấy lại giang san’ -- bằng cách này hay cách khác, muốn loại bỏ ‘chế độ này trâu ngựa sống không an’ (câu 21) -- thì vẫn còn những kẻ ‘ấu trĩ’, ‘thờ ơ’, ‘u tối’ đang bước vào vết xe cũ. Họ là ai? -Họ là những Việt kiều yêu quái, theo thi sĩ Khuyết Danh, là những ‘kẻ mơ hồ trong hưởng lạc’(câu 18), tự ý bôi phân vào mặt, về nước giúp sức cho bạo quyền Hanoi, ca tụng ‘đảng quang vinh’. Họ biện minh rằng ‘bây giờ không còn CS nữa mà chỉ có tư bản đỏ’. Thế nhưng xin hỏi: Tư bản đỏ là những ai? Điều 4 hiến pháp ai lập ra và đang minh thị điều gì ? Cờ máu sao vàng và cờ máu búa liềm vẫn còn đó, đang biểu thị cho cái gì? Ai kiểm soát quốc hội VC và những ai được phép vào quốc hội? Trong ngành tư pháp ai là quan tòa, ai là công tố? Ai đang nắm quyền sinh sát dân trong tay? Kìa! Hãy nhìn khẩu hiệu ‘còn đảng là còn công an’. Kìa! Hay nghe công an nói ‘ta là luật, luật là ta’. Tại sao lại phải duy trì chế độ ‘đảng uỷ’ trong toàn bộ hê thống công quyền, kể cả trường học, bệnh viện, nhà tù, ngay cả trong các tổ chức dân phố, dân sự? Như vậy thì, tự do ở chỗ nào? Chỗ nào có tự do? Chỗ nào không có đảng? Điều đáng nói là trong đám ‘Việt kiều yêu quái’, không thiếu ‘trí thức’. Thế mà ‘trí thức’, theo nhận xét của Mao Sin Tung, thì giá trị không đáng cục phân. Đám chóp bu trong Cộng đảng, từ khởi thuỷ, đa phần là những kẻ vô học, vô luân, nhưng rất nhiều quỷ kế chiêu dụ ‘trí thức’. Trí thức thì vẫn cứ ‘u tối’ đi làm nô lệ cho bọn vô luân. Bắt chước lề lối phong kiến, cha truyền con nối, ngày nay lớp con cháu của đám chóp bu trong đảng vẫn tiếp tục con đường cũ, thừa hưởng di sản cha/ông họ để lại: - di sản về tiền tài, tích luỹ từ nhiều đời hối lộ, mánh mung; - di sản về cách ăn cướp, ăn cắp ‘cướp đêm là giặc cướp ngày là quan’; - di sản về danh lợi đã nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cờ gian bạc lận, gian lận trong quan trường, trong chính trường và trong thương trường. Nhưng đảng giặc đỏ biết rất rành tâm lý đám ‘Việt kiều yêu quái’, tâm lý ‘trí thức’ và biết cách ban bố ân huệ cho từng người. Đã 36 năm ‘Saigon giải phóng’, 36 năm ngục tù. Liệu ‘Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ?’(câu 23) Xin để câu trả lời cho các bạn trẻ trong và ngoài nước. Võ Phương Ghi chú: VÌ ẤU TRĨ Khuyết Danh |