Những đoạn văn phong phú đến ngẩn ngơ! |
Tác Giả: Phụ san Làng cười | ||
Thứ Ba, 01 Tháng 3 Năm 2011 07:30 | ||
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng thưởng thức rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt,… chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ.
Dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011. Văn là người! Đặc biệt hiện nay, đào tạo học sinh về môn văn như thế nào mà có thể thấy được những ngu ngơ, tội nghiệp và phong phú của các em. Biết làm sao??? Đề: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng thưởng thức rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt,… chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ. Đề: Tả đường đến trường Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới. Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản. Đề: Tả chú thương binh “Gần nhà em có một chú thương binh, chú bị cụt đầu, sáng nào chú cũng đi qua nhà em ăn sáng…” Đề: Tả con gà Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi. Nó nặng từ 8-10 kg…” => chả hiểu nó tả giống gà gì. Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong một hồi dài nó lấy hai cánh vỗ phành phạch vào mông đít. Đề: Tả anh bộ đội Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi. Đề: Tả cây chuối Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh. Đề: Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi Trống đánh tùng … tùng … Các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chưởi “đ. mẹ”. Đề: Tả em bé Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp. Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ. Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp Mẹ em tát em đôm đốp. Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim. Đề: Miêu tả về bố Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải. Đề: Tả chuyện trong gia đình Em gái của em hồi đi học lớp 1 hay lớp 2 gì đó nhưng dốt lắm không biết chữ gì hết. Một hôm bố mẹ kiểm tra bắt nó đọc bài anh Kim Đồng xem. Nó không biết đọc, nhìn cái hình có anh Kim Đồng chạy có con chim bay trong hình nó đọc là: “Anh Kim Đồng đi liên lạc… vụt chim… vụt chim”. Đề: Tả ông nội Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây? Đề: Tả một dụng cụ lao động Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc (…) nữa. Đề: Hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu Hình dáng của bà nội rất là thấp, được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. *** Khuôn mặt ông bầu bĩnh, đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng, dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt. Ông của em dài bằng 1 mét và không mập. “Công cha như núi Thái sơn, Lòng mẹ như nước trong người chảy ra”. (Trích một số bài “Tập làm văn” quá phong phú…!) |