Chuyến về thăm An Lộc |
Tác Giả: hung45qs | |||||
Thứ Bảy, 18 Tháng 12 Năm 2010 06:26 | |||||
Bạn thân, nhận được thư bạn kèm theo những hình ảnh trong cuộc chiến tranh biên giới Hoa Việt năm 1979, bao nhiêu hình ảnh đó đã đủ làm ám ảnh mình suốt ngày hôm ấy... tàn bạo thay, thật tai họa thay! Bởi chính con người gây ra chiến tranh mà hung thủ chỉ vì tham vọng quyền lực, ích kỷ, khác nhau về ý thức.
Năm 2007 gia đình chúng tôi có làm một chuyến về thăm quê cha đất tổ Việt Nam sau hơn 32 năm xa cách. Tôi có bao một chuyến xe đi lên An Lộc, nơi mà cuộc chiến mùa hè đỏ lửa tàn phá vùng III chiến thuật. Hồi ấy quốc lộ 13 đi từ Lai Khê lên quận lỵ Chơn Thành rồi đến An Lộc là cả một địa ngục trần gian ai oán, xác người nằm la liệt chồng chất lên nhau, con nít, đàn bà, ông già, bà lão, nam phụ, lão ấu, xác anh em chiến hữu bên ta, xác chính qui bộ đội bên kia! Không chỗ nào là không có cảnh chết chóc tan thương. Bây giờ thì cũng đoạn đường ấy, xe chạy thênh thang, yên bình vượt qua những khu rừng cây cao su, vườn cây trái ngút ngàn trùng trùng điệp điệp. Ôi quê hương Việt Nam, đất nước mà ông cha chúng ta gây dựng suốt bao tháng năm dài lập quốc, đối với tôi, con dân nước Việt lưu lạc, thật thơ mộng và đẹp quá. Khi xe chạy đến Tàu Ô, địa danh này nơi đây 35 năm trước cả hai bên Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và VC Chính Qui dành nhau từng tấc đất. Ngồi trong xe, tôi miên mang suy tư giữa hai cảnh đời thay đổi, rồi tôi cảm thấy lành lạnh nồi da gà khi tưởng đến nơi đây sanh ra biết bao nhiêu là oan hồn uổng tử. Anh tài xế nhỏ tuổi hơn mình vài tuổi có lẽ lo lắng sao đó nên mở miệng góp ý với vợ chồng chúng tôi: Anh tài xế này thật là hiểu được lòng mình! - Tôi cũng đang lo trong cảnh hoang vắng mịt mùng đâu đâu cũng toàn cây xanh che rợp bóng, rủi VC nó ra chận xe thì mình chỉ có nước mạc vận hết thời thôi. Anh tài xế có vẽ thông cảm cho tôi, một người xa xứ trong thời gian còn chiến tranh, nên lúc nào trong tư tưỏng cũng hướng về quê cũ, lời ăn tiếng nói cũng không "hợp thời buổi"! Anh tài xế cười trả lời một cách thật dễ chịu: Đã đến nơi rồi, hình như là thị xã An Lộc hồi xưa thì phải! Bây giờ người ta đã đổi thành chợ Bình Phước... Ngoài trời thì cơn mưa tầm tã không nhìn được gì ngoài 15-20 thước. Tôi muốn tìm xem chiếc xe tank T-54 của phía bên kia bị lực lượng phòng thủ lúc bấy giờ phang cho sứt càng gãy gọng ngay cửa vào thị xã An Lộc, mà người xạ thủ là đàn bà khi chết còn bị xiềng chân trong pháo tháp. Tôi muốn tim thấy bao kỷ niệm ngaỳ xưa khi lên đây bằng trực thăng biệt phái cho liên đoàn 5 BĐQ, trước khi tôi xuông thì phía dưói đất quân bạn bắn "hoả châu" hổ trợ cho phi hành đoàn xuống an toàn. Ngày xưa khi bay lên đây sau trận đánh mùa hè đỏ lửa năm 72, chỉ cần phi cơ cận tiến vào không phận thị xã An Lộc ở trên nhìn xuống, bạn sẽ thấy một cảnh hoang tàn kinh hồn. Bạn thấy thị xã An Lộc thân yêu trù phú, hôm nay đã thu gọn lại sau trận thư hùng. An Lộc chỉ còn võn vẹn lớn hơn một sân vận động thể thao soccer ball. Phía trên thành phô lúc bấy giờ không một mái nhà nào còn nguyên vẹn, tất cả và tất cả bị chiến tranh tàn phá san bằng. Sức sống của An Lộc thân yêu không còn gi nữa, chỉ còn chăng trong hầm sâu địa đạo mà liên đoàn 5 BĐQ trấn thủ bên trong thị xã. Lần nào biệt phái cho An Lộc riêng tôi cũng rất mệt, vì chúng tôi không được bay theo tiêu chuẩn normal, mà bắt buộc theo kiểu cách riêng đặc biệt của ngành trực thăng Việt Nam Cộng Hòa, cách bay này hoàn toàn không có trong tự điển chiến tranh cận đại, để tránh phòng không và Sam-7 nghĩa là làm vòng xoáy bay lên, đủ cao độ rồi nương theo mây bay theo, từ căn cứ Sư Đoàn 5 BB ở Lai Khê, hướng về An Lộc khi đến nơi, tắt động cơ cho phi cơ rơi xuống tự do, gần đến đất mới mở máy lên lại đáp khẩn cấp. Một ngày như mọi ngày, lần nào cũng như thế, lý do an toàn "né đạn" mà phải làm như thế. Chơi mấy ride như vậy là mệt lứ đừ lư. Take off lên thì không thể ra xa căn cứ bạn, lúc xuống đất thì cứ force landing …. Ôi sức người nào chịu nổi! Tôi nhớ một lần bay hơi trưa mới đến An Lộc ở trên trời, trưởng phi cơ gọi xuống liên lạc với quân bạn xin đi về Lai Khê để phi hành đoàn ăn cơm. Anh em BB dưới đất năn nĩ hết ý và dụ chúng tôi đáp xuông hứa là cho phi hành đoàn ăn uống ngon lành... Sẽ có phở Ba Lê cho anh em phi hành đoàn, các bạn đừng lo v.v.. Không biết ông trưởng phi cơ của tôi lúc đó suy nghĩ thế nào, có lẽ ông ái ngại đi về Lai Khê ăn xong rồi phi hành đoàn cũng phải mất thời giờ bay lên An Lộc trở lại, nên ông ấy quyết định nhào xuống. Thật đúng như lời hứa của tên sĩ quan liên lạc vô tuyến, bữa ăn trưa hôm đó, phở Ba Lê là một trong những bữa ăn ngon lành nhất, mà cuộc đời nhà binh của chúng tôi có được. Phi hành đoàn cấp bực cao nhất lúc bây giờ là Tr/uý Định Lôi Vũ 221, tôi là T/uý pilot lơ tơ mơ mới ra lò cùng hai anh em cơ phi xạ thủ, bốn anh em phi hành đoàn chúng tôi ngồi ăn trưa với Đ/tá LĐT/LĐP các sĩ quan hầu bàn cấp bậc nhỏ nhất thì cũng bằng cỡ trưởng phi cơ của mình, hay là Đ/uý làm mình ngại quá... hên một chuyện là phơ Ba Lê ăn rất ngon nên cứ thê mà chơi thẳng cẳng ai sao thì tui vậy, chẳng phải làm sao, “trước có Phước thì cứ hưởng rồi từ tính với toán" Giòng đời thông thả buông trôi, không một mãi mai nuối tiếc, cành củ ngưòi xưa qua bao nhiêu thăng trầm lich sử . Tôi bay đến đây nhiều lần trong nhiêu thời gian khác nhau năm 1975, có khi đến An Lộc quân bạn thì ân cần mời gọi, lúc thì kẻ thù phòng không trù dập đuổi xua... Riêng hôm nay 32 năm trở về thăm lại An Lộc lòng tôi bồi hồi, nhiều cảm xúc bâng khuâng. Nghe loáng thoáng trong cơn mưa giông như thác đổ, dư âm tiếng tơi bời của đạn pháo binh âm ỉ gần xa, tiếng bom nổ, tiếng đạn xung phong nổ don của AK của M-16, súng đan vô tình môt thơi khói lửa chiến tranh, đã cướp đi bao nhiêu sinh linh vô tội.. Trong số người bạc mệnh & hy sinh ấy có đông bào ruột thịt và chiến hữu anh em đồng đội của tôi.
Bấy nhiêu kỷ niệm ấm ức khắc ghi trong tâm tư chờ đợi 32 năm, đến An Lộc hôm nay tôi như một chứng nhân ngỡ ngàng tư lự, bối cảnh quá thay đổi về không gian lẫn thời gian. Trước cảnh hồn thiêng sông núi yên bình... Tôi nghiêng mình tưỏng nhớ đến con dân An Lộc & những đồng đội anh hùng của tôi vị quốc quên mình vì lý tưởng tự do, dân chủ. |