Toán Thơ, Thơ Toán trong Dân Gian |
Tác Giả: Nguyễn Vĩnh-Tráng | |
Thứ Bảy, 02 Tháng 10 Năm 2010 08:37 | |
Thơ Toán trong dân gian, cũng như Ca Dao, Tục Ngữ là những bài, những câu thơ tuyệt tác, khó mà trau chuốt lại được, nếu không muốn mất đi tính chất bình dân và độc đáo của chúng. Những bài Toán Thơ, Thơ Toán trong dân gian và những tác phẩm của những người yêu Toán đã chứng minh điều đó. Thơ Toán trong dân gian, cũng như Ca Dao, Tục Ngữ là những bài, những câu thơ tuyệt tác, khó mà trau chuốt lại được, nếu không muốn mất đi tính chất bình dân và độc đáo của chúng. Cũng như Ca Dao, Tục Ngữ, Thơ Toán Bình Dân đã trải qua thời gian, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác; đã trải qua không gian, từ miền nầy qua miền khác, nên đã được dân gian sửa chữa để biến thành kiệt tác bất hủ mà truyền lại cho đời sau. Vì vậy Thơ Toán cũng như Ca Dao, Tục Ngữ không có tác giả, mà tác giả là toàn thể đại chúng của các thế hệ trước. Chúng ta hãy nghe một câu Đố Ca Dao : Mặt em phương tượng chữ điền, Tục Ngữ - Phong Dao. Nguyễn Văn Ngọc. (Mặc Lâm. Yiễm Yiễm Thư Quán. Sàigòn 1967) (Đáp : Cuốn Sách). Và một bài thơ Toán Dân Gian, cũng là một câu Đố Ca Dao nhí nhảnh :
Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa) (Ý bài toán : Có tất cả 17 quả cau được chia ra làm hai phần. Mỗi quả trong phần thứ nhất được bổ ra làm 3 miếng. Mỗi quả trong phần thứ hai được bổ ra làm 10 miếng. Có tất cả 100 người, mỗi người chỉ ăn một miếng. Hỏi có mấy người ăn được cau bổ ba, mấy người ăn được cau bổ mười.) (Đáp : 30 người ăn cau bổ ba, 70 người ăn cau bổ mười). Trong bài viết nầy, tôi chỉ cho đáp số, mà không cho lời giải, cách giải, vì thấy nó vô duyên, không hợp với đề tài chính là Thơ Toán trong Dân Gian. Mặt khác, một số lớn độc giả đã không sử dụng Toán Học cả hàng chục năm và cũng có một số độc giả không theo đuổi Toán học, vì vậy mà tôi không muốn buộc độc giả vào những kỹ thuật Toán Học vô ích. Vả chăng, muốn giải những bài Thơ Toán trong bài viết nầy, chỉ cần có trình độ Trung học. Chúng ta tiếp tục với những bài Thơ Toán Dân Gian tinh nghịch, trào lộng và đôi khi cả trử tình... Một câu Ca Dao nói một chàng trai tỏ tình. Lời rất bâng quơ, hư hư thực thực Đường đi thì thật là xa, Nếu cô nàng ưng ý, thì e lệ thưa : Anh đà có vợ con chưa ? Nhưng nếu cô nàng không vừa ý, thì đanh đá, giễu cợt để tỏ khéo sự từ chối của mình : Bao giờ cho chuối có cành, Văn Học Việt Nam. Phạm Văn Diêu. (Tân Việt Sàigòn 1960). (1) Thật ra, cây hành để già thì có hoa. Hay cô nàng có thể cắc cớ, ra một bài Thơ Toán : Em là con gái nhà nghèo, Kiến Thức Ngày Nay. 1997. Bài Toán Dân Gian rất hay về mặt văn chương, cũng như về mặt ý thức, không kém câu Ca Dao trên. Bài rất nhí nhảnh buộc người muốn giải phải suy nghĩ nhiều. (Ý bài toán : Có một số người xây nhà. Cứ ba người ăn một bát cơm và cứ bốn người ăn một đĩa mắm. Số bát đĩa cả thảy là 301 cái. Hỏi có tất cả mấy người xây nhà). (Đáp : 516 người).
Hai anh mà ở hai buồng, Tục Ngữ - Phong Dao. Nguyễn Văn Ngọc (Mặc Lâm. Yiễm Yiễm Thư Quán. Sàigòn 1967) (Đáp : Hai con mắt). Một câu Thơ Toán : Bạn bè trao cho nhau lúc học Trung học tại Huế. (Ý bài toán : Gà và chó có tất cả 36 con. Nếu đếm chân gà lẫn chân chó, thì có tất cả là 100 cái. Hỏi có mấy con chó và mấy con gà). (Đáp : 14 con chó và 22 con gà). Hay : Bạn bè trao cho nhau lúc học Trung học tại Huế. Bài toán không khó. 3 ẩn số phải có 3 điều kiện độc lập. Phần nhiều 3 điều kiện độc lập được dựng bởi 3 phương trình độc lập. Cái " Ngô nghê như điếc " ở đây là chỉ có 2 điều độc lập có thể dựng bởi 2 phương trình độc lập, còn điều kiện thứ ba không phải là một phương trình mà là số nguyên dương mà nhiều người không để ý đến. (Ý bài toán : Có một trăm con trâu ăn hết một trăm bó cỏ. Mỗi con trâu đứng ăn đưọc năm bó. Mỗi con trâu nằm ăn được ba bó và ba con trâu già thì chia nhau chỉ ăn đưọc một bó. Hỏi có bao nhiêu con trâu đứng, bao nhiêu con trâu nằm và bao nhiêu con trâu già). (Đáp : 4 trâu đứng, 18 trâu nằm, 78 trâu già; hay 8 trâu đứng, 11 trâu nằm, 81 trâu già; hay 12 trâu đứng, 4 trâu nằm, 84 trâu già ). Hay : Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng, Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa). (Ý bài toán : Đề bài thơ đã rõ). (Đáp : 40 người). Đôi khi còn có Thơ Toán Dân Gian bằng chữ Hán, như giai thoại sứ Việt giải toán vua Trung Quốc : 一 隻 一 隻 又 一 隻 Nhất chích, nhất chích hựu nhất chích Một con, một con, lại một con Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa). (Ý bài toán : Có một bức tranh thêu 100 chim Sẻ và một con Phượng Hoàng. Vua Trung Quốc truyền Sứ Việt đặt toán ra mà tính cho được số 100 chim Sẻ và 1 Phượng Hoàng). (Đáp : 1 + 1 + 1 = 3; (3 x 4) + (5 x 6) + (7 x 8 ) = 98; 3 + 98 = 101; 100 chim Sẻ và 1 Phượng Hoàng). Hay bài giai thoại " Điểm Binh của Tôn Tử " : 三 人 同 行 七 十 嬉 Tam nhân đồng hành thất thập hy, Tạm dịch : Ba người cùng đi đường, thì vui gấp bảy mươi lần, Bạn bè trao cho nhau lúc học Trung học tại Huế. Tôi để hai chữ " Tôn Tử " trong dấu ngoặc kép, vì tôi không có tài liệu nào trong tay để quyết đoán bài thơ " Điểm Binh " trên là của Tôn Tử. (Ý bài nầy là " Tôn Tử " biết chừng chừng số binh của mình. Muốn biết số binh chính xác, thì : Ví dụ : Số binh là 437, và " Tôn Tử " biết chừng chừng là khoảng 400. - Nếu sắp 3 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người, Cái hay ở đây là chỉ dùng có 3 động tác đơn sơ và chỉ trong vài ba phút mà " Tôn Tử " đã biết được số binh chính xác của mình. Chuyện bài toán trên là Phép Chia Euclide (1) về Số Học trong Tập Hợp Số Nguyên Z. Vậy ta có thể thay những số 3, 5, 7; 70, 21, 15; 105, trên, bằng những nhóm số khác như 2, 3, 5; 15, 10, 6; 30; hay 3, 5, 11; 55, 66, 45; 165 ; vân vân, nhưng theo tôi nhóm số 3, 5, 7; 70, 21, 15; 105 trên vẫn đơn giản hơn nhiều. Ví dụ với nhóm số 2, 3, 5; 15, 10, 6; 30 : Cũng lấy số binh trên 437. Ở đây 47 phải cọng thêm 13 lần 30, (13 x 30 = 390). Và bài thơ " Điểm Binh " có thể như sau (do tôi dựa vào bài trên mà đặt ra) : Song phi đồng hành thập ngũ hy, Dịch : Vợ chồng cùng đi với nhau, thì vui mười lăm lần hơn, Hay với nhóm số 3, 5, 11; 55, 66, 45; 165 : Cũng lấy số binh trên 437. - Nếu xếp 3 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người, Ở đây, nếu phải xếp 11 người thành một nhóm, e khó khăn cho binh sĩ nhiều, vì 11 người là một số khá lớn. Cũng vì thế mà nhóm số 3, 5, 7; 70, 21, 15; 105 là đơn giản nhất. Nếu bài " Điểm Binh của Tôn Tử " đã có từ thời Tôn Tử, khoảng năm 550 trước Công Nguyên, thì trình độ Toán Học của người xua quả đã là cao lắm. (1) : Theo một số nhà Toán Học hiện đại Euclide (Εὐκλείδη) la? tên một nhóm Toán Học gia ở Alexandrie, vào khoảng năm 300 trước Công Nguyên, cũng như Nicolas Bourbaki là tên của nhóm Toán Học gia nguời Pháp lập tại Besse-et-Saint-Anastaise (Besse-en-Chandesse) vào năm 1935. Đây chỉ là một vài bài Thơ Toán Dân Gian, tất nhiên còn cả hàng trăm hàng ngàn bài khác. Ngoài ra còn có những người dùng danh từ Toán Học để làm thơ. Trong những bài dưới đây, tôi viết đậm những danh từ Toán Học để nhận thấy rõ ràng. Ở trên mạng internet có rất nhiều, như : Phương trình nào đưa ta về chung lối Vô danh, tìm được trên mạng Internet. Lúc tôi còn học ở Quốc Học, các bạn đã chép cho một bài thơ rất nỗi tiếng thời bấy giờ ở Huế. Chuyện là có một đàn anh tên " Khiết " (có lẽ là bút hiệu) học cùng trường đã " si " một " O " cùng lớp tên " Cầm " (Cầm 琴 nghĩa là Đàn trong tiếng Việt) đã dùng danh từ Toán Học làm bài thơ rất trữ tình : Tình Toán Pháp Hởi Đàn (1) ơi ! quỹ tích của âm thanh, Yết-Khanh (lái lại thành Anh Khiết). (1) rất tế nhị, không muốn gọi thẳng tên Cầm mà chỉ gọi Đàn, cho khỏi đường đột. Hay một bài kém hơn nhiều, nhưng do một học sinh 14 tuổi, lớp Đệ Ngũ (lớp 8), bạn cùng lớp với cô em gái của tôi, tại trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Bồ Đề ở Huế, làm ra : Ai định nghĩa được lệ hoa man mát, Nùng-Lan. Độc giả còn cho những người yêu Toán Học là " khô khan " nữa chăng ?
|