Người Mỹ Gốc Việt Nói Tiếng Việt |
Tác Giả: Phan Đức Minh | |
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 12:07 | |
Một hôm, vài bạn trẻ ôm một đống báo, vưà báo Mỹ vưà báo Việt Ngữ tới tìm tôi với vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi chẳng hiểu có chuyện chi mà coi bộ tình hình căng thẳng ghê gớm y như là… lúc Ông số 1 nước Huê Kỳ và Ông số 1 nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Quốc, tục kêu là Trung Cộng, tuyên bố tùm lum về cái vụ máy bay do thám EP-3 cuả Hoa Kỳ và phản lực chiến đấu cơ F-8 cuả Trung Quốc đụng nhau trên vùng trời Biển Đông...
Một cô lanh miệng nói luôn: - Thưa Bác, chúng cháu đang học Việt Ngữ, đủ đọc được Báo cuả người Việt mình rồi. Nay chúng cháu thấy có điều cần hỏi Bác. - Sao lại hỏi tôi? - Vì chúng cháu biết Bác rành ba cái vụ này. - Ờ ! Thì Bác cứ nhận đại đi là mình biết chút chút đủ để nói chuyện với các cháu. Vậy chớ các cháu muốn hỏi vụ chi? Mấy Cô, mấy Cậu đẩy nhau bằng mắt rồi bằng cùi chỏ để lựa một tay ăn nói, đủ "Chưởng lực Tiếng Việt" đại diện cho nhóm, đứng ra… mần cái vụ này với tôi. Sau khi…vận nội công đâu đấy đàng hoàng, một cô coi bộ bạo ăn, bạo nói, lên tiếng : "Thưa Bác, chúng cháu có học tiếng Việt, kẻ ở bên nhà, kẻ ở bên đây, chúng cháu thấy một số nguời Việt mình, đôi khi, cả một số báo chí Việt Ngữ cuả mình ở Mỹ ăn nói, viết lách, cháu thấy có cái chi kỳ kỳ, hình như không đúng với Tiếng Việt cuả mình thì phải. - Cháu thấy làm sao, nói ra, Bác nghe thử coi! - Thưa Bác ! Trước hết là về cái mục… (Cô này coi bộ loạng quạng tìm không ra Tiếng Việt cho nên sài luôn tiếng Mỹ) " Thưa Bác, về cái mục Personal Pronouns … " - À! cái đó Tiếng Việt mình kêu là …" Nhân xưng (hay nhân vật) Đại Danh Từ". Cái mục này, các cháu thấy làm sao? - Thưa Bác, người Mỹ người ta nói với nhau thì tuỳ theo … lại tắc tị Tiếng Việt nên Cổ xoay ra sài tiếng Mỹ cho…" mau việc chính phủ ", tuỳ theo First, Second hay Third person, số ít, hoặc số nhiều, nguời ta dùng những tiếng I, You, He, She, It, We, You, They để mà xưng hô, nếu là … Subject, còn nếu là …Object thì họ xài Me, You, Him, Her, It, Us, You, Them để nói chuyện, kêu, gọi nhau. Tiếng Việt Mình rất phong phú, tuy có khó khăn hơn chút ít trong việc sử dụng những tiếng xưng hô đó. Tỉ như… Second person (ngôi thứ 2), nói chuyện với ai, người Mỹ chỉ việc dùng tiếng You là đủ rồi, nhưng người Việt mình thì tuỳ theo tuổi tác, vị trí trong gia đình , xã hội vv… cuả người đối diện, mình kêu người đó là: Thầy, Cô, Cụ, Ông, Bà, Ba, Má, Chú, Bác, Cô, Dì, Cậu Mợ, Anh, Chị, Em, Cô, Cậu, Bạn vv… nó biểu lộ sự thân thương, quý mến, lịch sự, kính trọng… phân biệt rõ ràng. Các ngôi Thứ Nhất, Thứ Ba (First, Third persons) cũng phân biệt tương tự như thế. Vậy mà có lắm người Việt mình, cả người lớn, coi bộ vó lịch sự đàng hoàng hẳn hoi, mà khi nói chuyện tiếng Việt với người quen thân, chúng cháu thấy họ không dùng theo cách thức cuả người Việt có chút ít hiểu biết, học hành. Họ cứ nói , đại khái như cháu xin lỗi… "Thằng Giám Đốc Mỹ cuả tao nó nói: chúng mày làm việc rất tốt… Tao bảo lại với nó là chúng tao… " Tại sao họ không nói đại khái như: "Ông Giám Đốc người Mỹ nói với chúng tôi rằng các ông làm việc rất tốt…. Chúng tôi nói lại với Ông ta rằng …" Thế nghe có phải êm tai và đẹp đẽ không? Mà họ nói đàng hoàng, chớ không có… tếu đâu Bác! Cũng có người khi nói chuyện với Ba Má, Chú Bác, Cô Dì là "Bà Giáo ở trường nói với con là…mày học giỏi lắm… Con nói với Bả… Mày thấy tao có khả năng học…". Tại sao họ không nói lại cho người nghe là " Bà Giáo nói với con rằng Em (hay Cô) học giỏi lắm! Con nói với Bà ấy là Bà thấy Em (hay tôi) có khả năng học…" có phải hay và hợp với ngôn ngữ phong phú, lễ độ, dễ thương cuả người Việt Nam mình không hả Bác? - Ồ! Các cháu nói rất hợp tình, hợp lý. Các cháu không giỏi tiếng Việt cho lắm mà biết phân biệt cái hay cái dở như vậy thật là đáng quý, đáng làm gương cho nghiều người khác. Ngoài mục đó ra, các cháu còn có điều chi muốn bàn với Bác không? - Thưa Bác! Còn cái việc này nưã. Cách đây vài tháng, cái máy bay do thám cuả Mỹ EP-3 đụng phải chiếc chiến đấu phản lực cơ cuả Trung Quốc. Chiếc Phản Lực Cơ rớt xuống biển, phi công mất tích. Còn chiếc máy bay do thám cuả Mỹ phải đáp khẩn cấp xuống 1 phi trường cuả Đảo Hải Nam… Bác nhớ chứ ? - Có! Bác nhớ! Các cháu thắc mắc điều chi ở cái chỗ này? - Thưa Bác, báo chí Mỹ đây, đại khái đăng là: “Nicholas Mellos, a member of U.S. spy plane crew detained in China… “The President George W. Bush telephoned the 24 crew members who had been detained by the Chinese… “The Chinese government declared that it had won a moral victory in deciding to return the crew of a U.S. spy plane after receiving a contrite letter from the U.S. government…” Còn nhiều lắm, nhưng chúng cháu thấy là người Mỹ luôn dùng chữ rất thận trọng, chứng tỏ là trên chiếc máy bay do thám cuả Mỹ có 1 phi hành đoàn ( a crew ) gồm có 24 nhân viên (24 members ) . Vậy mà… Bác coi đây, báo chí Việt Ngữ cuả mình, có cả chục tờ thì cháu thấy chừng 5 tờ dịch đúng là : - Đoàn phi hành gồm 24 nhân viên… 24 nhân viên thuộc phi hành đoàn … 24 nhân viên trong đoàn phi hành vv… Còn lại chừng 1 nưả số báo Việt Ngữ cuả mình thì cứ viết ”24 phi hành đoàn” hết trơn. Nếu theo kiểu nói năng, dịch thuật này thì chúng cháu phải hiểu là: trên chiếc máy bay do thám đó có tới 24 đoàn phi hành, tức là 24 crews, mỗi đoàn phi hành gồm có từ 2,3 người trở lên vv…. - Ờ ! Các cháu gỉoi lắm! Thật là đáng khen. Đáng khen hơn hẳn mấy Ông Bà nhà báo coi thường người đọc, cứ dịch tưới hạt sen, hạt dưa, bất kể tiếng Việt cuả mình trúng trật ra sao. Chớ mấy Ông mấy Bà đã làm báo mà chẳng lẽ lại không phân biệt dược thế nào là… crew và thế nào là members , để rồi cứ xào nấu 2 chữ đó lôâïn xà ngầu lại với nhau để cho ra một …món ăn tả pí lù… - Sao! các cháu hết mục thắc mắc chưa? Còn chi ta nói nốt với nhau cho vui một bưã. - Thưa Bác! Còn cái này nưã chơ . Người Việt mình nói tiếng Việt và viết tiếng Việt thì chúng cháu thấy có cái lộn xộn thế này khi đọc báo chí , tiểu thuyết cuả người Việt mình … - Các cháu thấy lộn xộn cái chi? Nói Bác nghe coi ! - Chúng cháu thấy một số người mình hình như hay xài lộn hai chữ "Yếu điểm" và "Nhược điểm " . - Đúng ! Đúng ! Bác có thấy! Khi mình nói và viết Tiếng Việt thì hai chữ đó khác hẳn nhau. Thí dụ: Khi ta nói và viết tiếng Việt thì chữ "yếu điểm" không có nghiã là "chỗ yếu, điểm yếu kém " đâu. Chữ kép đó chúng ta mượn từ chữ Hán vì ngày xưa nền văn hoá cuả chúng ta bị ảnh hưởng từ nền văn hoá " Ngàn năm đô hộ cuả người Tầu " .Chúng ta từ thuở Ông Cha, sài lâu ngày quen đi, cứ dùng theo kiểu chữ cuả người Tầu, ta kêu là Việt Hoá những tiếng, những chữ đó đi để sài cho tiện. Nếu cứ dịch hết trơn ra tiếng Việt thì lắm lúc cũng tức cười, tỉ như cái chuyện hài hước sau đây : Trong 1 cuộc hội nghị nọ, 1 nữ cán bộ Việt Cộng giơ tay xin phát biểu ý kiến… Thưa các đồng chí! Phụ nữ chúng em còn nhiều cái lỗ hổng (khuyết điểm), mong các đồng chí lãnh đạo lấp kín (bổ khuyết giùm chúng em những cái lỗ đó ". Cán bộ lãnh đạo ngơ ngác hỏi "Đồng chí gái (nữ đồng chí) nói cái kiểu chi mà kì dzậy " - Dạ thưa, chúng em theo lời khuyên cuả Bác Hồ đã dậy là nói năng phải cho trong sáng, không được bạ đâu xài đó, gặp Tiếng Tây, tiếng Tầu cũng cứ vay mượn xài đại cuả người ta. Người Việt cứ tiếng Việt mà sài!" Bởi đó mới có cái chuyện "Nhà Bảo Sanh" hay "Bảo Sanh Viện" thì được các quan nón cối kêu bằng "Nhà Đẻ", rồi thì "Máy bay lên thẳng - Du kích gái, Giáo Sư gái, học sinh gái " vv… Thế nhưng "Lính thủy đánh bộ" thì quả thực ớn quá: nưả Tẫu nưả Mít, sao không nói luôn là "Lính nước đánh đất" cho nó…tiện việc nhà nước? Do đó khi nói và viết tiếng Việt thì chữ "yếu điểm" có nghiã là điểm trọng yếu, chỗ quan trọng Mỹ kêu là "Essential Point", Pháp kêu là "Point essentiel" . Còn muốn nói đến cái "chỗ yếu, điểm yếu kém" thì người Việt mình phải nói hay viết là" Điểm yếu, chỗ yếu " hay nói theo chữ Hán đã được Việt-Hoá là "Nhược điểm" mà khi dịch ra tiếng Mỹ, nó là "Weak Point", tiếng Pháp là "Point Faible" . Đến đây các cháu đã phân biệt được cái khác nhau cuả hai chữ "Yếu điểm" và "Điểm yếu," hay "Nhược điểm" chưa nào? - Thưa Bác, tuy có rắc rối, nhưng chúng cháu cũng đã hiểu được rồi. Cảm ơn Bác! - Hết thắc mắc về Tiếng Việt, chữ Việt, khi nói, khi viết chưa các cháu? Tưởng đã xong thì một Cậu lại chen dô: - Thưa Bác, còn… cái Expression này, cháu xin hỏi nốt, chớ ít khi có dịp Bác Cháu mình ngồi nói chuyện vui vẻ thế này. - Ờ! các cháu uống nước, ăn bánh đi, ta nói cho hết luôn. Các cháu là tương lai đất nước mà ngôn ngữ cuả chính mình lại không thông thì yếu kém, tệ hại lắm đấy! Các cháu còn trẻ, đi học ở đây thì tiếng Mỹ bắt buộc trước sau cũng phải biết, nhưng cái vốn tiếng Việt cuả mình thì phải có tinh thần cố gắng lắm mới học hay giữ được. Bây giờ các cháu muốn hỏi chi nưã? - Chúng cháu thấy ở bên quê nhà, các ông cán bộ Việt Cộng nói lung tung như vẹt, nhưng cứ lẫn lộn hai nhóm chữ " Chủ nghiã xã hội " với " xã hội chủ nghiã " vào với nhau, chẳng biết đâu mà mò. Sang đến Mỹ, nếu nói hay viết tiếng Mỹ thì khoẻ rồi, khỏi có lẫn lộn vào đâu được, nhưng khi nói và viết tiếng Việt thì chúng cháu thấy nhiều người, nhiều ông bà nhà báo cũng cứ sài hai nhóm chữ đó lung tung xà bần bất kể cái… Sentence structure, cái position, cái Function cuả nó ra làm sao cả, làm cho chúng cháu điên đầu luôn. - Ờ ! Hồi chính quyền miền Nam Việt Nam xụp đổ năm 1975, Bác là Sĩ Quan cho nên phải lên núi học võ … Lao Động là Vinh Quang hơn 12 năm. Có 1 lần trong buổi học tập ở Hội Trường, chính Bác đã đứng lên xin hỏi cán bộ giảng viên , là 1 Trung Tá, Chính - Ủy Trung Đoàn, kiêm Phó Giám Đốc Tổng Trại ( gồm 4 trại do 4 Tiểu Đoàn Việt Cộng trông coi, trong giai đoạn đầu 3 năm Quân Đội quản lý, chưa chuyển giao sang cho đám Công An ác ôn côn đồ…trừng trị… ). Bác xin me-sừ Trung Tá Chính-Ủy giải thích sự khác biệt khi sử dụng 2 nhóm chữ đó. Vậy mà ông giảng viên cao cấp này cứ giảng vòng vo Tam Quốc, chẳng ai hiểu nổi vì chính Ông ta cũng đâu có hiểu sự khác biệt đó. Bác hỏi là để thăm dò trình độ hiểu biết cuả ông ta mà thôi vì Bác biết mấy ổng là chỉ nói như vẹt, cấp trên nói sao thì mấy ổng cũng cứ y chang mà nói thế chớ thực ra thì chưa chắc mấy ông hiểu biết ra sao. Họ là cán bộ, họ muốn nói trời trăng, mây nước, ba giòng thác cách mạng, cách mạng vô sản bách chiến bách thắng, chế độ tư bản đế quốc đang rẫy chết tan ra từng mảng vv… thì mình cũng ráng mà nghe để tối về lấy bút cán tre, ngòi sắt, chọc vào bình mực tím mà viết " Tờ kiểm điểm thu hoạch kết quả học tập "rồi nạp cho mấy ổng cho xong. Các cháu cứ theo tinh thần "Văn phạm" hay "Ngữ pháp", Mỹ kêu là "Grammar", Tây kêu là "Grammaire" mà nhận xét thì thấy là khi nói và viết tiếng Việt, hai nhóm chữ "Chủ nghiã xã hội" và "Xã hội chủ nghiã" được dùng theo 2 cách khác hẳn nhau, chớ không phải muốn dùng thế nào thì dùng : 1.- "Chủ nghiã xã hội - Socialism" là tiếng "Danh từ - Noun". 11.- Vì là tiếng "Danh Từ- Noun "cho nên cái" nhiệm vụ, cái chức năng - Function" cuả nó trong câu nói, câu viết thông thường phải là " Chủ từ - Subject " hay là " Túc từ - Object ", hoặc " Bổ túc từ - Complement ", theo Văn Phạm (Grammar) cuả Mỹ mà các cháu đã học. Thí dụ ta nói: "Theo học thuyết cuả mấy ông Karl Marx và Lenin, Chủ nghiã Xã Hội là giai đoạn quá độ (hay chuyển tiếp-Transi- tional period ) để tiến lên Chủ Nghiã Cộng Sản. Trong câu đó, rõ ràng Chủ nghiã xã hội giữ vai trò cuả " danh từ - Noun " , và chức năng (function) cuả nó là làm "Chủ từ - Subject " cho " Động từ - Verb: là ( is, cuả to be". 12.- Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phí phạm bao nhiêu năm trời cũng như xương máu cuả nhân dân để xây dựng Chủ nghiã xã hội mà nào có ra cái chi. Nhân dân ta đói khổ vẫn hoàn đói khổ… Ở trên, các cháu thấy rõ Chủ nghiã xã hội vẫn giữ vai trò cuả "Danh từ - Noun" . Có điều khác là "Chức năng - Function" cuả nó ở đây lại là "Túc từ trực tiếp - Direct Object " cuả "Động từ - Verb: xây dựng". 13.- Một trong những hình thái tổ chức xã hội trong cái Lý Thuyết không tưởng (Utopian Theory ) cuả Karl Marx là Chủ nghiã xã hội. Trong câu này, các cháu thấy Chủ nghiã xã hội vẫn giữ vai trò cuả tiếng "Danh từ - Noun", nhưng "Chức năng - Function" cuả nó lại là "Bổ túc từ cho chủ từ - Subjective complement" cho chữ Một (hình thái tổ chức xã hội) , mà người Pháp thì gọi là "Attribut du sujet" . Ngoài ra, theo Văn phạm cuả Mỹ mà các cháu đã học thì nhóm chữ "Chủ nghiã xã hội " vì là "Danh từ - Noun" cho nên khi làm nhiệm vụ "Túc từ - Object" thì ngoài cái chức năng "Túc từ trực tiếp - Direct Object" như nói ở mục số 2 kế trên, nó còn có thể làm "Túc từ gián tiếp - Indirect Object" cũng cho "Động từ - Verb", cũng như có thể làm " Túc từ - Object " cho 1 tiếng " Giới từ - Prepostion " nưã. Các cháu chắc cũng đã học rồi. Đối với người Pháp thì không có cái mục " Túc từ cho giới từ - Object of Preposition " nhưng họ lại có rất nhiều thứ "Túc từ trường hợp - Complément circonstanciel" . Còn ở mục số 3, nhóm chữ Chủ nghiã xã hội vì là "Danh từ - Noun" đã có thể làm nhiệm vụ cuả một tiếng " ổ túc từ cho chủ từ - Subjective complement" thì nó cũng có thể làm luôn nhiệm vụ cuả 1 tiếng "Bổ túc từ cho túc từ - Objective complement" như các cháu đã học ở trường, ở lớp về môn Anh Ngư.õ Trường hợp này thì người Pháp gọi là "Attribut du Complément " . 2.- "Xã hội chủ nghiã - Socialist" là 1 tiếng " Tính từ - Adjective". Vì là nhóm chữ mang tính cách cuả 1 tiếng " Tính từ - Adjective " cho nên nó không thể được nói, được viết theo các chức năng ( functions ) cuả tiếng " Danh từ - Noun " đã nói đầy đủ ở Phần 1 trên kia mà nó chỉ có thể được nói, được viết với chức năng ( function ) làm phụ nghiã, rõ nghiã cho 1 tiếng "Danh từ - Noun" hay tương đương như tiếng " Danh động từ - Gerund " (Verbal noun) chẳng hạn và "Đại danh từ - Pronoun " mà thôi. 21.- Thí dụ 1: Sau khi khối cộng sản Liên Sô và Đông Aâu đã xụp đổ tan tành trước trào lưu tiến hoá cuả nhân loại, tại Việt Nam, Đảng cộng sản vẫn ngoan cố xây dựng cái gọi là một chế độ xã hội chủ nghiã (Socialist regime). Các cháu thấy không? Xã hội chủ nghiã ở đây rõ ràng là 1 tiếng "Tính từ - Adjective" phụ nghiã, làm cho rõ nghiã cuả chữ "chế độ ( regime)" để ta biết là "chế độ" gì? Chế độ tư bản, cộng sản hay xã hội chủ nghiã mà chữ "Chế độ" là 1 tiếng " Danh từ - Noun ". 22.- Nhân dân Liên Sô, thành trì cuả Cách Mạng Vô Sản (Proletarian Revolution) đã chán ngấy cái đời sống trong một xã hội xã hội chủ nghiã (Socialist Society ) cho nên họ đã vùng lên đạp đổ cái xã hội đó đi cả chục năm nay rồi. Các cháu có thấy ở đây, nhóm chữ xã hội chủ nghiã vẫn là 1 tiếng " Tính từ - Adjective" làm rõ nghiã cho chữ xã hội (Society) là tiếng "Danh từ - Noun"? Kể ra thì còn phải nói dài dòng thêm nưã mới rõ ràng hơn, nhưng khuôn khổ trang báo có hạn cho nên Bác đặt câu hỏi như thế này là các cháu dễ nhận thấy ngay : “Cộng sản Việt Nam vì quyền lực, vì lợi lộc đã có được trong tay cho nên đến lúc này vẫn còn ngoan cố nhất định tiến tới… Tiến tới cái gì ? - Thưa Bác : tiến tới Chủ nghĩa xã hội, bởi vì tiến tới là tiếng "Động từ - Verb" cho nên nó cần có tiếng "Danh từ - Noun" làm " Túc từ - Object " cho nó. - Đúng ! Giỏi lắm ! - Sau khi phong trào cộng sản thế giới xụp đổ từ cái gốc cuả nó là Liên Bang Sô Viết đến các nước ở vùng Đông Âu, trên thế giới hiện nay thực sự chỉ còn vài quốc gia như Trung Quốc , Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba là vẫn gượng gạo, cố ráng nói là xây dựng đất nước theo con đường… Con đường chi ? - Thưa Bác: theo con đường Xã hội chủ nghiã - bởi lẽ con đường là tiếng "Danh từ - Noun" cho nên nó cần phải có tiếng " Tính từ - Adjective" là nhóm chữ xã hội chủ nghiã mang tính cách đó để làm rõ nghiã cho "Con đường", con đường thế nào, ra sao vv… - Giỏi ! Các cháu nói đúng rồi đó ! Các cháu đang sống ở Mỹ, một đất nước nói chung là giầu mạnh, văn minh, tiến bộ hàng đầu cuả thế giới ngày nay. Tất nhiên, ở đời không có ai, cái chi, nơi nào là hoàn hảo đến mức tuyệt đối cả bởi vì… "Nobody is perfect - Rien n'est absolu …" Những người di dân từ bất cứ quốc gia nào, nếu có quyền chọn lựa thì hầu hết họ vẫn thích được đến định cư tại đất nước Hoa Kỳ. Các cháu đã và đang có cái may mắn đó. Nếu các cháu biết học những cái hay, cái tốt đẹp, cái tiến bộ cuả đất nước này và giữ được những điều hay, cái tốt cuả truyền thống Việt Nam -vẫn thường được các nhân vật tên tuổi cuả thế giới ca ngợi- trong đó có việc bảo tồn ngôn ngữ Việt Nam thì chắc chắn các cháu sẽ có nhiều cơ hội sử dụng tài năng cuả mình vào công việc xây dựng, làm rạng danh đất nước, nòi giống, dân tộc Việt Nam sau này. San Diego, California
|