Đoản Khúc: Duyên Nước Tình Quê |
Tác Giả: Rev. Nguyễn-Quốc-Hải, Ph.D |
Thứ Tư, 07 Tháng 4 Năm 2010 12:53 |
Máu nào chẳng trở về tim? Vì máu chỉ là máu khi máu còn trở về tim. Cũng thế, con người chỉ thực sự là con người khi còn quyến luyến và liên hệ tình cảm với xứ sở, quê hương. Hai chữ “Quê Hương” là âm hưởng hàm chứa nhiều nghĩa thiết. Thật êm ái ngọt ngào, luôn ngân vang suốt giòng kỷ niệm đã đi vào lòng người như bản tình ca mời gọi, Quê hương nghĩa nặng tình thâm, vì là nơi chôn nhau cắt rốn. Mãi mãi còn đó! Muôn đời còn đó! Quê hương như nguồn suối, bởi đã tuôn xuống hoa niên bao tuổi mộng. Giòng mật sữa ngọt ngào mẹ cha tận tụy nuôi đến ngày khôn lớn. Tuổi thơ được nhìn đôi mắt cha cần cù. Được thấy đôi mắt mẹ nhẫn nại. Được nghe quả tim cha kín đáo tình thương lặng lẽ như chim tha mồi về tổ. Nơi đó quả tim mẹ bát ngát một trời. Hai tâm hồn nhưng chỉ cùng một điệp khúc: giữa lúc cha đi thì mẹ ở, lúc cha ở thì mẹ lại lam lũ ngoài nắng mưa. Cha mẹ đã khóc, cười cùng con thơ cho đến khi đủ sức vào đời. Nơi đó, có khi cha bất khuất như núi. Mẹ rộng bao dung như trùng dương. Núi và sông vừa là hai cuộc đời, nhưng chung một định-mệnh như cha mẹ là hai cá thể song đã cùng dưới một mái ấm. Quê hương khởi đi từ gia đình lan qua làng mạc, thôn xóm thành thị. Tất cả làm nên một giang sơn kỳ tú rực rỡ. Đồng bằng cò phải mỏi cánh bay vẫn chưa cùng. Sông biển núi rừng chim vỗ cánh vẫn còn thăm thẳm ngút xa. Không những ở đó vô vàn kỷ niệm, mà ở đó con người được nghe những bản hòa-âm tuyệt diệu, Khúc tình ca đầu đời là khúc sinh ca hàm chứa một hoa niên đơn thuần chất phác mặc dù sống giữa cõi biển-dâu mịt mù. Con người học nói yêu khi bắt đầu bập bẹ hai tiếng mẹ-cha-ba-má. Quê hương vì thế đã trở thành khúc-ca thần thánh vang ngân suốt định mệnh con người. Quê hương như một thứ nước trường sinh tưới lên mọi sinh hoạt. Lịch sử đông tây, cổ kim, suốt giòng sinh mệnh nhân loại, con người luôn cúi đầu kính cẩn khi nhắc đến hai chữ “QUÊ-HƯƠNG”. Bởi nơi đó vừa là trường học đầu tiên, và cũng vừa là bài thứ nhất dạy cho con người biết chia sẻ, biết sống tình nghĩa, biết chịu đựng, biết cộng tác, không những phấn đấu để còn mà nhẫn-nại để thành công. Cho nên con người không mù quáng khi cho rằng: “QUÊ HƯƠNG Là Nơi Đẹp Nhất. (Le pays est le lieu le plus beau). Quê hương không chỉ đẹp về phương diện địa lý, cũng không hẳn phì nhiêu sung túc tài nguyên quê hương diện địa lý, cũng không nhất thiết đẹp bởi có cuộc sống thỏa thuê ăn nên làm ra. Cái đẹp của quê hương là cái đẹp hệ tại ở một gắn bó, mật thiết giữa con người với con người. Nhờ quê hương con người phát triển thể lý và tâm tình. Giúp con người nhận thức để trực diện với bản ngã đích thực của mình, con người nhờ quê hương để thành đạt, làm cho ý thức lên cao độ. Sự trở về nguồn cội, nơi con người được nhiệm tác để hiện hữu giữa không thời gian. Nếu từ hư vô, con người nghiễm nhiên có mặt thì một ngày cuối định mệnh, con người sẽ lại trở về cái mốc đầu tiên ấy. Sự xuất hiện của con người tại quê hương có ý nghĩa trong tiếng khóc mở đầu, định mệnh. Chuỗi dài triế lý trong lịch sử triết học mà hệ thống luận lý luôn tra hỏi về mệnh vận con người vẫn chỉ là những vấn nạn đặt lên câu hỏi về yếu mệnh: tại sao có mặt? Có mặt để làm gì? Với mục đích nào? Vắng mặt thì con người sẽ về đâu? Nếu con người đã từ hư không bỗng một ngày xuất hiện ngự giữa thực tại trần gian để sống và tham dự vào mọi sinh hoạt, chịu đủ mọi thứ chi phối và lần lượt theo nhau trở về…Như tế bào trong cơ thể hết non đến già để rồi mất hút, thì con người dù muốn hay không, một ngày nào đó cũng sẽ phải lên đường trở về nguyên quán. Được về “nguyên quán” để cùng tham dự vào sinh hoạt thần thánh hay mãi mãi chịu lưu đày khỏi QUÊ HƯƠNG LINH THIÊNG, đó là câu mà con người phải trả lẽ về sự cộng tác của chính cá nhân đã được hiện hữu trong thời-không-gian này. Từ ý thức có quê hương. Hãnh diện nhờ quê hương để con người phát triển tài năng, phát huy nhân phẩm, và nhờ quê hương con người biết chia sẻ cuộc sống bằng cố gắng hy sinh góp phần vào mộng để thành mộng của đời người, đến nhận thức con người chỉ có thể xao xuyến cô đơn khi con người biết nghĩ đến quê hương cách trực tiếp hay gián tiếp, làm cho quê hương hiện hữu cùng sự hiện hữu của chính mình. Bởi con người hiện hữu nhờ quê hương, thì con người cũng chỉ tìm thấy bình an thoãi mái khi con người còn níu giữ được quê hương tìm về bằng mọi ngã để có mặt trên quê hương. Dù đó là quê hương vô hình hay đó là quê hương hữu hạn. Quê-hương vô hình, bởi con người có hai cuộc đời. Một cuộc đời hướng thượng: Nhắc nhở con người đi lên tìm về tuyêt đối. Một đời hướng hạ, nhắc nhở con người tham dự vào các hoạt động tương-đối gắn liền với thực tại trần gian. “Nhân linh ư vạn vật”, “L’homme est un Roseau, mais c’est un Roseau pensant”. (Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy tư). Phải, tuy là cây sậy nhưng con người biết tư duy. Chỉ nơi con người mới có khả năng tư duy. Vì con người không những có thể lý mà còn có khả thể tâm linh. Đó là một thực tính hiện hữu ngay trong sinh hoạt óc não tâm hồn con người để con người đạt khả năng từ vô thức đến hữu thức hầu viên dung được cả hai: vừa trở về quê hương qua ngã thể lý, vừa trở về quê hương theo ngã tâm linh. Cả thể lý và tinh thần giúp con ngườ dung kỷ niệm êm ả ngọt ngào ở quê hương hữu hạn lấy đà phóng lên quê-hương vô hình. Chỉ trên quê hương và trong quê hương con người mới biết diễn tả kha vọng. Ngoài quê hương, con người luôn trong trạng thái hoài vọng nhớ nhung và lung túng. Bởi ngôn ngữ quê hương trong thực tại siêu nhiên hay tự nhiên cởi mở. Khi quê hương đã nên một chứng tá và chứng tích thì con người khó tìm thấy một quê hương như đôi mắt mở lớn ngắm nhìn đứa con mà mình đã cưu mang giáo hóa cho nên người. Bởi thế, khi con người cố tình xa quê hương dù lẫn tránh cách nào, thì đôi mắt lặn lẽ ấy, kỷ niệm ấy vẫn luôn theo dõi bám sát như một hiền phụ mong chờ đúa con hoang trở về để chia sẻ tâm tình cốt nhục. Từ nhận thức quê hương là nơi bày tỏ, diễn tả cuộc đời con người đến nhận thức con người xao xuyến khi đánh mất quê hương sẽ cho ta nhận thức: trạng thái trống vắng, não nề, thiếu thốn như cơ thể thiếu máu, như sông thiếu nước, như biển cạn nguồn không quê hương cũng như bến vắng thuyền. Đánh mất quê hương có nghĩa con người đứng ngoài lề cuộc đời, lạc lỏng bơ vơ. Nỗi buồn dù thể hiện hay chìm khuất vẫn là nỗi sâu xa thấm thía nhất. Còn gì đau đớn hơn khi con người vẫn là nỗi trầm thống bi phẩn của đứa con không ai thừa nhận. Một đứa con không biết cha-mẹ giòng tộc mình là ai là đứa con bất hạnh nhất trên đời. Nhờ có cha mẹ, trái tim con biết rung động yêu thương. Song nếu sinh ra, suốt cuộc đời lang-thang không nguyên quán gia đình, làm sao người con ấy hiểu và thoát được cơn bão sầu buồn phủ kín định mệnh? Làm sao có nụ cười hồn nhiên bên cạnh một đời người được lớn lên nhờ mật sữa yêu thương săn-sóc nơi quê hương, Bởi thế, khi con người mất gốc vong bản là vô tình con người quay mặt với quê hương, khước từ quê hương hữu tình cũng có nghĩa là phủ nhận một quê hương vô hình. Càng như thế, con người càng bất an xao xuyến cô đơn. Từ ý niệm quê hương như một xác định làm nên hạnh phúc con người, chúng ta trở về nguồn cội quê hương Việt-Nam thân yêu nơi đó,mặc dù trăm năm hương khói phôi pha vẫn còn vô vàn dịu êm óng ả của một tiền vận, trung vận, hậu vận tuyệt vời dù đau thương cách mấy. Trên bình diện thi ca, một người cũng như mọi người: nhờ gắn liền với giang sơn nên tâm tình khi phát tiết, cũng cho thấy một sắc hương đậm tình nặng nghĩa non sông, Mở đầu “Thề Non Nước”. Thi sĩ Tản-Đà bằng một bút pháp nhẹ gọn, đã bày tỏ Duyên Nước Tình Quê bằng một đường thơ rất tự nhiên thành khẩn: Nước non nặng một lời thề Rồi trên bình diện nhân bản, phong hóa mỹ tục quê hương đã được con người nhắc nhở tỏ bày qua ca dao: Công cha như núi Thái-Sơn Như thế, dù vô tình hay hữu ý con người Việt-Nam đã mặc nhiên xác nhận giá trị nhân bản nằm trong tình-người. Núi và sông là biểu tượng của truyền thống. Còn non nước là còn phong hóa mỹ tục, Còn phong hóa mỹ tục là còn tình quê tình nước. Bởi người Việt-Nam coi sự nghiệp cũng như tinh hoa tiền nhân để lại như của gia-bảo, cho nên tâm tình người ở trên quê-hương hay xa quê hương vẫn là tâm tình biết ơn, Biết “công cha” “nghĩa mẹ” con người đã chọn núi làm biểu tượng cho tinh thần bất khuất chịu đựng định mệnh phong-trần của cha ông và lấy biển sông làm biểu tượng cho tình cảm hiền hòa bao la của mẹ. Non non nước nước là một song trùng luân chuyển. Muôn đời nước lên non để lại về nguồn. Từ nguồn nước tiếp tục bốc hơi tưới cho non cao rừng biếc, cái đẹp cua quê hương về phương diện địa lý trải dài từ Bắc xuống Nam, băng qua núi đồi, tít tấp tận bình nguyên, có lúc uốn mình men theo duyên hải cực kỳ thơ mộng, cái đẹp đó đã đi vào văn hiến, chạy dài suốt lịch sủ bốn ngàn năm. Những tinh hoa đó đã làm nên cái Duyên DânTộc. Chỉ có thể tìm thấy và trọn vẹn với quê hương khi con người thể hiện cuộc đời mình trên nền- tảng nhân ái hiền hòa ở non sông. Hơn ai hết, tâm hồn thi nhân Việt-Nam như Tản-Đà đã đại diện cho tập thể quần chúng hiểu biết và trình bày ý nghĩa nhân bản. Lời Thề Non Nước là lời thề của nước non hội ngộ. Người Việt-Nam coi nước và non,sông và biển là hình ảnh từ huyền thoại Rồng Tiên. Tiên về non, Rồng xuống biển. Con cháu Rồng Tiên là biểu tượng cho hai loài quý tộc cùng một hoàng nghiệp, Vì Tiên từ thiên thai lạc bước xuống trần ở trên non cao. Rồng tung hoành giữa biển Thái-Bình. Rồng đứng hạng tứ-quý: Long, Ly, Quy, Phượng, Cuộc ngẫu hợp Rồng Tiên đã làm cho quê hương mang đủ màu sắc duyên nước tình non. Mặc dù Âu-Cơ Tiên Nữ lên non trong khi Lạc-Long-Quân xuống biển, nhưng không vì thế Nội Tổ xa nhau vĩnh biệt, mà đã luôn trở về hợp nhất nằm trong ý nghĩa “nước đi ra bể lại mưa về nguồn”- phải chăng Rồng đã thăm lại Tiên bằng cuộc biến hình muôn thuở qua cách thế làm nước bốc hơi, mưa tưới cho non cao trùng điệp, nơi Tiên Nữ đã một lần bát ngát nhớ thương, nơi Rồng đã một lần tưởng tiếc khi vẫy tay giã biệt. Từ huyềnThoại RồngTiên mở dầu lịch sử và dịnh-mệnh quê-hương xuyên qua văn học, phong hóa, mỹ tục, các ngày giỗ tổ người Việt-Nam được thành tựu nét nhân bản độc dáo không chỉ ở tinh-hoa nằm trong học thuyết của Khổng Mạnh Lão Trang, mà còn nhờ khí thiêng sông núi đã phổ vào tâm não nên dẫu xa quê không người nào lại có thể quên được cội nguồn. Dù quê hương có là biển dâu đổi thay hưng phế, nhưng biển nhớ dòng tình vẫn chảy không ngừng qua bao thế hệ. Khi nói: non cao đã biết hay chưa? Là hàm ngụ ý nghĩa Rồng nói với Tiên: “Còn non còn nước hãy còn thề xưa”, và việc Rồng xuống biển hàm ngụ một tỏ bày tình cảm sâu sắc tế nhị hơn: “Ra bể để mưa về nguồn” một khi Rồng nói với Tiên:”Bảo cho non chớ có buồn làm chi!”. Phải chăng Lạc-Long-Quân và Âu-Cơ Tiên Nữ đã ngầm đồng ý một hội-ngộ liên tục sau lần chia ly định-mệnh đó? Vì “nước kia hãy còn đi” nhưng “ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui”. Ngàn dâu xanh tốt là con cháu Rồng-Tiên Việt-Nam hôm qua và hôm nay, khi lời thề giữa núi sông, non nước đả như một giao-ước nghìn năm cho giang sơn Việt-Nam còn mãi. Còn ở thôn quê đến thị-thành. Còn trong phong-hóa tập tục từ gia đình đến xã hội. Còn ở người sống trên miền Thượng đến miền kinh. Còn trong cái duyên trai làng gái quê giữa ngày mùa dưới đêm trăng vàng thổn-thức, còn trong những ca khúc dân tộc. Còn trong các dịp lễ lạc hội hè đình đám từ miệt hậu giang ngược lên kinh thành, vươn mình tới Bắc-Lạng. Mỗi thị trấn, làng mạc đều có nét tình duyên thắm đượm hồn nước. Thắm trong những cái liếc lúc nghiêng che vành nón. Thắm ở đôi má đỏ au ửng hồng e ấp của cô thôn nữ và thắm ở cử điệu nông dân chất phát của chú trai làng mộc mạc đơn sơ qua câu đối đáp trao duyên bắt tình. Chính ngày mùa và các hội lớn ở quê hương ta là nét tình duyên đặc thù một dân tộc tính thuần chất Việt-Nam Đông-Phương, hiền hòa như bức tranh thủy mạc. Từ nhận thức về quê hương trong sinh hoạt con người trên bình diện nhân loại tính đến ý thức về quê hương cá biệt của Việt-Nam Đông-Phương ta có thể kết luận: Có người Việt-Nam nào lại không yêu quê-hương? Có người Việt-Nam nào dám phủ-nhận rằng quê hương không là nơi đẹp nhất? Không những đẹp lúc mây vương khói chiều ấp ủ mái tranh trong đó có mẹ hiền tần-tảo, có cha từ ngoài đồng vác cày dắt trâu trở về, có anh chị em giải nắng dầm-mưa tản-mác ngoài đồng, từ thành đến quê, giữa dồng chua nước mặn đến những “quanh năm ở ven sông”. Nét đẹp trải dài mùa lúa chín, lúc mạ trổ đòng đòng làm nên một thảm nhung vàng xanh rộng đến cuối trời. Cái đẹp trong ngày thanh minh có hội đạp thanh vì tất cả cùng đến chùa hái lộc cầu an hay cái lắng trầm ở cung giáo đường lúc chuông ngân vang mời gọi tìm về hiệp nhất. Những ngày đông giá rét có huyền thoại cổ tích hư một món ăn tinh thần trong mái ấm, nơi đó có nội ngoại vừa nhai trầu vừa kể chuyện cho con cháu. Chính những nét son đó đả tô đậm và nuôi dưỡng cho Duyên Nước Tình Quê thêm nhiều sắc thái dân tộc làm nên thể tính một Việt-Nam Đông-Phương vừa cổ kính vừa tân thời, không những giàu sang cho văn hiến, văn hóa, tập tục mà còn làm giàu cung điệu tiết tấu nhịp nhàng, khởi sắc cho mọi miền. Con người có thể lãng quên quê hương nhưng quê-hương đã không bao giờ quên con người một lần hiện diện. Quê hương VN ta như một bà mẹ tảo tần, như cô gái không son phấn. Quê mẹ VN như một tiếng gọi lúc con trở về tình tự dân tộc để giữ cái duyên nước tinh quê. Mẹ quê hương tuy đói rách, nhưng tình mẹ bao la tuôn tràn như thác chảy. Yêu quê hương và giữ thơm tình mẹ chính là sồng tinh thần hiền hòa mà hai tên gọi biển Thái Binh là biểu tượng cha ông hàm ngụ một lời ký thác gởi gắm đến thế hệ mai sau. Bieu tượng ngàn năm đó đã đi vào lịch sử going Lạc Việt ta. TInh thần đó vừa bất khuất vừa nhẫn nại bao dung tha thứ một cách lặng lẽ. Yêu quê hương, là giữ cho mối giền quốc-gia tổ-quốc không những tích cực giữa nước non mà còn chứng tỏ một cuộc sống không làm nhục cho quê hương, sống can đảm như người mẹ quê chất phác: Quanh năm buôn bán ở ven sông Chính tinh-thần không đua chạy theo thời-đại qua hình tức văn minh kỷ huật ồn ào, chính cái tinh thần không cúi đầu khom lưng trước quyền lực, không đánh ất bản ngã cha ông truyền cho con cháu là lúc con người duy trì nhân bản và các tinh hoa trong truyền thống của một nền văn hiến sung mãn, mà tổ tiên từng nhắc nhở dạy bảo. Kỷ-niệm sẽ qua đi, Dĩ vãng không bao giờ trở lại như thời gian không bao giờ chờ đọi con người. Vì thời gian mất không ai tìm được. Tuổi thơ đã qua không ai có thể níu kéo, thì kỷ niệm hay dĩ vãng tực sự không ăn nhập với giòng sông cuộc đời hôm nay. Các chế độ sẽ qua đi như các thể chế chính trị đã đi vào lịch-sử, những bàn tay làm nghiêng ngửa định mệnh con người, dồn ép con người đu giây với mọi hiểm nguy gian khổ đều lần lượt đi đến chỗ bị triê tiêu mất hút, nhưng đó không phải là quê hương. Quê hương không phải là các thể chế chính trị hay tôn giáo. Lầm lẫn yêu quê hương khi phục vụ đảng phái chính trị, phục vụ tinh thần yêu nước quy về sự sùng bái ngẫu tượng hư ngụy, tôn thờ một cá-nhân quả thật vô tình đã đánh mất quê hương ngay từ căn bản trên lộ trình trở về nguồn cội. Vì quê hương không là những thứ đó. Quê hương không nằm trong chương trình và dự án bời kế hoạch, Đó là những hành vi con người cố gắng thamdự để làm vinh hoặc làm nhục cho quê hương. Tình tự dân tộc phải được nhìn cách đơn sơ. Quê hương phải được khởi đi từ tâm tình một cách tự do để giúp con người thăng hoa thành đạt nhân-phẩm mà giá trị là tinh thần tự động dâng hiến như cha mẹ tổ tiên đã hiến dâng bao hy sinh cho con mình khôn lớn. Trong tinh thần đó quê hương được hiểu như một Bản Ngã Đích Thực. Chỉ khi con người sống đúng và thể hiện dược các nét độc đáo trong duyên nước tình quê làm đẹp quê hương là con người tìm thấy sự hiện hữu. Sự hiện hữu đó chính là sự có mặt trong quê hương thân yêu của mình. Một hiện diện không chỉ về mặt thể lý hay pháp lý mà là một vị trí được nhìn nhận trong sinh hoạt quốc gia ngay trên quê hương mến yêu. Một lúc nào đó trong đời người chúng ta bị cám dỗ theo con đường vọng ngoại ngoảnh mặt với quê hương, rời xa duyên nước tình non mộc mạc đơn thuần để ra đi mơ một hội nhập xa hoa, lủi sâu vào tiến bộ khoa học kỷ thuật để được thoải-mái, chúng ta tường rằng: nơi nào sống thoải mái,ấy là quê hương (Ubi bene est, ibi patria est), nhưng chưa hẳn đã hết xao xuyến tưởng tiếc một quê hương đã mất! Có nghĩa là nỗi niểm vọng-nhớ cội-nguồn vẫn kín-dấu hoài mong một ngày trở lại mà tận dưới đáy lòng, con người thồn thức muốn tìm về cái đã lìa xa. Tứ nhận thức đau buồn ấy, thiết nghĩ ông Ciceron đã lầm lẫn đối với tâm tình người Việt tha hương. Bởi tận đáy long không một người Việt-Nam nào lại không cho rằng quê hương là nơi đẹp nhất. Bởi thế, yêu quê hương không có nghĩa là tìm lại kỷ niệm để sống cái đã qua. Đó chỉ là những êm đềm chốc lát trong long mỗi cá nhân. Hai chữ Tổ-Quốc và Quê-Hương cần được diễn tả bằng tình tự của con người với con người. Yêu quê hương là yêu ngay trong thực tại. Gắn bó với quê hương là phát huy nhân cách, phẩm giá mẹ cha tổ tiên làng nước đã truyền thụ cách mật thiết. Cho dù khước từ quê hương chăng nữa, cho dù hình ảnh rực rỡ hiền hòa quê hương đã phổ lên hồn đời bản tình ca bất tuyệt có bị mai một chăng nữa, nhưng chắc chắn đến một ngày nào đó trong đời người, ta vẫn dừng chân làm khách gọi đò. Mặc dù thuyền đã bên kia sông, tiêng vọng vẫn cỏn ngân vang. Bởi sau những đua tranh, cố gắng thích ứng hội nhập xã hội mới, con người tha-hương rồi ra vẫn cảm thấy mình như một lữ khách cô đon chơ vơ ngoài hải đảo. Và một thoáng chốc nào khi con người ngó xuống hồn mình, con người sẽ cảm nhận sau cuộc phiêu du vẫn không sao tìm được một an nghỉ. Chính giây phút ấy, tiếng mời gọi của quê hương vọng lên, con người sẽ cảm thấy còn một chút gì để nhớ, và một chút gì để thương. |