Hủ tiếu gõ Saigon |
Tác Giả: Văn Lang |
Thứ Sáu, 25 Tháng 9 Năm 2009 13:34 |
Saigon về khuya (kể cả những đêm mưa lạnh), tại các khu phố bình dân, sâu trong các con hẻm vẫn nghe tiếng rao hàng: "Bánh giò... ơ!"Bánh giò... ơ!" và tiếng gõ "lóc cóc,"lóc cóc."à Đó đích thị là tiếng "rao mời" của hủ tiếu gõ. Bánh giò thì 2 ngàn đồng một cái nóng hổi "vừa thổi vừa ăn," còn hủ tiếu "gõ" thì 3 ngàn đồng một tô cũng nóng hôi hổi không thổi ăn cũng được nhưng "phỏng" lưỡi ... ráng chịu. Nếu "khổ chủ" nghèo, chỉ có hai ngàn thì người bán hủ tiếu gõ cũng không ngần ngại bán "tuốt," dĩ nhiên đó là một tô hủ tiếu "không người lái," tức không có thịt. Ăn vậy càng "diet." Tốt chán! Nói về thịt trong hủ tiếu gõ (bao giờ cũng là thịt heo) luôn được "xắt" rất ư là"nghệ thuật." Miếng thịt cũng "to" như những hàng hủ tiếu bình thường khác, nhưng "bề dầy" luôn rất "khiêm tốn" vì luôn mỏng nhự.. tờ giấy. Với dáng vẻ "mỏng manh, kiêu sa" như vậy của vài "lát" thịt "xiển dương" cho tô hủ tiếu gõ, có lẽ chỉ hợp với cách ăn uống của các "yểu điệu thục nữ," tiểu thư con nhà giàu (?)Chứ với dân lao động thì vài lát thịt mỏng tanh như vậy, ăn chưa đủ dính "kẽ răng." Nhưng biết làm sao được? Vì tiền nào của nấy! Muốn ăn ngon, ăn no thì vô khu người Hoa trong Chợ Lớn, ăn tô hủ tiếu Nam Vang 25 ngàn đồng một tô, đủ cả thịt, tôm, gan, mỡ... Nhưng ăn hủ tiếu gõ không ai mê ăn thịt, chủ yếu ăn lót lòng cho đỡ đói hầu tìm giấc ngủ qua đêm. Hủ tiếu gõ được cái luôn nóng, phục vụ tận nơi, cũng đầy đủ giá, hẹ, chanh, ớt, tăm... Nếu cảm thấy tô hủ tiếu 3 ngàn ăn không đủ no, có thể tùy "hỷ" thêm vào... "cơm nguội" rồi "xịt" thêm nước tương, dầm vài ba trái ớt hiểm cay "xé lưỡi" là cũng đủ "ngất ngư con tàu đị"à Có điều lạ là hầu như tất cả những người bán bánh giò dạo là dân Bắc, thì hầu hết những người bán hủ tiếu gõ là dân miền Trung gốc Quảng Ngãi. Dân Nam "bản địa" không bán hủ tiếu gõ mà bán hủ tiếu "thất nghiệp." Hủ tiếu "thất nghiệp" giống hủ tiếu gõ về mặt "nội dung" và giá cả nhưng khác hủ tiếu gõ về "hình thức" bán. Chẳng hạn, trong một xóm nghèo của người miền Nam, một gia đình nào đó đang "thất nghiệp" và nhận thấy đầu hẻm đang còn trống bèn bày ra đó vài cái bàn, cái ghế, đặt thùng "nước lèo" ít "phụ tùng" rồi "nổi lửa" bán hủ tiếu "thất nghiệp" cũng 3 ngàn đồng một tộ Nhưng họ không đi dạo trong hẻm và không... gõ. Hủ tiếu "thất nghiệp" luôn ngồi "cố định" và thường là chỉ bán buổi sáng, hoặc trưa, tuyệt nhiên không bán vào lúc tối, hoặc đêm. Người bán hủ tiếu thất nghiệp và người ăn hủ tiếu thất nghiệp thường là người cùng xóm quen thân lâu đời, do vậy khi bị "kẹt"chưa có việc làm có thể ra ăn rồi "ký sổ" khi nào đi làm có tiền sẽ "thanh toán." Có lẽ chính vì vậy mà người Nam gọi hủ tiếu đầu hẻm là hủ tiếu "thất nghiệp." Ngược lại, hủ tiếu gõ do người Trung bán thì đều là dân "nhập cư" và họ không thân quen với cư dân "bản địa" đủ để cho.. thiếu. Nồi "nước lèo" của hủ tiếu gõ được đặt trên một chiếc xe "lưu động," được thiết kế như một "quầy" bán hủ tiếu bình thường. Giúp cho người "chủ quán" đẩy từ khu nhà trọ ra "góc phố" nào đó mà họ "nhắm" là thuận lợi thì dừng lại và bầy bàn ghế rạ Nếu khách ăn đông thì một hoặc hai "đệ tử" (những đứa nhỏ 13.14 tuổi, được thuê, cũng ở quê ra) sẽ bưng bê, chạy bàn cho khách ăn ngay tại vỉa hè, nếu khách vắng, hoặc trời mưa, các "đệ tử" này phải đi sâu vào các con hẻm, vừa đi vừa gõ "lóc cóc,"lóc cóc"à để mời khách. (Dụng cụ để gõ là một cây sắt nhỏ "đập" đều đều vào một miếng gang hay thép chi đó, có khi là hai khúc gỗ tốt - tùy phương tiện khả thi). Hủ tiếu gõ nói chung là "cơ động" và "chuyên nghiệp" hơn hủ tiếu "thất nghiệp." Vì hủ tiếu gõ bán ngày tới hai "cữ." Cữ 1, từ một giờ trưa tới 5 giờ chiều (địa điểm thường gần khu lao động, xí nghiệp may). Cữ 2 - từ 7 giờ tối tới 1 giờ sáng (địa điểm gần xóm lao động nghèo nhưng cũng phải tiện đường cho xe cộ) vì dân đi chơi hay làm ăn khuya cũng thường hay ghé ăn hủ tiếu gõ. Gần khu vực căn cứ 26, quận Gò Vấp, tôi gặp Long, chàng trai 17 tuổi, dân Bình Định, có "thâm niên" làm thuê cho xe hủ tiếu gõ đã được 5 năm. "Ông chủ" của Long là một người đàn ông quê Quảng Ngãi. Lúc mới "vô nghề" bưng, bê, gõ... lương tháng của Long là 300 ngàn đồng. Bây giờ thì Long đã có thể thay chủ "đứng bán" cho khách, lương của Long được "nâng lên" là 500 ngàn đồng (được bao luôn ăn và chỗ ngủ). Cùng bán với Long là một cô bé "đen đúa" gầy như "que củi," chủ yếu đi "gõ," lương tháng được trả 350 ngàn đồng (bao ăn, ngủ thì về với mẹ, mẹ cô bé bán vé số dạo, thuê nhà gần "ông chủ" hủ tiếu gõ). Tôi hỏi Long, đứng bán suốt như vậy có thấy cực không? Long nói quen rồi, nhưng nói thêm. Lúc nào cũng cảm thấy thiếu ngủ! Một giờ sáng đẩy xe hủ tiếu về, dọn dẹp, rửa xong hết mọi thứ, 2 giờ sáng mới được "ngả lưng" cho tới 10 giờ sáng hôm sau, thức dậy chuẩn bị cho cữ trưa đi bán và lại cho tới 2 giờ sáng mới đi ngủ, ngày ngày cứ vậy... Tôi hỏi Long vừa đứng bán, vừa đi gõ vậy có mỏi chân không? Long lắc đầu -gần thì đi bộ, xa một chút thì đi xe đạp... Long cho tôi biết "ớn" nhất trong nghề này là "phải" ăn hủ tiếu hoài hoài mỗi ngày. Riết rồi nhìn thấy hủ tiếu là phát... bệnh. Tôi hỏi: "Bộ không ăn cơm à? Long cho biết chỉ ăn có bữa cơm trưa, còn từ tối tới khuya khi nào đói thì tự nấu hủ tiếu mà ăn. Tôi hỏi Long bán suốt không có ngày nghỉ như vậy, rồi làm sao có bạn bè, đi chơi? Long cười, đi chơi thì không, nhưng bạn bè thì có. Tôi hỏi Long thường chơi với ai? Long nói, thường chơi với mấy đứa cũng bán hủ tiếu gõ. Gặp nhau trên đường "công vụ," nói vài ba câu chuyện rồi "phân công": Mày đi hẻm này, tao đi hẻm kia... Gần 10 năm trước, trên địa bàn Gò Vấp có xảy ra một vụ trọng án. Nạn nhân là một cô bé bán hủ tiếu gõ. Cô bé khoảng 13 tuổi, đen, gầy, ăn bận dơ dáy, tóm lại không có chút gì gọi là "gợi cảm," trừ lòng thương hại. Vậy mà, trong một đêm đi bán hủ tiếu gõ, được một bàn nhậu gồm mười mấy tay thợ hồ (cũng gốc miền Trung) kêu đem hủ tiếu cho họ. Lúc đó cả bọn uống rượu đế đã say "quắc cần câu," một tên trong bọn nổi "thú tính" bèn đè cô bé kia ra cưỡng hiếp tới chết. Đáng căm giận mà cũng đáng tiếc là cả bọn thợ hồ kia không tham gia nhưng cũng không tìm cách can ngăn đồng bọn. Cuối cùng ra tòa, tên thợ hồ kia bị kêu mức án cao nhất, trong khi vợ hắn đang mang bầu đứa con đầu lòng. Những cảnh đời vừa đáng thương vừa đáng giận, cũng không biết nói sao khi người xưa đã có câu: "Thượng bất chính, hạ tất loạn!" Đổi mới, đổi cũ chưa thấy đâu chỉ thấy đám quan tham ăn chơi... mát trời ông địa. Như mấy "trự" ở PMU 18, cá độ đá banh sương sương vài vụ "banh" vài triệu... đôla. Thua bạc thì đè ngay mấy em, cháu sinh viên "làm thịt" tại chỗ. Trụ Vương có đội mồ sống dậy cũng phải gọi "các bác" ở Bộ giao thông vận tải bằng... cụ. Nhiều lúc chỉ muốn "quăng bút" theo gương Cao Bá Quát ngày xưa đi... "làm giặc!"
|