Thằng Mát |
Tác Giả: Ngô Minh Hằng | |||
Chúa Nhật, 25 Tháng 7 Năm 2010 11:24 | |||
Thành Mát vừa dứt lời, một cú đấm như trời giáng bay vào mặt. Nó choáng váng. Một dòng máu đỏ từ mũi chảy rạ Mát một tay ôm rổ quạt, một tay ôm mặt ngồi xuống lề đường Thằng Mát ôm rổ quạt giấy màu mè vẽ đủ loại chim cò hoa lá rảo chân đi theo một đôi vợ chồng khoảng gần năm mươi tuổi đang dắt tay nhau nhàn hạ trên đường mà theo nó, qua cách ăn mặc, nó biết ngay là cặp vợ chồng Việt kiều về du lịch. Người đàn ông đội một cái nón vải trắng, trên có chữ USA thêu bằng chỉ màu lam, quần soọc trắng, áo thun màu vàng nhạt, sau lưng đeo một cái túi thể thao nhỏ. Người đàn bà mặc chiếc áo thun đỏ hở rộng cổ ngắn tay, quần jeans xanh, đeo một cái túi da quanh bụng, đầu đội một cái nón vải màu trắng vẽ hình chú chuột Mickey và trên tay cầm chai nước suối Mát chạy theo, giơ cái rổ đựng đầy quạt trước mặt khách vừa cười cầu tài, vừa đon đả: Người chồng nhìn Mát không nói nhưng không tỏ vẻ gì khó chịu. Người vợ thì có vẻ ái ngại quay nhìn chồng. Chưa ai kịp phản ứng gì thì lập tức, gần cả chục đứa trẻ trên dưới tuổi Mát, bán đủ thứ hàng, ở đâu không biết, túa ra, chạy lại vây tròn lấy ba người. Chúng chen lấn, xô đẩy, tranh nhau chào hàng của mình một cách ồn ào, hỗn loạn làm ai không hiểu chuyện thì tưởng là một đám cãi nhau nhỏ. Mát sợ vuột mất khách hàng, nó nhìn người đàn bà với ánh mắt van lơn: Để mau thoát khỏi vòng vây của lũ trẻ, người đàn bà duí vội vài tờ giấy bạc vào tay thằng bé và lấy một cái quạt trong lúc người đàn ông một tay dắt vợ, một tay gạt mấy đứa trẻ ra, và hai người bỏ đi như chạy. Một vài đứa chạy theo nài nỉ nhưng phần lớn đứng lại chửi vói theo. Thằng Ba Thọt, 11 tuổi nhưng chỉ bằng đứa trẻ lên bảỵ Nghe má Tám nói với người ta rằng hồi nhỏ nó bị té gẫy chân nên chân teo lại, đi cà thọt. Nhưng hàng xóm thì lại xầm xì với nhau rằng má Tám mua nó từ lúc nó gần ba tuổi. Ba thằng Ba Thọt bẻ què nó ngay từ lúc mẹ nó đem nó từ nhà bảo sanh về để mẹ nó ẵm đi ăn xin. Nhưng được gần ba năm thì mẹ nó bịnh chết. Ba nó bán nó cho má Tám. Về với má Tám nó được má Tám cho một bà già "mướn" nó để cõng nó đi ăn xin, gặp ai bà cũng kể rằng con gái bà thật là tệ, đẻ con ra thấy nó tàn tật không nuôi, bỏ lại cho mẹ rồi đi mất biệt. Nay hai bà cháu phải đi ăn xin mà sống. Nghe chuyện, ai cũng động lòng. Khi thằng Ba Thọt được sáu bảy tuổi, má Tám không cho "bà ngoại" nó mướn nữa. Câu chuyện thương tâm con gái bỏ đứa con tàn tật lại cho mẹ già nuôi đã đến đoạn kết để cuộc đời thằng Ba Thọt lại chuyển sang một giai đoạn thương tâm khác. Bây giờ thì thằng Ba Thọt có đứa em gái là con Thơm Ghẻ, bốn tuổị Mẹ chúng nó chết. Ba chúng nó bị mù không làm ăn gì được. Nó phải dắt em gái đi xin để nuôi nhau và nuôi bố. Đứa mới nhất vàcuối cùng là nó, thằng Mát, 10 tuổi. Nó không biết ai đặt tên cho nó là thằng Mát nhưng nó biết rõ nó không phải là con ruột má Tám vì nó nhớ rằng xa xưa lắm, nó cũng có mẹ, có ba. Một hôm, ba mẹ nó đi làm rồi không bao giờ về nữa. Người bạn gái mướn nhà chung với mẹ nó nuôi nó. Được ít lâu, cô ấy lấy chồng. Chồng người bạn mẹ nó là một người đàn ông bê tha, nghiện ngập. Một hôm người bạn mẹ nó vắng nhà, người đàn ông này đem nó đi giao cho một người đàn bà lam lũ, dơ dáy. Từ đó, nó không hề gặp lại người bạn của mẹ nó nữa và nó sống với người đàn bà. Bà ấy gọi nó là con và bảo nó gọi bà là má. Hằng ngày " hai má con" đi ăn xin, đêm về ngủ ở chân cầu, được che chắn bởi những miếng ván ép, những miếng gỗ vụn má nó nhặt được. Nhưng "má " nó thương nó thật. Những đêm mưa gió lạnh lùng, bà nhường cả cho nó tấm chăn đơn và ôm nó vào lòng ru cho nó ngủ. Xin được gì ngon, bà dành cho nó. Thỉnh thoảng có tiền, bà mua cho nó cái bánh, cây kem hay cục kẹo và bà ngắm nhìn nó ăn với nụ cười hạnh phúc. Quần áo của nó, bà cũng chịu khó giặt giũ và luôn thay đổi để nó được sạch sẽ và tươm tất. Thường thì má nó thức dậy trước nó, nướng cho nó một củ khoai hay đơm cho nó một chén cơm nguội rồi đánh thức nó dậy ăn trước khi một ngày mới bắt đầu. Nhưng buổi sáng hôm ấy, nó còn nhớ rõ là khi nó thức dậy thì "má" nó vẫn còn say ngủ. Một tay nó dụi mắt, một tay kéo tay gọi Má, Má. Nhưng tay má nó lạnh ngắt và má nó nằm yên. Thấy lạ, sợ qúa, nó khóc to lên. "Hàng xóm", những người ở chung một chân cầu với má con nó, thấy nó gọi má và khóc thì mở tấm ván nhìn vào. Người ta chộn rộn bàn tán rồi thắp vài nén nhang cắm vào kẹt ván phía đầu má nó nằm. Sau đó, người ta đưa má nó đi đâu nó không nhớ được. Chỉ vài tiếng đồng hồsau khi đưa má nó đi, "hàng xóm" của nó lại bình lặng như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Chỉ có nó là ngồi một mình buồn thiu, nhớ má. Trưa hôm đó nó đói, nó tìm thấy chén cơm má nó còn để dành cho nó từ chiều hôm qua trong chiếc nồi nhôm. Gia tài của má nó để lại cho nó là "căn nhà" dưới gầm cầu , hai cái soong cũ, ba cái chén ăn cơm, một cái đĩa vài cái muỗng. Vắng má, nó đói. Sáng hôm sau, nó, một mình tìm đến những con đường mà xưa kia hai mẹ con nó đã đi. Nó làm những việc má nó xưa kia làm. Thế là nó trở thành đứa trẻ mồ côi đi ăn xin thực thụ. Thằng Mát đi xin, ai cho gì, ăn nấy. Khi xin được tiền, nó để ra vài ngàn, đến tiệm tạp hóa của ông Tư mua lẻ vài nén nhang xong đến đến quán cơm bình dân của bà Hai, mua một chén cơm và xin chút nước cá chan vàọ Ăn xong, nó về nhà, bắt chước lúc người ta đốt nhang, nó đốt nhang cho má nó. Những lúc ấy, mặt nó thật buồn, nó nhìn đốm nhang cháy đỏ im lặng đến khi nhang tàn nó mới chui vào tấm mền tìm giấc ngủ. Nhiều hôm không may mắn, nó không mua nhang, nhưng mang bụng đói đến quán bà Hai, đưa cho bà vài trăm bạc, xin phụ rửa chén, Nó ở một mình như thế không lâu thì một buổi sáng khi nó đang lang thang kiếm ăn, má Tám đến làm quen nó, rủ nó về má Tám nuôi và hứa rằng sẽ kiếm việc cho nó làm và nó không còn phải đi ăn xin nữa. Có một điều Thằng Mát không bao giờ biết được rằng mẹ nó là một cô gái quê xinh đẹp, bố chết sớm, được mẹ cho ăn học, đậu xong bằng tiểu học thì đất nước "được cách mạng giải phóng" và ruộng vườn, lúa gạo của bà ngoại nó cũng được cách mạng quản lý luôn. Tài sản mất vào tay cách mạng, bà ngoại nó uất ức bị bịnh chết và mẹ nó bỏ quê lên Sai Gòn tìm sống. May mắn, được một người quen tìm được việc giữ kho cho một hãng xuất cảng may mặc quốc doanh. Rồi mẹ nó yêu một người tài xế của hãng. Hai người lấy nhau và sanh nó trong cảnh nghèo nhưng hạnh phúc. Khi sanh xong, gái một con, mẹ nó đẹp hơn. Sắc đẹp và vẻ duyên dáng của mẹ nó đã làm ông giám đốc công đoàn xuất cảng đêm ngày mơ tưởng. Một buổi chiều, ông giám đốc đến kho hàng chỉ định cho mẹ nó phải lấy các hồ sơ ra kiểm soát lại hàng hoá và chờ lúc công nhân đã ra về hết, ông ta giở trò chiếm đoạt . Bị mẹ nó kháng cự, cào cấu sứt mặt và cắn sứt tai chảy máu, ông giám đốc sợ chuyện đổ bể, bèn bóp cổ mẹ nó cho đến chết. Bố nó, sau một chuyến đi giao hàng về, thấy kho hàng cửa còn khép hờ thì đi vào tìm vợ. Sau khi lách mình qua cánh cửa kho, đến phòng giữ hóa đơn, nơi mẹ nó làm việc thì cũng là lúc bố nó chứng kiến cảnh thân thể mẹ nó lõa lồ, tóc tai rũ rượi nằm bất động trên bàn giấy và ông giám đốc đang hốt hoảng lau chùi vết máu trên mặt. Hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra, bố nó vớ cái thanh sắt chặn cửa kho, đưa lên tính giáng vào đầu tên giám đốc. Nhưng ngay lúc đó, bố nó bị một người đàn em của hắn tiến đến từ phía sau, giằng lấy và đập mạnh thanh sắt ấy lên đầu. Xong xuôi, ông gíam đốc và tên đàn em bỏ xác bố mẹ nó vào hai cái bao đựng vải, lấy dây buộc hàng buộc kỹ lại, khiêng ra, chất lên ngay chiếc xe bố nó vừa lái về. Sau đó, chiếc xe chở hàng có hai xác chết được ai lái đi đâu và làm gì thì không ai biết nữa. Vừa thò đầu vào nhà, nó đã nghe má Tám nghiến răng kèn kẹt: Cảm thấy một bàn tay mát lạnh đặt lên trán, thằng Mát mở mắt. Trước mắt nó tất cả hình ảnh như đang nhảy múa, nhạt nhòạ Tiếng con Bé Tư xót xa: Thằng Mát không thấy đói, nhưng nó thấy đầu nhức, đau và khát nước. Con Bé Tư đem ly nước lạnh đến đưa vào tay nó. Nó nghiêng người uống hết ly nước rồi mệt nhọc: Lần đầu tiên được ngồi xích lô, nếu không bị đau thì chắc là Thằng Mát thích lắm. Nhưng cơn sốt đang hoành hành, Thằng Mát nhắm mắt, ngồi co ro trong lòng chiếc xích lô, không màng đến cảnh tập nập rộn ràng náo nhiệt của Saigon những đêm gần Tết. Xuống xe ở đầu đường, móc tiền trả xích lô , thấy còn dư, nó đếm thì thấy còn đủ tiền ăn cho ngày mai và tiền mua vài cây nhang lẻ. Thằng Mát bước vào nhà. "Căn nhà" của thằng Mát đã đổi chủ. "Chủ" mới là ông Chín, người quen cũ của mẹ con nó. Vừa thấy nó, ông Chín la lên: Thằng Mát lắc đầu mệt mỏi rồi thả người ngay xuống miếng ván kê làm giường. Nó chợt thấy mùi nhang thơm. Nhìn quanh, trên một cái bàn chắc là ông Chín mới lượm ở đâu về, một nén nhang đang nghi ngút trong cái lon sữa bò. Nó nhìn ông Chín. Hiểu ý, ông nói như tâm sự: Thằng Mát ăn nửa múi cam rồi thiếp đi. Trong cơn sốt cao độ, nó thấy lại cảnh lúc nhét nắm tiền vào túi nó, con bé Tư rưng rưng nước mắt: Hai hôm sau, sáng ba mươi Tết, trong khi loa phóng thanh ở phường , đám văn công, hát những bài ca tụng đảng ta quang vinh, nhà nước ta anh hùng, đánh thắng ba cường quốc và đất nước đang đà tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, xen kẽ là tiết mục quảng cáo những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hữu tình, những trung tâm du lịch tuyệt vời và sang trọng trên khắp miền đất nước thì thằng Mát không dạy nữa. Trong “căn nhà” cạnh chân cầu, nó đã đi theo "má" nó và không có cơ hội cho "ba" nó dạy nó nghệ thuật đánh giầy.
|