Về bài thơ “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển” |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |
Thứ Ba, 17 Tháng 5 Năm 2011 08:30 | |
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển ... đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Về bài thơ “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển” (trích từ trang nhà thi sĩ Du Tử Lê) Nếu tôi nhớ không lầm thì, cuối năm 1977, khi tôi còn ở một căn apartment đường Harbor, thành phố Costa Mesa, ở miền nam Cali, làm tờ báo tên Quê Hương với một vài bạn trẻ thất lạc gia đình… Vào một buổi tối, anh Nguyễn Anh Tuấn, một người trong nhóm; khi đó làm công cho một tiệm bánh Donut ở vùng Los Angeles; dẫn một người tên thanh niên đen đúa tên là Trần Cao Sáng đến gặp chúng tôi. Anh Sáng kể cho chúng tôi nghe cuộc vượt biển của anh từ Việt Nam. Khi đó chúng ta chưa có danh từ “thuyền nhân/boat people.” Anh TCS là người vượt biển đầu tiên, cách đây 31 năm mà chúng tôi được gặp. Hành trình, sự liều lĩnh, những thảm kịch trên biển, được nghe từ anh Sáng khiến tôi bàng hoàng, choáng váng. Câu chuyện của anh Sáng ám ảnh tôi nhiều tháng. Cuối cùng, để giải tỏa và, cũng do sự gợi hứng từ câu chuyện của Trần Cao Sáng, tôi viết bài “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển.” Bài thơ đi ra trong mặc cảm đã bỏ lại vợ, con, mẹ già ở quê nhà. Thời điểm này, số người Việt tỵ nạn bị phân tán mỏng khắp nơi. Chưa ai ra khỏi cơn địa chấn đau thương của biến cố 30 tháng 4. Ở thời điểm đó chúng tôi ra đường, đi làm, rất khó tìm được một người đồng hương! Không một ai trong những năm đầu tỵ nạn kia, dám mơ tưởng rằng, tương lai, có ngày người Việt tụ tập lại và, hình thành những sinh hoạt hội đoàn, cộng đồng như đã, vào cuối thập niên 1980 - - Khoan nói tới việc có thể về thăm quê hương, đầu thập niên 1990, khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam. Tôi muốn nói, những câu thơ như: “khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển/và trên đường hãy nhớ hát quốc ca…” ra đời trong tâm cảm hoàn toàn tuyệt vọng đó. khi tôi chết hãy đem tôi ra biển khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Cựu trung tá Nguyễn Văn Phán có làm một bài thơ họa lại:
|