Chết Tại Ban Mê Thuộc |
Tác Giả: Đào Như |
Thứ Tư, 28 Tháng 4 Năm 2010 15:56 |
Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại vùng Chicago, Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. - Ông ấy và tôi đến Mỹ lâu rồi, thưa bác sĩ, từ năm 1984. Và cuộc đối thọai sau đó hơn 2 tiếng đồng hồ, giữa hai ông bà và Trọng. Sau lần gặp gỡ này, Trọng được biết tên ông là Trần Thống, lúc đó ông 70 tuổi. Hai vợ chồng đều ăn tiền bịnh, và có thẻ khám bịnh số 93, dành cho người bị bịnh, bất lực lao động. Ông là lính của Sư Đoàn 2, ông lập đi, lập lại nhiều lần "tôi là lính của Sư Đòan 2, tôi ăn chịu với Sư Đòan 2, tôi trung thành với cây súng và màu đất đỏ"! Trọng ngạc nhiên, hầu như không hiểu được cách lý luận của ông ta. Theo ông thuật lại, giũa tháng 3 năm 75, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân Đòan 2, sau khi nhận được lệnh hãy rút lực lượng theo kế hoạch ít thiệt hại nhất cho Quân Đòan, bảo vệ sinh mạng của chiến sĩ và gia đình họ. Tướng Phú sử dụng Liên Tỉnh Lô 7, nối liền Kontum, Pleiku, Phú bổn, Phú yên để rút lực lượng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa từ cao nguyên về các tỉnh duyên hải Miền Trung. Cũng như các chiến sĩ khác, ông cũng đùm túm vợ và 5 năm con theo Sư Đoàn rút về vùng duyên-hải. Trong cuộc triệt thoái này, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa gánh chịu những sự thiệt hại vô cùng to lớn, cũng như gia đình ông gánh chịu những mất mát đau thương: ông thất lạc đứa con trai 15 tuổi mà ông nghĩ "nó bị vùi dập nơi mô rồi"! Ông miêu tả cái chết của vợ ông: "Bà chết chổng mông ngay dưới chân tôi, nơi cái vực sâu 2 thước! Biết làm sao bây giờ, tôi đành chôn bà ngay tại chỗ đó. Tội nghiệp bà, thế chồng con một mình bà chết thê thảm quá! Tôi dựng một tấm bảng bằng tôn đề tên họ, để sau này mình có dịp may ra trở lại bốc mộ! Mà lâu bấy chừ có dịp mô đâu". Ông mô tả "Cộng quân vô cùng tàn bạo. Lúc ấy Liên Tỉnh Lộ 7, một hỏa ngục kéo dài từ Cao nguyên đến các tỉnh duyên hải .."! Về tới Tuy Hòa, sau hơn 20 năm lính, vốn liếng ông còn lại: 4 đứa con, cái quần xà lỏn, cái áo thun, và một tương lai đói thấy rõ! Cũng như các chiến sĩ khác, lúc đó ông cũng đi đến kết luận: "cuộc đời binh nghiệp của tôi chấm dứt từ đây"! Nghe oai và buồn! Thật bi hùng! Còn Bà! Quá khứ của Bà đúng là mẫu mực: "Người Đẹp Thời Loạn- Hồng nhan đa truân"! Mà Bà đa truân thật. Bà trải qua nhiều cuộc tình, cũng như bà có nhiều đời chồng. Bà thường hay tiếc rẻ: Bà sanh tại Hội an, lấy chồng về Huế. Ở Huế, ngòai Hòang tộc, Tôn thất, còn có nhiều vọng tộc khác như: Nguyển Khoa, Nguyễn Hữu, Trần Thanh...Hình như người chồng Thừa Thiên của bà là một thư sinh xuất thân từ vọng tộc Huế! Bà có hai con. Bà đẹp và sang. Chồng bà là sĩ quan Trung úy! Cấp bậc Trung úy của ông chồng Bà, theo Bà kể là Trung úy bất đắc dĩ, chứ ông ấy tốt nghiệp Đại học Sư phạm hệ 3 năm. Biến cố Mậu Thân, 1968, tai ương cho Huế và cũng là tai ương giáng xuống gia đình Bà! Chồng Bà bị Cộng sản giết chết và vùi thây trong mồ chôn tập thể! Nhà Bà bị máy bay Mỹ bắn rockets cháy, sụp đổ nát tan, trong cái quyết tâm của họ dành lại thành phố Huế trong tay Cộng sản! May mà hai đứa con Bà và Bà còn sống sót. Cơ cực quá rồi! Thôi thì đành phải "thoái thì về mẹ vậy "! Bà thu xếp, đầu 69, Bà dẫn 2 con về Hội an ở với cha mẹ. Lúc đó cha mẹ Bà cũng đã già, ảnh hưởng chiến tranh gia tài gần như khánh kiệt. Sở dĩ ông cụ bà cụ còn đựơc giây phút nhàn nhã, là nhờ mấy thằng con trai có hiếu, đi lính đi tráng cũng dành dụm gửi tiền về bù đấp cho ông bà! Những năm 67, 68, 69, chánh phủ Mỹ đổ quân ào ạt vào Việt Nam. Số lượng quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam lên đến con số kỷ lục hơn nửa triệu người! Cách Hội an về phía Nam, không đầy 90 cây số, căn cứ Chu lai của Mỹ được nới rộng. Làm ăn với lính Mỹ có màu thăng hoa nhanh, giàu có và đỡ mệt nhọc! Tôi là chị cả cũng là con gái một...Cuộc sống đưa đẩy tôi đến ngày tôi gặp Bob, 1970, tại một Night Box trong căn cứ Chu lai. Ông ta không phải quân đội, ông ta mặc đồ dân sự. Ông có xe, có tài xế riêng và hình như cũng có bác sĩ riêng nữa! Thật sự tôi không biết ông ta làm gì? Ông ta lúc nào cũng có gương mặt đâm chiêu, suy nghĩ. Có lẽ ông nghĩ về gia đình ông ta tại Mỹ, vợ ông, con ông và cha mẹ ông. Cũng như ông, tôi nghĩ về các con tôi, về Vinh, người chồng xấu số của tôi bị giết chết trong tết Mậu Thân, về cha mẹ tôi... Vì những điểm giống nhau đó, lúc đầu tôi chỉ cần tiền, nhưng sau hiểu nhau, chúng tôi đầu ấp tay gối với nhau thật sự. Ông ta cho tôi tiền nhiều lắm! Có tháng ông cho hơn cả 5, 6 trăm dollars. Ông thường nói đùa, ông cho tôi tiền còn nhiều hơn ông Tướng Kỳ cho bà Mai mỗi tháng! Thế là cuộc sống cứ vô tình đưa đẩy đến lúc mình trở thành...nói đến đây, mắt Bà hấp háy vài cái... " Mít Saigòn "(Vỡ kịch Ms.Saigon) lúc nào mình cũng không hay! Cuộc tình lớn của bà và Bob được kết thúc bằng hòa ước Paris, ký kết giữa Lê Đức Thọ và Kissinger vào 23 tháng Giêng, 1973! Sau khi rút về nước khoảng tháng 3/73, Bob để lại cho Bà đứa con trai 9 tháng! Vào tháng 5/1973 bà tự biết thời làm ăn với Mỹ đã hết! Một lần nữa bà quyết định Về Với Mẹ . Bà đem tất cả tiền bạc và tài sản dành dụm được và bế đứa con lai về Hội an. Bà gặp sự phản đối dữ dội của hai đứa con bà. Ông cụ bà cụ vẫn giữ thái độ yên lặng. Phần thì thương và hiểu các cháu ngoại, phần thì cũng xót cho con gái của mình! Mà đâu có phải tại cháu hay tại con, như cụ bà thường than vãn: Thời gian là ông thầy thuốc tài ba nhất! Dần dần thời gian xoa dịu các vết thương tâm: Cứt trâu để lâu hóa bùn ; chẳng những thế mà cây có ở chung quanh bãi cứt trâu hóa bùn đâm ra tươi tốt hơn! Bà đem tiền về Hội an, bà xây dựng cơ sở làm ăn. Bà lập một quán cà phê. Mặc dấu ở tuổi 41, 42 bà vẫn còn nhan sắc, nhất là một người đàn bà từng trải như Bà, quán cà phe của bà ăn nên làm ra ! Gần miền , có anh chàng chưa có vợ, trẻ hơn bà đôi ba tuổi gì đó, trước 73 làm nghề thông dich cho Mỹ. Mỹ về nước, thất nghiệp, xin đến giúp Bà một tay! Năm 1976 vào khỏang tháng 7, bầt ngờ tôi nhận được thư của anh Hoành, anh ruột của anh Vinh. Anh chị Hoành cho tôi biết anh chị đã trở về Huế, và anh chị đang tu bổ lại căn nhà của cha mẹ chồng tôi ở đường Lý Thường Kiệt. Anh chị không có con. Anh chị có ý gặp tôi và hai cháu Hoa và Thăng, con của tôi và anh Vinh. Theo tôi biết, anh Hòanh là cán bộ lớn từ Hà Nội về. Anh ấy là anh ruột của anh Vinh, tập kết ra Bắc 1954. Anh ấy có du học Liên Sô năm hay sáu năm gì đó. Anh đậu Tiến sĩ tại Liên Sô. Nhân cơ hội này tôi nghĩ đem hai cháu gửi cho Anh Chị nuôi, cho tụi nó dễ bề học hành và tiến thân sau này! Các con tôi ở với anh chị như ẩn thân dưới cây dù che cho cái cán! Cả 3 mẹ con tôi đùm túm nhau về thăm Huế! Gặp anh Chị, anh chị mừng! Anh Hoành ôm hai cháu Hoa và Thăng vào lòng! Anh không dám khóc mà mắt cứ rưng rưng. Anh không hề nhắc đến anh Vinh, cái chết của anh Vinh, cũng như cái chết hao mòn của cha mẹ. Thưa bác sĩ, nghe đến đây tôi bùi ngùi nhớ lại anh Vinh. Cuộc chiến tranh của đất nước ta quá lâu, xé toang gia đình ra từng mảnh. Bên này cũng như bên kia, ai cũng không dám nhìn thẳng vào quá khứ đau thương, chẳng khác nào soi mặt mình trong vũng máu của chính mình, của gia đình, của anh em, của đồng bào đất nước! Anh Hoành dẫn hai cháu Vinh và Thăng đi thăm từng phòng trong nhà và anh ấy nói với hai cháu: Mười giờ sáng hôm sau Chị Viết Hương và hai con tôi đưa tôi ra bến xe đò về Hội an. Không biết nói gì trong lúc chia tay với hai con, tôi nhét vội trong túi áo thằng Hoa 5 cây vàng và bảo nó gìn giữ lấy để mà hộ thân cho nó cũng như cho em nó, coi như gia tài chia cho hai đứa nó. Tôi bảo: Sau đó ông bà thường lui tới găp Trọng, để tư vấn tâm thần, nhất là ông Thống, để sinh hoạt với nhóm điều trị: "Câu Lạc Bộ 309.81". Cô thư ký phòng ngoài, điện thọai vào cho hay có thân chủ muốn gặp. Trọng vừa đứng dậy để ra đón, thì bà Sương, vợ ông Thống đã đứng trước mặt. Bà Nói: Mùa hè ở đây nóng và khô cằn, thật nghiệt ngã! Vùng KTMĐN2 nằm phía Tây Đà nẳng, phía Tây Bắc Hội an. Vùng KTMĐN2 nằm sát chân núi Trường Sơn, gần đường mòn Hồ Chí Minh. Dân chúng được đưa về đây, để phá rừng trồng lúa và khoai mì. Nhà ở làm sẵn. Nhà tranh vách đất. Không có điện. Nước chỉ có con suối nhỏ. Chúng tôi san sẻ nước của con suối nhỏ này với trại tù lao cải của các sĩ quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, họ ở về phía tây chừng 2 cây số cách chúng tôi, sâu hút trong rừng Trường sơn! Sau này chúng tôi biết đó là trại Khe Hoa, còn gọi là B16. Đến ĐN2, vô tình Cộng sản sắp tôi ở cái chòi chung vách với ông Thống! Hộ khẩu của ông có 3 người làm ăn cực lực, sống kham khổ, khoai sắn không có đủ mà ăn, nước bùn không có đủ để mà uống! Ông Thống là người ít nói. Ông giúp đỡ mẹ con tôi nhiều hơn là nói! Ông cho hay, 5 cha con đến ĐN2 hồi năm 80. Sau 6 tháng đầu hết phụ cấp lương thực, đói quá, 2 thằng con trai lớn của ông bỏ trốn về Buôn Mê Thuộc! Đứa đạp xích lô, đứa sửa xe đạp đầu đường gốc phố mà sống! Làm ăn gần gũi nhau, thấy ông Thống là người chân chất tôi mới để bụng thương ông! Chúng tôi làm tờ sống chung cuối năm 82. Giữa năm 83 có tin cho hay là gia đình có con lai được đi Mỹ. Đó là bước đầu để khai thông quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Mỹ! Tội nghiệp ông Thống! Ông vô cùng mừng rỡ! Chúng tôi kết hợp con cái đi Mỹ. Thế là hai vợ chồng và 4 đứa con chúng tôi đến North Carolina giữa năm 1984. Như vậy, tính đến nay chúng tôi sống chung với nhau gần 18 năm! Ngồi nghe bà điểm lại quá khứ của bà sống với ông Thống, và nhớ lại cuộc đời của bà, những lúc bà sống với Vinh, với Bob, với người chồng cuối cùng của bà, Trọng thấy những điều u-uẩn bà mang nặng bấy lâu nay, khiến bà chuốc lấy triệu chứng trầm cảm nặng, khiến tâm linh bà mang nhiều sắc thái, lúc siêu thoát, lúc trần gian! Nhưng ở dưới đáy tận cùng của tâm linh bà, đó là tấm lòng chân chất và trung hậu. Tình yêu của bà với mỗi người đàn ông bà đã sống chung, bắt đầu mỗi người một khác, nhưng cuối cùng bà đã yêu thương tất cả những người chung chăn gối với bà với tất cả tấm lòng chân thật và trung hậu. Bà nhìn đồng hồ. Bà đứng dậy xin kiếu Bác sĩ Trọng ra về. Bà cám ơn thì giờ quí báu mà Trọng đã dành cho Bà. Trọng đáp lại lời cám ơn của bà, và tỏ lời: Trọng đến thăm ông Thống vào lúc 3 giờ chiều. Ông nằm phẳng phiu trên giường bệnh. Con người của ông vốn đã gầy trơ xương, Trọng cứ nghĩ ông giờ này kiệt sức. Chợt thấy Trọng đến, ông liền đứng dậy bắt tay Trọng và ngỏ lời cám ơn Trọng đã bỏ thì giờ quí báu đến thăm ông. Trọng thật sự xúc động trước những lời lẽ chân thành của ông. Nhìn cái bụng cổ chướng và màu da đất sét của ông, Trọng biết ngay là ông không còn nhiều thì giờ nữa. Ngày tháng và thời khắc của ông đã bắt đầu điểm. Trọng đáp lễ với ông bằng cách nắm bàn tay của ông trong lòng hai bàn tay của Trọng! Ông vốn dĩ là người ít nói, hôm nay ông lại nói rất chậm, đắn đo suy nghĩ. Những điều ông sắp nói cho Trọng sau đây là những điều ông suy nghĩ trong nhiều năm tháng. Lần đầu tiên Trọng nghe ông gọi vợ bằng "bà nhà tôi", thường thì ông chỉ gọi mụ ấy mặc dù lúc nào ông cũng hết sức kính trọng yêu thương bà. Ông Thống nói: Tôi nài nỉ ông ấy nhiều lần cho tôi biết tôi còn sống được bao lâu nữa? Cuối cùng ông cũng ước đoán không quá 18 tháng. Ông cũng khuyên tôi nên thu dọn càng sớm càng tốt. Tôi cũng làm việc với tất cả các con của chúng tôi và bà nhà tôi . Tất cả đều đồng ý với quyết định của tôi là tôi sẽ về chết chôn tại Buôn-mê-thuộc! Ở quê nhà tôi còn hai thằng con trai lớn. Tất cả đều thành gia thất. Thằng cả đang ở tại nhà của tôi tại Buôn-mê-thuộc, nhà của tôi trước 75. Buôn-mê-thuộc là quê hương của tôi, tôi sanh ra tại đó, lớn lên tại đó! Cuộc đời của tôi chôn chặt dưới màu đất đỏ ấy. Cộng sản có thể chiếm đoạt quê hương tôi! Cộng sản có thể tước đoạt quyền bảo vệ tổ quốc của tôi! Nhưng Cộng sản không thể nào thủ tiêu được lòng yêu nước của tôi! Tôi hy vọng bác sĩ đồng ý với vợ con tôi, cho tôi trở về non sông đất nước- trả tôi lại cho tổ quốc! - Thưa bác sĩ tôi còn một ý nguyện nữa: tôi phải về để bốc mộ vợ tôi. Bà nằm ở đó đã 25 năm rồi! Mưa gió tội nghiệp bà! Tôi sẽ đem bà về nằm gần nhà, ở Buôn-mê-thuộc. Sau này con tôi sẽ đặt tôi nằm bên cạnh bà. Ông Thống quay lại bảo vợ lấy cái phong bì đè dưới gối, trong đó có tờ di chúc ông viết cho vợ con ông. Bà Sương trong suốt hơn một tiếng đồng hồ ngồi yên nghe chồng bà nói chuyện với Trọng, bà liền đứng dậy đến lấy phong bì đưa cho Trọng. Vì xúc động mắt của Trọng nhoè cả chữ. Trọng đọc thóang qua và chỉ nhớ vài giòng cưối cùng ông viết cho các con riêng của ông: Từ giả ông Thống, ra khỏi bịnh viện lúc 5 giờ chiều, trời Chicago còn lạnh, dừng lại, ngước cổ kéo áo chòang cao hơn, Trọng chợt thấy hàng chữ điện tử trên nóc ngân hàng chỉ đúng hôm nay ngày 30 tháng Tư! Tim anh se lại! Anh cuối xuống, mở cửa bước vào trong xe. Ngồi vào ôm tay lái. Bóng tối vừa phủ xuống thành phố Chicago. Trọng lái xe hướng về nhà nhưng anh có cảm tưởng anh đang đi về một nơi vô định!./. Tướng Chamberlain đã ghi lại trong hồi ký cuả mình: "Từng đoàn, từng đoàn, họ tiến bước theo nhịp quân hành, ép chặt vào nhau giống như một giòng người đội vương miện màu đỏ ối, giương cao quân kỳ và hiệu kỳ. Đây là những người mà gian lao, đau khổ, nhọc nhằn, kể cả tử thần không bẻ cong được quyết tâm của họ. Họ đứng thẳng hàng trước mặt đoàn quân chúng tôi, một đoàn quân tơi tả, xương xẩu, nhưng hiên ngang, mắt sáng ngời chiến thắng, họ là những hình ảnh sống phản ảnh mối liên hệ thắm thiết chỉ có thể có giữa những đồng đội trên chiến trường". Không hề dự định trước, cũng như không hề được chuẩn y trước, tướng Chamberlain bất thần hô lớn ra lệnh, "Bồng súng chào!" cho quân đội miền Bắc. Một tiếng kèn lệnh vang lên, và lập tức toàn thể đoàn quân miền Bắc bồng súng lên vai, tiếng báng súng rập khuôn vang lên. Và phiá hàng quân miền Bắc tiếp tục giữ đúng thế nghiêm. Không có thêm một tiếng kèn. Không có một tiếng trống. Không có một tiếng hô chiến thắng. Không có một tiếng nói. Không cả một tiếng thầm thì. Mà chỉ còn là một hàng quân im phăng phắc. Mọi nhịp thở như ngừng lại. |